Oppo, Vivo đang giết chết Apple ở Trung Quốc
Sử dụng chiến lược khôn ngoan, đánh vào điểm yếu đối thủ và biết chia sẻ lợi nhuận, 2 tên tuổi này đang khiến Apple ngày càng teo tóp thị phần ở Trung Quốc.
Chỉ vài năm trước, Oppo và Vivo chưa lọt nổi top 5 các hãng smartphone ở Trung Quốc. Thế nhưng, cả hai đã có bước phát triển “âm thầm” nhưng cực kỳ mạnh mẽ. Sự nổi lên của hai tên tuổi này và nhiều lý do khách quan khiến thị phần của Apple tại đất nước tỷ dân chỉ còn 7%.
Hai thương hiệu mới nổi đang chiếm ưu thế trước Apple tại Trung Quốc. Ảnh: Nikkei.
Cách mạng đến từ nông thôn
Theo Bloomberg, sự phát triển nhanh chóng này phần lớn đến từ các cửa hàng nhỏ lẻ ở vùng nông thôn. Cheng Xiaoning, một cửa hàng điện tử tại thị trấn Miaoxia, tỉnh Giang Tây là một ví dụ. Với mỗi món hàng của Oppo hay Vivo bán được, tiền hoa hồng họ nhận được là từ 40 đến 200 NDT. Bán được model càng cao cấp, chiết khấu từ hãng cho cửa hàng càng cao.
Khoản chia hào phóng này khiến việc kinh doanh của Cheng trở nên thuận lợi. Bà không ngần ngại giới thiệu với các khách hàng tiềm năng mẫu di động cao cấp như Oppo R9 Plus thay vì iPhone 6, 6S. Không những thế, Cheng và nhiều chủ cửa hàng khác có chung sự “trung thành” với Oppo và Vivo, đã tạo thành mạng lưới để quảng bá sản phẩm của 2 hãng này.
Với lối đánh âm thầm nhưng rất đúng điểm yếu, thương hiệu Oppo và Vivo dần len lỏi vào các thị trường vùng nông thôn. Tại đây, Apple vẫn là cái tên nổi tiếng, nhưng chính giá thành “sang chảnh” của các sản phẩm này khiến người dùng lắc đầu. Họ chỉ cần chiếc smartphone đơn giản, không thiếu sót các tính năng cần thiết và giá phải chăng.
Theo thống kê quý III từ IDC, cứ 3 smartphone bán ra tại thị trường đông dân Trung Quốc thì có một chiếc dán mác Oppo hoặc Vivo. Trái với cảnh ăn nên làm ra của hai tên tuổi mới, Apple ngày càng “hụt hơi”. Hãng chỉ chiếm 7% thị phần, con số thấp nhất từng ghi nhận trong 3 năm qua ở Trung Quốc.
Nhà phân tích từ IDC là Jin Di nhận xét: “Oppo và Vivo sẵn lòng chia sẻ lợi nhuận với các nhà bán lẻ địa phương. Phần thưởng cho điều đó là sự tích cực và lòng trung thành tuyệt đối từ họ”. Số liệu mà Jin Di đưa ra cũng cho thấy, cả 2 hãng đều có mức đầu tư rất lớn vào các chiến dịch quảng bá tại nông thôn.
Apple đang giãy chết ở Trung Quốc
Video đang HOT
Nhiều năm qua, Trung Quốc là “mỏ vàng” cho Apple và Samsung. Trong báo cáo tài chính năm 2015 của Apple, hãng thu được gần 59 tỷ USD từ thị trường này và gấp đôi con số 2 năm trước đó.
Có thời điểm, 30% lợi nhuận Apple thu được là từ Trung Quốc. Hãng cùng với Xiaomi đã “phủ sóng” khắp thị trường này với các sản phẩm cao cấp của họ.
Khi mọi thứ bắt đầu bão hoà và đi xuống, Tim Cook vẫn thông báo tiếp tục đầu tư vào quốc gia này trong “nhiều thập kỷ nữa”. Sự suy thoái của Trung Quốc cùng với việc iBooks và iTunes bị cấm tại đây đã khiến doanh thu Apple sụt giảm nhanh chóng.
Hãng nghiên cứu Counterpoint Research đã chỉ ra rằng, Apple cần mang đến người dùng một sản phẩm mới, đột phá và đến khi sản phẩm đó được tung ra, Oppo và Vivo sẽ có thời gian để khẳng định vị thế của mình.
Theo IDC, báo cáo quý III/2016 cho thấy tổng smartphone bán ra của Oppo và Vivo là 40 triệu máy, chiếm 34% thị phần nơi đây. Con số đó trở nên quá đỗi kinh ngạc khi năm 2012, cả hai chỉ có tổng cộng 2,5% thị phần toàn Trung Quốc.
Trong khi đó, Apple chỉ bán được 8,2 triệu máy, bằng một nửa con số của Vivo.
Thị phần của Apple giảm mạnh từ cuối 2015, trong khi Oppo và Vivo không ngừng tăng trưởng. Đồ thị: Bloomberg.
