Oppo hoãn ra điện thoại ở Ấn Độ vì sợ bị tẩy chay
Việc Oppo hủy lễ ra mắt Find X2 trực tuyến ngày 17/6 được cho là để tránh làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc.
Oppo lên kế hoạch giới thiệu Find X2 và phát trực tiếp qua kênh YouTube vào 17/6 ở Ấn Độ, nhưng sự kiện đã không diễn ra. Thay vào đó, hãng Trung Quốc phát một video ngắn, chia sẻ những nỗ lực của Oppo trong việc hỗ trợ chính quyền Ấn Độ ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Oppo từ chối nói lý do buổi ra mắt bị hủy. Tuy nhiên, một nguồn tin tiết lộ với Reuters rằng, quyết định được đưa ra nhằm “tránh bất kỳ sự xáo động nào có thể xảy ra trên các phương tiện truyền thông xã hội”, cũng như “không gây thêm căng thẳng”.
Video đang HOT
Một cửa hàng Oppo tại Ấn Độ.
Ấn Độ và Trung Quốc đang trong tình hình căng thẳng sau khi binh lính hai bên đụng độ tối 15/6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, nơi cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Cuộc xung đột đang tạo nên làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc khắp Ấn Độ. Trên Twitter còn xuất hiện video quay cảnh một số người ném TV Trung Quốc từ tòa nhà cao tầng ở Gujarat và giẫm đạp nó. Tuy nhiên, video sau đó bị gỡ.
Trong khi đó, ngày 17/6, Liên minh các thương nhân Ấn Độ, nhóm đại diện cho khoảng 70 triệu nhà bán lẻ, cho biết các thành viên của họ sẽ “nói không” với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, dù biết sẽ chịu thiệt hại.
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại Ấn Độ, trong đó có lĩnh vực thiết bị di động. 80% smartphone được bán tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới là sản phẩm Trung Quốc, chủ yếu của Xiaomi và Oppo. Hiện Oppo cũng có nhà máy lắp ráp smartphone ở Ấn Độ.
Ấn Độ vượt Mỹ thành thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới
Với quy mô dân số lớn, việc Mỹ tụt lại sau Ấn Độ trong cuộc đua quy mô thị trường smartphone không phải điều quá ngạc nhiên.
Nhiều năm trước, Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành thị trường smartphone lớn nhất trên thế giới, song đến nay, Mỹ thậm chí còn không giữ được vị trí số hai. Counterpoint Research theo đó cho biết Ấn Độ đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới với 158 triệu đơn vị điện thoại tiêu thụ trong năm 2019.
Các thương hiệu Trung Quốc là động lực thúc đẩy tăng trưởng ở Ấn Độ. (Ảnh: Getty)
Tăng trưởng này đến từ số lượng lớn các thiết bị smartphone có giá thành phải chăng đến từ Trung Quốc. Theo đó, 72% số lượng điện thoại được bán ở Ấn Độ trong năm 2019 đến từ những cái tên như Xiaomi, Vivo, Realme và OPPO.
Điều này không đồng nghĩa với việc các thương hiệu không đến từ Trung Quốc không thành công, song kết quả có nhiều chiều hướng khác nhau. Apple tăng trưởng khá nhanh vào thời điểm cuối năm 2019 nhờ giá thành tốt của iPhone 11. Samsung trong khi đó gần như đi ngang cùng thời điểm và nhìn tổng thể cả năm 2019 lại chứng kiến mức giảm 5%, theo Engadget.
Thực tế, với dân số lớn và tiềm năng đến từ thị trường đang phát triển nơi nhiều người ưu tiên những thương hiệu giá rẻ, việc quy mô thị trường Ấn Độ vượt Mỹ không phải một thực tế quá ngạc nhiên. Song xu hướng này chắc chắn sẽ khiến nhiều thương hiệu phải ưu tiên thị trường Ấn Độ hơn trong thời gian tới.
Theo Sao Star
Ngành điện thoại Ấn Độ đặt mục tiêu 100 tỷ USD Ngành sản xuất di động là đơn vị đầu tiên tại Ấn Độ đưa ra kế hoạch tăng trưởng chi tiết sau dịch COVID-19 từ nay đến năm 2025. Ảnh minh họa: THX/ TTXVN Hiệp hội các nhà sản xuất điện thoại và đồ điện tử Ấn Độ (ICEA) vừa công bố chiến lược sản xuất và phát triển sau đại dịch COVID-19...