OPPO đăng ký nhãn hiệu “OCAR”
Mới đây, OPPO đã cho thấy những bước đầu tiên trong việc sản xuất ô tô thông minh bằng việc đăng ký nhãn hiệu “ OCAR”.
Theo các báo cáo gần đây, Công ty TNHH Truyền thông Di động Quảng Đông Oppo đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “OCAR”, phân loại nhãn hiệu là “công cụ khoa học”. Tình trạng nhãn hiệu hiện tại đang chờ kiểm tra. Tập đoàn Oppo rõ ràng đang chuẩn bị cho các vấn đề để sản xuất ô tô.
Theo báo cáo, “Oppo thực sự đang điều tra, tìm hiểu và thực hiện một số nghiên cứu trước, nhưng nó vẫn chưa chính thức thiết lập dự án vào thời điểm hiện tại”. Các quan chức của Oppo cũng trả lời rằng công ty luôn có cách bố trí kết nối giữa máy móc và xe cộ, bao gồm cả việc mở rộng hệ sinh thái sạc nhanh sang lĩnh vực ô tô.
Hiện tại, vẫn chưa có nhiều thông tin về mẫu xe điện sắp ra mắt của Oppo. Tuy nhiên, với việc đăng ký nhãn hiệu này, cho thấy họ đang rất nghiêm túc khi bước vào lĩnh vực kinh doanh xe điện.
"Cú rơi" của Huawei: Người dùng được và mất gì?
Năm 2020, Huawei từng có thời điểm trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Hiện nay, họ không lọt nổi top 5.
Video đang HOT
Tháng 5/2019, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đưa Huawei vào "danh sách đen" trở thành mối nguy về an ninh quốc gia, yêu cầu các công ty của Mỹ không được làm ăn với Huawei nếu không có "giấy phép đặc biệt".
Cho đến trước khi động thái này phát huy hoàn toàn hiệu lực, Huawei từng có giai đoạn trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới vào năm 2020. Đến nay, chỉ sau hơn một năm, hãng không còn trong top 5 nhà sản xuất lớn nhất.
Trong vòng 2 năm ngắn ngủi, ngành công nghiệp smartphone đã chấp nhận một sự thật là Huawei không còn là một tay chơi toàn cầu. Thị trường đã thay đổi ra sao? Tốt hay tệ hơn? Điều gì sẽ xảy ra với Huawei?
Người dùng mất gì?
Trước khi bị Mỹ tẩy chay, 2 dòng smartphone chủ lực của Huawei là P series và Mate series nằm trong nhóm những smartphone tốt nhất. Không chỉ có cấu hình cao nhất, thiết kế sáng tạo, smartphone của hãng này còn mang đến trải nghiệm chụp ảnh đỉnh cao. Khi đó, điện thoại cao cấp Huawei nằm trong danh sách những smartphone đáng mua nhất thị trường. Đến nay, gần như không ai lựa chọn điện thoại Huawei bên ngoài biên giới Trung Quốc.
Sự xoay vần này mang lại hiệu ứng cho thị trường. Không có Huawei thúc đẩy các công ty khác - đặc biệt là Samsung - sáng tạo, có vẻ như các nhà sản xuất lớn đang chững lại. Tất nhiên, Samsung sẽ còn cạnh tranh với Apple và các nhà sản xuất Trung Quốc nên không thể "nghỉ ngơi trên đỉnh vinh quang". Tuy nhiên, trong vòng 5 năm qua Huawei là đối thủ lớn nhất trong thế giới Android. Giờ đây, sự cạnh tranh đó không còn.
Huawei cũng là đối thủ đáng chú ý nhất của Samsung ở lĩnh vực điện thoại gập với những thiết bị như Mate X2. Mặc dù có hàng loạt công ty khác đang tham gia vào phân khúc này, Samsung vẫn được xem là người đi tiên phong và chiếm lợi thế lớn cho sản phẩm được xem là dẫn dắt tương lai ngành di động.
Cũng cần nhớ Huawei không chỉ cạnh tranh với các hãng sản xuất smartphone, họ còn đối đầu với nhà sản xuất chip là Qualcomm. Mặc dù chưa bao giờ so sánh được với Qualcomm về mặt hiệu năng, các con chip Kirin của Huawei lại đặc biệt ở khả năng xử lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo.
Một người chơi rời game là cơ hội cho người chơi mới. Trong trường hợp này, là rất nhiều người chơi.
Chúng ta được gì?
Khi doanh số của Huawei suy giảm, các nhà sản xuất khác lại liên tiếp nhận tin vui. Người hưởng lợi lớn nhất, không nghi ngờ gì, là Xiaomi. Hãng này hiện giữ vị trí số 3 về thị phần di động, sau Samsung và Apple. Mặc dù rất khó để đe doạ vị trí dẫn đầu của Samsung, Xiaomi hoàn toàn có khả năng vượt Apple để chiếm vị trí thứ 2.
Một vài nhà sản xuất như Oppo, Vivo, Realme cũng "lên hương". Realme hiện là là sản xuất lớn thứ 6 thế giới, mặc dù với ra đời được 3 năm. Cuộc đua của các hãng sản xuất nhằm chiếm thêm miếng bánh thị phần mà Huawei để lại mang đến cho người dùng những chiếc di động giá rẻ nhưng cấu hình đặc biệt tốt.
Huawei sẽ ra sao?
Chưa rõ dòng chảy thị trường sẽ ra sao nhưng ở giai đoạn trước mắt, rõ ràng người dùng đang "mất nhiều hơn được". Có cảm giác thị trường "cần một Huawei" để thúc đẩy mọi thứ.
Lúc này, Samsung và Apple không cần lo lắng về một hãng thứ 3 có thể "ngồi chung mâm" với họ ở phân khúc cao cấp. Các smartphone của Huawei sẽ khó có cơ hội xuất hiện ở các thị trường quốc tế, trừ khi chính quyền Mỹ thay đổi chính sách. Tuy nhiên, trong vài năm tới, có thể chính ta sẽ thấy Huawei đẩy các tài năng sẵn có của họ sang một vài lĩnh vực khác. Máy tính, thiết bị đeo, thiết bị âm thanh là các lựa chọn. Họ cũng có thể gây chú ý ở mảng VR, giao thông, thậm chí là sức khoẻ.
Huawei là thương hiệu được yêu thích ở Trung Quốc và sẽ tiếp tục có hàng tỷ khách hàng. Việc hãng phát hành hệ điều hành Harmony OS cách đây ít ngày cho thấy hãng vẫn quyết tâm với mảng di động - dù có hay không có sự đồng hành của các hãng công nghệ Mỹ.
Apple chiếm thị phần của Huawei tại Trung Quốc Huawei "ngã ngựa" để lại khoảng trống lớn tại thị trường Trung Quốc, nhưng các thương hiệu nội địa không đủ sức thâu tóm, để thị phần rơi vào tay Apple. Việc Huawei rút khỏi mảng smartphone đã mang đến cho các hãng di động Trung Quốc cơ hội có một không hai. Ngoài tiềm năng mở rộng thị trường, đây còn là...