OPEC+ có thể tiếp tục chính sách sản lượng hiện tại do đàm phán khó khăn
Theo các nguồn tin từ Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC , cuộc họp của nhóm này vào ngày 30/11 về chính sách năm 2024 sẽ khó khăn, khiến thỏa thuận hiện nay có thể sẽ tiếp tục được thực hiện, thay vì quyết định cắt giảm sản lượng mạnh hơn.
Công nhân làm việc tại một cơ sở lọc dầu ở Kirkuk, Iraq. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cuộc họp sắp tới của OPEC bị hoãn lại từ ngày dự kiến ban đầu là ngày 26/11, do bất đồng về mức sản lượng của các nước sản xuất ở châu Phi, dù nhóm sau đó đã tiến gần hơn đến sự nhượng bộ trong vấn đề này.
Cuộc họp trước đó của OPEC vào tháng 6/2023 đã quyết định tiếp tục cắt giảm sản lượng đến năm 2024.
Saudi Arabia, Nga và các nước thành viên khác của OPEC đã cam kết cắt giảm sản lượng tổng cộng khoảng 5 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5% nhu cầu hàng ngày của toàn cầu, một trong số các biện pháp bắt đầu được thực hiện từ cuối năm 2022.
Lượng cắt giảm trên bao gồm 1 triệu thùng/ngày mà Saudi Arabia tự nguyện cắt giảm đến cuối tháng 12/2023 và mức cắt giảm xuất khẩu 300.000 thùng/ngày đến cuối năm nay của Nga.
Giá dầu thế giới giảm trước thềm cuộc họp của OPEC+
Giá dầu thế giới đã giảm trong phiên giao dịch ngày 2/12, trước thềm cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC ).
Một cơ sở lọc dầu của Iran trên đảo Khark, ngoài khơi Vùng Vịnh. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 1 giảm 1,24 USD (1,5%) xuống 79,98 USD/thùng. Tại thị trường London, giá dầu Brent biển Bắc giao tháng 2 giảm 1,31 USD (1,5%) xuống 85,57 USD/thùng.
Dự kiến, OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 4/12. Hồi tháng 10, OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ toàn cầu ở mức 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11 để hỗ trợ giá dầu mỏ. Giới chuyên gia cho rằng tổ chức này nhiều khả năng sẽ giữ nguyên sản lượng trong cuộc họp sắp tới.
Chuyên gia Barbara Lambrecht thuộc Commerzbank Research cho rằng do có nhiều bất ổn trên thị trường nên khó có khả năng thực hiện thêm bất kỳ biện pháp nào khác tại cuộc họp của OPEC .
Một yếu tố khác được cho là cũng có thể ảnh hưởng tới giá dầu là việc Liên minh châu Âu (EU) nhất trí áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga, dự kiến có hiệu lực từ ngày 5/12 tới.
Theo thông báo ngày 2/12 của Đại sứ Ba Lan tại EU Andrzej Sados, nước này đã nhất trí với thỏa thuận của khối áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga vận chuyển bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng, qua đó cho phép EU hướng tới mục tiêu chính thức thông qua thỏa thuận vào cuối tuần này.
Trong tuyên bố chung cùng ngày, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Australia cũng cho biết đã đạt đồng thuận về việc áp giá trần 60 USD/thùng đối với dầu của Nga.
Nga sẽ khó thay đổi chính sách sản lượng tại cuộc họp sắp tới của OPEC+ Khi các nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới cân nhắc cắt giảm nguồn cung sâu hơn nữa, dường như Nga có rất ít động lực để thực hiện một sự thay đổi đáng kể bởi doanh thu từ năng lượng của nước này lớn, trong khi giá dầu tăng cao hơn dự báo và thâm hụt ngân sách đang thu hẹp....