Oracle phải bồi thường cho HP hơn 3 tỉ USD
Vụ kiện liên quan tới việc duy trì, phát triển một phần mềm cơ sở dữ liệu.
Tập đoàn Hewlett Packard (HP) vừa giành chiến thắng vẻ vang trong một vụ kiện với Oracle, với số tiền bồi thường lên đến hơn 3 tỉ USD.
Vụ kiện liên quan tới việc duy trì, phát triển một phần mềm cơ sở dữ liệu.
Video đang HOT
Theo Business Insider, sau khi mua lại Sun Microsystems và bắt đầu xây dựng hệ thống máy chủ riêng cho mình, Oracle tuyên bố sẽ không phát triển phần mềm cơ sở dữ liệu cho chip Itanium (của Intel) nữa. Từ đó, HP kiện Oracle vì vi phạm điều khoản đã thỏa thuận giữa hai bên. Kết quả, thẩm phán đã tuyên bố phần thắng nghiêng về HP.
Tuy nhiên, luật sư của Oracle, Dorian Daley khẳng định Oracle không có lỗi và họ sẽ kháng án. Theo luật sư này, 5 năm trước, Oracle đã ra tuyên bố nhằm cảnh báo tương lai của chip Intel Itanium. Các bằng chứng đều cho thấy chip Itanium đã gần hết thời. Mặc dù HP biết rõ điều đó nhưng họ lại không cho khách hàng biết.
Theo Danviet.vn
Google chiến thắng trong vụ kiện 9 tỷ USD với Oracle
Oracle cho rằng Google vi phạm bản quyền trong việc sử dụng các API Java cho hệ điều hành Android và đòi số tiền bồi thường lên đến 9 tỷ USD, nhưng Tòa án Mỹ không chấp thuận.
Google đã giành thắng lợi trong cuộc chiến pháp lý với Oracle.
Năm 2011, Oracle đệ đơn kiện Google khi công ty này sử dụng trái phép API (giao diện lập trình ứng dụng) cho phép các chương trình có thể giao tiếp với nhau qua nền tảng Java. Cụ thể, Oracle cáo buộc Google đã lấy 11.500 đoạn mã của hãng cho 37 API trên Android. Nhưng khi đó, tòa án liên bang đã bác đơn Oracle vì lý do: các API không được bảo vệ theo luật bản quyền của Mỹ.
Đến năm 2014, Oracle tiếp tục gửi đơn phúc thẩm và giành chiến thắng. Phán quyết cho rằng Google đã vi phạm bản quyền đối với các API Java, khiến gã khổng lồ tìm kiếm đối mặt với khoản bồi thường lên đến 9 tỷ USD. Nhưng quan trọng hơn, quyết định của tòa khiến ngành công nghiệp di động lo ngại, bởi sẽ có hàng triệu thiết bị chạy Android và phần mềm chạy trên nền tảng này bị ảnh hưởng. Google đã kháng cáo.
Đến 27/5/2016, thẩm phán tòa án Northern District (California, Mỹ) tiếp tục đưa ra phán quyết. Theo đó, tòa cho rằng việc Google đưa vào các dòng mã lệnh có bản quyền của Oracle cho nền tảng Android là "sử dụng hợp lý" (fair use). "Google có đủ bằng chứng để thuyết phục tòa, rằng mục đích sử dụng các API là hợp lý. Theo luật bản quyền Mỹ, một số thành phần vẫn có thể được sử dụng lại 'giới hạn' và 'có mục đích' cho một công việc cụ thể mà không cần xin phép chủ sở hữu tác quyền", thẩm phán tòa án tuyên bố.
Ngay sau chiến thắng lịch sử, Google đã hoan nghênh phán quyết của tòa, đồng thời cho rằng mọi người sẽ hưởng lợi từ nó. "Chiến thắng hôm nay dành cho tất cả chúng ta, những ai đang sử dụng hệ sinh thái Android cũng như cộng đồng lập trình Java. Nó sẽ là bước giúp các nhà phát triển có thể xây dựng nên những sản phẩm sáng tạo hơn nữa để phục vụ cho mọi người trong tương lai", đại diện Google cho biết.
Oracle cho biết sẽ kháng cáo. "Chúng tôi tin rằng Google đã vi phạm bản quyền sáng chế. Công ty sẽ làm mọi cách để chấm dứt những hành vi bất hợp pháp của Google", Dorian Daley, đại diện Oracle, nhấn mạnh.
Bảo Lâm
Theo IBTimes
Google chi 1 tỉ USD để 'mua lòng' Apple Khi tìm kiếm bất kỳ thông tin nào trên trình duyệt web Safari của iPhone/iPad, kết quả trả về đều là do công cụ tìm kiếm Google tìm thấy. Tuy nhiên, muốn có được điều này Google đã phải chi rất nhiều tiền cho Apple. Khi sử dụng iPhone thì việc tìm kiếm dữ liệu trên web sẽ do Google đảm nhiệm -...