OPEC+ có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong tháng 6/2024
Saudi Arabia và những quốc gia thành viên Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có thể sẽ giữ nguyên sản lượng dầu trong ba tháng nữa khi quan chức các nước này xem xét phân bổ hạn ngạch sản lượng vào ngày 1/6.
Một cơ sở khác thác dầu ở Riyadh, Saudi Arabia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Việc nguồn cung xăng dầu thắt chặt và lượng dầu dự trữ cạn được dự báo rộng rãi hồi đầu năm đến nay đã không xảy ra. Lượng dầu dự trữ, giá dầu kỳ hạn và chênh lệch giá theo lịch đều ở mức tương tự như một năm trước, khiến sản lượng khó có thể tăng đáng kể.
OPEC có thể quyết định việc hủy bỏ một số đợt cắt giảm sản lượng trong năm 2023 để ngăn chặn sự gia tăng sản lượng tiếp theo từ Mỹ, Canada, Brazil và Guyana và tránh để mất thêm thị phần.
Tuy nhiên, điều kiện thị trường hiện tại có nghĩa là bất kỳ sự gia tăng nào cũng có thể chỉ mang tính biểu tượng, trong trường hợp không có sự thay đổi toàn diện trong chiến lược tăng khối lượng và chấp nhận giá thấp hơn.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá dầu Brent kỳ hạn giao tháng 5/2024 đã đạt trung bình 84 USD/thùng, ngang bằng với mức trung bình kể từ đầu thế kỷ sau khi điều chỉnh theo lạm phát.
Giá dầu đã chỉ tăng 6 USD/thùng, tương đương 7%, so với một năm trước khi OPEC đang lên kế hoạch cắt giảm sản lượng để thúc đẩy giá dầu.
Căng thẳng gia tăng tại Trung Đông, khiến phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh tạm thời tăng lên, nhưng không có tác động thực sự nào đến nguồn cung dầu và phí bảo hiểm phần lớn đã giảm đi.
Những nỗ lực ngoại giao đã ngăn chặn xung đột giữa Iran và Israel, qua đó không ảnh hưởng đến sản xuất dầu hoặc xuất khẩu tàu chở dầu từ Vịnh Ba Tư.
Video đang HOT
Các chuyến tàu chở dầu đã được định tuyến lại từ Biển Đỏ và Vịnh Aden quanh Mũi Hảo Vọng để tránh các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa từ các máy bay chiến đấu của lực lượng Houthi.
Tại Mỹ, kho dự trữ dầu thương mại gần như ở mức tương đương với thời điểm này năm 2023 và gần với mức trung bình theo mùa 10 năm trước đó.
Dự trữ dầu thô thương mại lên tới 461 triệu thùng tính đến ngày 26/4 so với 460 triệu thùng một năm trước đó.
Ngoài ra, không có dấu hiệu nào cho thấy lượng hàng dự trữ giảm đáng kể và kéo dài mà cho thấy thị trường đang thiếu nguồn cung.
Các bộ trưởng và quan chức cấp cao của OPEC nhấn mạnh chính sách của nhóm này là phải chủ động và hướng tới tương lai. Điều này có thể đúng khi đề cập đến việc giảm sản xuất để ngăn chặn sự gia tăng lượng dầu dư thừa và ổn định giá cả.
Tuy nhiên, khi đề cập đến việc tăng sản lượng, OPEC thường đợi cho đến khi lượng dầu dự trữ giảm và giá đã tăng đáng kể.
Trong trường hợp đó, lượng dầu dự trữ và giá gần với mức trung bình dài hạn cho thấy các bộ trưởng có khả năng quyết định giữ sản lượng không thay đổi.
Trong thập niên qua, việc cắt giảm sản lượng của OPEC đã hỗ trợ giá tăng và hỗ trợ sản lượng tiếp tục tăng từ bên ngoài nhóm, đặc biệt là ở Tây bán cầu.
Một số thành viên trong OPEC đã bày tỏ lo ngại về việc mất thị phần và thúc đẩy tăng sản lượng.
Cho đến nay, Saudi Arabia đã dẫn đầu OPEC trong việc cắt giảm sản lượng để giảm lượng dầu dự trữ và tăng giá.