Sản phẩm đột phá từ Apple chưa xuất hiện, người tiêu dùng đã bị thu hút bởi sản phẩm giá tốt từ Oppo, Vivo. Người dùng nơi đây chỉ cần bỏ ra 433 USD (tương đương khoảng 9,8 triệu đồng) là có thể sở hữu các tính năng cao cấp có trên iPhone 7 vốn giá gần 800 USD.
“Tôi chọn mua smartphone Vivo vì thiết kế và khả năng chụp ảnh. Ngoài ra, nó không đắt và cũng không chậm máy sau thời gian dài sử dụng như các smartphone Android hiện nay”, một người dùng 26 tuổi sống tại Phúc Kiến, Trung Quốc chia sẻ.
Ông Allen Wu, Phó chủ tịch mảng bán hàng của Oppo, cho rằng công ty cần phải khiêm tốn và thực hiện các bước đi đúng đắn tiếp theo. Bên cạnh đó, Phó chủ tịch Ni Xudong của Vivo cũng cho rằng đối tượng hãng cần hướng đến là người dùng trẻ tuổi, bằng các smartphone với tính năng chụp ảnh và chơi nhạc tốt.
Tính đến tháng 6, có khoảng 40.000 cửa hàng nhỏ lẻ chuyên bán điện thoại Oppo, 20.000 cửa hàng bán điện thoại Vivo. Dù Apple mở thêm nhiều store hoành tráng tại các thành phố lớn, sự đắt đỏ và nhàm chán của iPhone 7 đang khiến không ít người thà “độ vỏ” để iPhone đời cũ trông như mới, hoặc tìm đến những sản phẩm hợp túi tiền hơn.
Hoàng Vinh
Theo Zing
Samsung trước nanh vuốt ngọa hổ tàng long
Cuộc khủng hoảng của Samsung với Note 7 khiến họ trở nên khó khăn hơn trước mối đe dọa của những cái tên mới nổi ở phương Đông.
Samsung chiếm khoảng 17% GDP Hàn Quốc. Hãng còn là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, vì thế, cuộc khủng hoảng với chiếc Note 7 lần này không phải là chuyện tầm thường.
Dù cho Note 7 chỉ là một trong rất nhiều sản phẩm mà Samsung sản xuất, đây lại là dòng smartphone chủ lực, mang theo những gì tinh túy và sáng tạo nhất của công ty, theo Tech in Asia.
Khi Note 7 bị gỡ khỏi kệ hàng và không có sản phẩm nào đủ sức thay thế, Apple với bộ đôi iPhone 7 mặc sức tung hoành. Không những vậy, các thương hiệu Trung Quốc đang trên đà phát triển với nhiều mẫu smartphone giá rẻ, chính là những đối thủ tiềm năng của Samsung.
Không quá khi nói rằng, Samsung đang vất vả hơn bao giờ hết trước giữa thị trường ngọa hổ tàng long.
Mãnh hổ Huawei
Huawei đã đánh bại Samsung tại thị trường Trung Quốc. Tham vọng của nhà sản xuất di động thứ ba thế giới là chiếm vị trí số một của Samsung.
Huawei là hãng sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới. Ảnh: Techinasia.
Công ty Thâm Quyến đã có một năm rực rỡ khi đạt được doanh số bán hàng kỷ lục. Dù chưa vượt qua được Samsung hay Apple trong năm nay, nhưng Huawei P9 và sản phẩm kế nhiệm Huawei Mate 8 sắp tới đây (có thể là Mate 9), là những sự lựa chọn rất tốt thay cho Note 7.
Oppo - rồng ẩn mình
Đây là tên tuổi không quá nổi tiếng nhưng đã có bước phát triển vượt bậc trong giời gian gần đây. Oppo hiện đang là nhà sản xuất smartphone đứng thứ 4 toàn cầu.
Giống với Huawei, Oppo tăng trưởng mạnh mẽ tại nhiều thị trường khác ngoài Trung Quốc như Ấn Độ, Đông Nam Á, Mỹ La-tinh. Các nhãn hiệu trong cùng tập đoàn BBK Electronics với Oppo như Vivo, OnePlus cũng đạt tốc độ tăng trưởng tốt.
Oppo, Vivo, OnePlus đều là công ty con của tập đoàn BBK Electronics. Ảnh: Techinasia.
Những dòng smartphone màn hình lớn như Oppo R9 Plus hay OnePlus 3 đang lăm le chiếm vị trí mà Note 7 để lại.
Các công ty Trung Quốc với sự nhạy bén vốn có, hoàn toàn có thể góp phần làm phai mờ hình ảnh Samsung trong tâm trí người dùng. Lần sẩy chân này của công ty Hàn Quốc khiến các hãng smartphone giá rẻ khác như Xiaomi, dù đang có một năm không thành công, cũng thu hút được thêm lượng khách hàng mới.
Đại Việt
Theo Zing
iPhone 7 bị 'tẩy chay' tại Trung Quốc Một số công ty Trung Quốc yêu cầu nhân viên không sử dụng điện thoại của Apple, nếu vi phạm sẽ bị buộc thôi việc. Công ty Y dược Nanyang Yongkang (Trung Quốc) đã ban hành quy định cấm nhân viên sử dụng iPhone 7. "Nếu vi phạm quy định này, hãy đến phòng nhân sự và nộp đơn xin thôi việc", thông...