OpenAI lo ngại người dùng nảy sinh tình cảm với ChatGPT
Mới đây, OpenAI bày tỏ lo ngại rằng tính năng giọng nói chân thực của trí tuệ nhân tạo (AI) của hãng này có thể khiến con người hình thành mối quan hệ gần gũi với AI, gây ảnh hưởng đến tương tác xã hội giữa con người với nhau.
Biểu tượng của OpenAI và ChatGPT. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Công ty có trụ sở tại San Francisco đã dẫn chứng các nghiên cứu cho thấy việc trò chuyện với AI như thể đang nói chuyện với một con người có thể dẫn đến sự tin tưởng không đúng chỗ. Họ cũng cho rằng chất lượng giọng nói cao của GPT-4o có thể làm gia tăng tác động này.
“Nhân hóa là quá trình gán những hành vi và đặc điểm của con người cho các thực thể phi nhân, chẳng hạn như các mô hình AI,” OpenAI cho biết trong một báo cáo về độ an toàn của phiên bản ChatGPT-4o. “Rủi ro này có thể gia tăng bởi khả năng âm thanh của GPT-4o, giúp các tương tác với mô hình trở nên giống con người hơn.”
OpenAI nhận thấy những người thử nghiệm trò chuyện với AI theo cách thể hiện mối quan hệ gần gũi, chẳng hạn như than thở rằng đó là ngày cuối cùng họ có thể nói chuyện với AI. Họ cho rằng những trường hợp này có vẻ vô hại nhưng cần được nghiên cứu kỹ hơn để xem chúng có thể phát triển như thế nào trong thời gian dài.
Video đang HOT
Theo dự đoán của Open AI, việc giao tiếp xã hội với AI cũng có thể khiến người dùng trở nên kém khéo léo hoặc ít muốn tương tác với con người hơn.
“Việc tương tác kéo dài với mô hình này có thể ảnh hưởng đến các chuẩn mực xã hội,” báo cáo cho biết. “Chẳng hạn, các mô hình của chúng tôi thường rất lịch sự, cho phép người dùng ngắt lời và ‘chiếm mic’ bất cứ lúc nào, điều này là bình thường đối với AI, nhưng sẽ không đúng chuẩn mực trong tương tác giữa con người”. Ngoài ra, khả năng AI ghi nhớ chi tiết trong quá trình trò chuyện và thực hiện các nhiệm vụ cũng có thể khiến con người trở nên phụ thuộc quá mức vào công nghệ.
Alon Yamin, đồng sáng lập kiêm CEO của nền tảng phát hiện đạo văn bằng AI, Copyleaks, cho biết: “Những lo ngại gần đây mà OpenAI chia sẻ về khả năng phụ thuộc vào chế độ giọng nói của ChatGPT cho thấy một câu hỏi mà nhiều người đã bắt đầu đặt ra: Đã đến lúc phải dừng lại và xem xét công nghệ này ảnh hưởng thế nào đến tương tác và mối quan hệ giữa con người?” Ông nhấn mạnh rằng AI không bao giờ nên thay thế tương tác thực tế giữa con người.
OpenAI cho biết họ sẽ tiếp tục thử nghiệm để hiểu rõ hơn về cách mà khả năng giọng nói trong AI có thể khiến con người trở nên gắn bó về mặt cảm xúc.
Các nhóm thử nghiệm tính năng giọng nói của ChatGPT-4o cũng đã phát hiện rằng mô hình này có thể bị kích hoạt để lặp lại thông tin sai lệch và tạo ra các thuyết âm mưu, gây lo ngại rằng AI có thể thuyết phục người dùng tin vào những điều sai sự thật.
Vào tháng 6, OpenAI đã buộc phải xin lỗi nữ diễn viên Scarlett Johansson sau khi công ty sử dụng một giọng nói rất giống với giọng của cô trong phiên bản chatbot mới nhất. Mặc dù OpenAI phủ nhận rằng giọng nói họ sử dụng là của Johansson, tình hình trở nên phức tạp khi CEO Sam Altman đã đăng một thông điệp duy nhất trên mạng xã hội để giới thiệu mô hình mới này – “Her” (Cô ấy).