Có những câu hỏi về tính bền vững lâu dài của chiến lược này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy tổ chức này sẽ cân nhắc lại chiến lược của mình.
Trong trường hợp các bộ trưởng cho rằng việc mất thị phần đã đi quá xa, họ có thể viện dẫn nhu cầu dự báo mạnh hơn và dự đoán lượng dầu dự trữ trong tương lai sẽ giảm để biện minh cho việc thúc đẩy sản xuất.
Tuy nhiên, nếu OPEC quyết định công bố mức tăng sản lượng thì mức tăng này có thể sẽ nhỏ và mang tính biểu tượng.
Đầu tháng 4/2024, OPEC cho biết nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong năm 2024 và 1,85 triệu thùng/ngày trong năm 2025. Cả hai dự báo này đều không thay đổi so dự báo trước đó.
Vào mùa Hè, thời điểm mọi người đi lại nhiều hơn, kéo theo nhu cầu sử dụng nhiên liệu tăng cao, OPEC cho rằng nhu cầu xăng tăng 400.000 thùng/ngày và dầu diesel tăng 200.000 thùng/ngày.
OPEC+ quyết định không thay đổi sản lượng
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, tại cuộc họp trực tuyến ngày 1/2, Ủy ban Giám sát chung cấp Bộ trưởng (JMMC ) của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là OPEC , đã thống nhất giữ nguyên sản lượng dầu hiện nay.
Giếng dầu ở Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc ngày 1/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
JMMC đã thảo luận các nguyên tắc cơ bản của thị trường dầu mỏ toàn cầu và xem xét các số liệu sản lượng dầu thô trong các tháng 11 và 12/2023. JMMC cũng đã ghi nhận sự tuân thủ của các nước thành viên OPEC đối với chính sách về sản lượng của nhóm. Theo tuyên bố đưa ra sau cuộc họp, JMMC có thể triệu tập một cuộc họp đầy đủ của OPEC hoặc đưa ra khuyến nghị về chính sách.
Các nguồn tin từ OPEC cho biết liên minh này dự kiến vào tháng 3/2024 sẽ quyết định có nên duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày hay không. Vào tháng 11/2023, OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng tự nguyện tổng cộng khoảng 2,2 triệu thùng mỗi ngày trong quý I/2024, trong đó Saudi Arabia thực hiện mức cắt giảm tự nguyện lớn nhất với 1 triệu thùng/ngày.
Nếu các mức cắt giảm nói trên không được tiếp tục, OPEC sẽ bắt đầu "trả lại" thị trường 2,2 triệu thùng/ngày từ đầu tháng 4/2024. Tuy nhiên, Saudi Arabia đã tuyên bố việc cắt giảm tự nguyện có thể tiếp tục sau quý I/2024 nếu cần thiết.
Hồi đầu tuần này, Chính phủ Saudi Arabia đã chỉ đạo tập đoàn năng lượng Saudi Aramco của nước này tạm dừng kế hoạch mở rộng công suất sản xuất dầu và duy trì công suất tối đa ở mức 12 triệu thùng/ngày, thấp hơn 1 triệu thùng/ngày so với mục tiêu được công bố vào năm 2020.
Giá dầu thô Brent luôn duy trì ở mức trên 80 USD/thùng kể từ ngày 24/1 do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông. Sau cuộc họp ngày 1/2 của OPEC , giá dầu Brent giao theo kỳ hạn tăng 67 xu Mỹ lên 81,22 USD/thùng vào lúc 11h14 GMT. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 66 xu lên 76,51 USD/thùng.
JMMC thường họp 2 tháng một lần, với sự tham gia của các thành viên hàng đầu của OPEC , bao gồm Saudi Arabia, Nga và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Cuộc họp tiếp theo của JMMC dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 3/4.
OPEC+ có thể tiếp tục chính sách sản lượng hiện tại do đàm phán khó khăn Theo các nguồn tin từ Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC , cuộc họp của nhóm này vào ngày 30/11 về chính sách năm 2024 sẽ khó khăn, khiến thỏa thuận hiện nay có thể sẽ tiếp tục được thực hiện, thay vì quyết định cắt giảm sản lượng mạnh hơn. Công nhân...