OSCE: Không thể dùng biện pháp quân sự ở đông nam Ukraine
Chủ tịch Hội đồng liên Nghị viện các nước OSCE (OSCE PA) vừa cho biết, châu Âu sẽ hứng chịu một cuộc khủng hoảng lớn nếu không giải quyết hòa bình cuộc xung đột Ukraine.
Châu Âu có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng quy mô lớn nếu cuộc xung đột ở Ukraine không được giải quyết bằng con đường chính trị, Chủ tịch Hội đồng liên Nghị viện các nước OSCE – ông Ilkka Kanerva tuyên bố vào ngày 4-9.
Tại cuộc họp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ở thủ đô Moscow, ông Kanerva nhấn mạnh rằng, không tồn tại giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Các bên có liên quan cần vạch ra những phương pháp chính trị và đi đến một cuộc đối thoại chính trị toàn diện giữa các bên.
Ông Kanerva nói rằng ông đến đây không phải để kêu gọi điều gì đó hay để thể hiện một quan điểm cao ngạo. “Cần phải tìm một giải pháp chính trị. Chúng tôi cho rằng cần thiết phải ngăn chặn dòng chảy binh lính và vũ khí đang đổ về đông nam Ukraine từ cả 2 phía” – Chủ tịch Hội đồng liên Nghị viện các nước OSCE kêu gọi.
Nhà ngoại giao kỳ cựu của châu Âu cũng nhấn mạnh rằng, cần chú ý đến vấn đề khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine sau cuộc xung đột quân sự.
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cũng bày tỏ sự hoan nghênh kế hoạch giải quyết khủng hoảng Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất. Ông Rasmussen nhận xét rằng điều này có ý nghĩa trước hết với những gì đang xảy ra trực tiếp trên lãnh thổ Ukraine.
Video đang HOT
Lực lượng ly khai tuần tra tại một đài tưởng niệm chiến tranh ở Donetsk
Hãng Reuters đưa tin, trong cuộc trao đổi với người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko hôm 3-9, tổng thống Putin đã công bố “Kế hoạch hòa bình 7 điểm” để ổn định cuộc khủng hoảng Ukraine với mục tiêu đạt thỏa thuận ngừng bắn ở phía đông nước này và bắt đầu các cuộc đàm phán.
Các chuyên gia Nga đánh giá kế hoạch của ông Putin là khách quan và trung lập nhưng khó thực hiện. Theo họ, có quá nhiều người đang mong muốn để cuộc xung đột ở phía đông Ukraine vẫn tiếp tục diễn ra. Washington chỉ trích đề nghị của Nga và gọi chúng là không đủ để giải quyết tình hình.
Trong khi chờ đợi những diễn biến mới cho hòa bình ở đông nam Ukraine, Nga đã chuẩn bị hai ngàn tấn viện trợ nhân đạo cho Ukraine. Bộ Các tình trạng khẩn cấp nước này đã chuẩn bị gửi đến Ukraine gần 2000 tấn hàng lương thực và nhu yếu phẩm trong khuôn khổ viện trợ nhân đạo.
Thứ trưởng Bộ Các tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga Vladimir Artamonov đã thông báo điều này hôm 4-9 khi phát biểu tại Hội đồng Liên bang Nga, trong cuộc họp của Ủy ban cung cấp viện trợ nhân đạo cho dân cư phía đông nam Ukraine.
Theo ông Artamonov, lô hàng đã sẵn sàng để gửi đi. Hiện Nga đang làm việc với Hội Chữ thập đỏ quốc tế và Nga hy vọng rằng việc cung cấp viện trợ sẽ được thực hiện bằng đường sắt mà không gặp phải trở ngại bất kỳ từ phía Ukraine. Theo kế hoạch, việc bốc xếp hàng hóa sẽ diễn ra tại các ga Kamensky và Bukovo.
Theo An Ninh Thủ Đô
NATO triển khai máy bay AWACS giám sát Ukraine
Ngày 10-3, Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, họ sẽ bắt đầu triển khai các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) để thực hiện các chuyến bay trinh sát trên bầu trời Ba Lan và Romania nhằm giám sát tình hình tại Ukraine.
Mặc dù Ukraine không phải là thành viên của NATO, nhưng sự can thiệp của Nga vào khu tự trị Crimea của Ukraine đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các quốc gia láng giềng, gồm cả các nước đồng minh NATO mà trước đây từng thuộc Liên Xô cũ.
Một phát ngôn viên NATO cho biết, theo đề xuất của tư lệnh quân sự NATO, trung tướng không quân Mỹ Philip Breedlove, hôm 10-3, đại sứ các nước thành viên NATO đã bật đèn xanh cho việc sử dụng các chuyến bay trinh sát bằng máy bay AWACS.
Phát ngôn viên NATO cho rằng, các máy bay AWACS này sẽ xuất phát từ hai căn cứ ở Geilenkirchen (Đức) và Waddington (Anh) "nhằm tăng cường sự nhận biết tình hình của các quốc gia thành viên và tất cả các chuyến bay sẽ chỉ diễn ra trên phạm vi lãnh thổ của liên minh".
Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) của NATO
Ông cho biết thêm rằng các chuyến bay trinh sát này sẽ sớm được bắt đầu thực hiện và sẽ kéo dài cho đến khi "còn cần thiết".
Quyết định triển khai máy bay AWACS diễn ra khi mà nước cộng hòa tự trị Crimea đang chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga, dự kiến diễn ra vào Chủ nhật này.
Trong khi đó, cùng ngày 10-3, nghị viên Crimea đã chính thức mời các quan sát viên thuộc Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tới giám sát cuộc trưng cầu dân ý sắp tới tại vùng lãnh thổ này.
Hồi cuối tuần trước, NATO đã thông báo kế hoạch xem xét lại quan hệ với Moscow sau khi lực lượng Nga tăng cường kiểm soát Crimea, nơi đặt đại bản doanh của Hạm đội Biển Đen Nga, sau nhiều tuần biến động ở thủ đô Kiev, đỉnh điểm là vụ lật đổ Tổng thống Yanukovych hôm 22-2.
Theo ANTD
NATO điều vạn quân, Ukraine liên tục thỏa hiệp EU đã ra tối hậu thư yêu cầu Nga dừng can thiệp vào Ukraine ít nhất 1 tuần, trong khi đó Ukraine tiếp tục xuống nước với các yêu cầu của Nga. EU ra tối hậu thư, NATO điều quân một vạn Tại cuộc họp của 28 nhà lãnh đạo trong Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ), Chủ tịchEU Herman Van...