Johansson đã lồng tiếng cho một nhân vật AI trong bộ phim “Her”, bộ phim mà Altman đã từng chia sẻ là tác phẩm yêu thích nhất của ông về trí tuệ nhân tạo.
Bộ phim năm 2013 có sự tham gia của Joaquin Phoenix. Tài tử nổi tiếng này thủ vai một người đàn ông nảy sinh tình yêu với một trợ lý giọng nói AI sau khi l.y h.ôn.
Tỷ phú Elon Musk hủy đơn kiện 'cha đẻ' của ChatGPT
Ngày 11/6, Giám đốc điều hành (CEO) của hãng xe điện Tesla, tỷ phú Elon Musk đã rút đơn kiện tập đoàn công nghệ OpenAI và hai nhà đồng sáng lập Sam Altman và Greg Brockman vì vi phạm thỏa thuận hợp đồng thành lập và phát triển công ty.
Tỷ phú Elon Musk tại một sự kiện ở Paris, Pháp ngày 16/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Luật sư đại diện cho ông Musk đã đề nghị tòa án hủy bỏ vụ kiện mà không đưa ra lý do. Hiện cả ông Musk và phía OpenAI đều chưa đưa ra bình luận gì trước thông tin trên.
Theo đơn kiện gửi lên tòa án ở thành phố San Francisco, bang California (Mỹ) vào cuối tháng 2 năm nay, ông Musk cáo buộc OpenAI - công ty "cha đẻ" của chatbot ChatGPT - vi phạm các thỏa thuận hợp đồng được ký hồi năm 2015 khi ông giúp thành lập OpenAI. Đơn kiện nêu rõ hai nhà đồng sáng lập OpenAI là ông Altman và ông Brockman đã trao đổi với ông Musk về việc thành lập một công ty phi lợi nhuận chuyên về mã nguồn mở, nghiên cứu các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) đem lại lợi ích cho nhân loại. Sau khi được Microsoft hỗ trợ tài chính, OpenAI tập trung tìm kiếm lợi nhuận và điều này vi phạm thỏa thuận hợp đồng thành lập công ty. Ông Musk tham gia sáng lập OpenAI vào năm 2015, song rời khỏi hội đồng quản trị của công ty này từ năm 2018.
Đến đầu tháng 3, OpenAI đã phản bác đơn kiện của tỷ phú Musk. Trong hồ sơ gửi lên tòa án San Francisco, OpenAI khẳng định hãng này không có thỏa thuận thành lập công ty hay bất kỳ thỏa thuận nào khác với ông Musk. OpenAI cho rằng ông Musk cáo buộc OpenAI "vi phạm hợp đồng chưa từng tồn tại nhằm yêu cầu bồi thường một cách có tính toán để mang lại lợi ích cho một đối thủ cạnh tranh với OpenAI".
Kể từ khi ra mắt vào tháng 11/2022, ChatGPT đã trở thành "hiện tượng" ứng dụng phần mềm thu hút sự chú ý của người dùng trên thế giới. Hiệu ứng của ChatGPT đã tạo ra cuộc đua phát triển chatbot từ các đối thủ như tập đoàn công nghệ Alphabet và nhiều công ty khởi nghiệp khác chuyên về lĩnh vực AI. Công ty xAI do ông Musk sở hữu cũng đang phát triển chatbot có tên Grok, có thể truy cập nền tảng mạng xã hội X trong thời gian thực.
OpenAI bị kiện tại châu Âu Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Tổ chức bảo vệ dữ liệu châu Âu - Noyb, cùng với một công dân châu Âu bị ảnh hưởng, ngày 29/4 đã đệ đơn kiện OpenAI, nhà cung cấp dịch vụ hỏi đáp trực tuyến kết hợp trí tuệ nhân tạo ChatGPT, vì đã vi phạm Quy định bảo vệ dữ liệu chung của châu...