OnwardMobilty mất quyền sử dụng thương hiệu BlackBerry, ‘dâu đen’ chính thức đi vào dĩ vãng
Sẽ không có bất cứ điện thoại BlackBerry 5G bàn phím vật lý nào xuất hiện.
Vào tháng 1/2022, OnwardMobility, công ty nhỏ có trụ sở tại Austin, Mỹ đã tuyên bố trên trang chủ của mình sẽ “hồi sinh” BlackBerry với một sản phẩm có phím vật lý cùng khả năng kết nối 5G. Tuy nhiên, trong suốt một tháng đó, công ty này không cập nhật bất cứ thông tin gì về sản phẩm trên trang chủ.
Theo Kevin Michaluk, người sáng lập diễn đàn CrackBerry, OnwardMobility sẽ dừng lại dự án sau khi giấy phép sử dụng thương hiệu BlackBerry bị hủy bỏ. Điều này dẫn tới kết cục sẽ không có bất kỳ sản phẩm thương hiệu BlackBerry nào ra mắt nữa.
Video đang HOT
Mặc dù không có bất cứ hình ảnh nào về dự án, tuy nhiên điện thoại BlackBerry của OnwardMobility sẽ kế thừa thiết kế từ dòng BlackBerry Priv (điện thoại Android nắp trượt). Đây cũng là mẫu máy Android đầu tiên của BlackBerry trước khi bắt đầu gia công và thiết kế cho TCL vào năm 2016.
Sau khi thỏa thuận của TCL và BlackBerry bị mất hiệu lực, BlackBerry lại một lần nữa mạo hiểm trong lĩnh vực di động với OnwardMobility và FIH Mobile Limited (công ty con của Foxconn) vào năm 2020.
OnwardMobility sẽ lập kế hoạch sản phẩm và phát triển điện thoại BlackBerry tại thị trường Bắc Mỹ. Trong khi đó, FIH Mobile sẽ đảm nhận vai trò phát triển và sản xuất điện thoại BlackBerry với tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
BlackBerry được hứa hẹn sẽ trở lại vào giữa năm 2021, tuy nhiên cho tới nay, chúng ta vẫn chưa có bất cứ thông tin gì về “hậu bối” của BlackBerry.
Theo các nguồn tin, John Chen, Giám đốc điều hành BlackBerry, đã thay đổi quyết định về việc đưa thương hiệu của mình lên một chiếc điện thoại thông minh khác. Vì thế, OnwardMobility không thể sử dụng tên thương hiệu BlackBerry, cùng với đó là sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng dẫn đến dự án BlackBerry không thể tiếp tục.
BlackBerry kiếm được 600 triệu USD từ bằng sáng chế
BlackBerry thông báo công ty đã bán các bằng sáng chế của mình với giá 600 triệu USD, mặc dù vậy họ nói rằng thỏa thuận này sẽ không ảnh hưởng đến các sản phẩm và dịch vụ hiện có của hãng.
Theo Gadgettendency, thỏa thuận liên quan đến việc bán các bằng sáng chế lỗi thời, chủ yếu liên quan thiết bị di động, nhắn tin và mạng không dây. Phía bên mua được thông báo là Catapult IP Innovations Inc, một công ty mới mà BlackBerry mô tả là "một phương tiện chuyên dụng được thành lập để mua các tài sản bằng sáng chế của BlackBerry".
BlackBerry cho biết thỏa thuận bán bằng sáng chế mới không ảnh hưởng đến việc cấp phép của mình
BlackBerry nói thêm rằng họ đã không bán các bằng sáng chế quan trọng đối với hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình. Công ty sẽ tiếp tục cấp phép các bằng sáng chế mà họ bán và điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng.
Cũng theo BlackBerry, thương vụ này phải tuân thủ tất cả các điều kiện quy định theo Đạo luật cải thiện chống độc quyền Hart-Scott-Rodino của Mỹ và Đạo luật đầu tư của Canada, với khoảng thời gian hoàn tất có thể mất tới 210 ngày.
Mặc dù vậy, báo cáo từ Android Authority cho biết các thành viên của diễn đàn CrackBerry phát hiện một số ứng dụng BlackBerry dành cho Android sẽ sớm ngừng hoạt động. Cụ thể, các ứng dụng Password Keeper, DTEK, BlackBerry Launcher, Privacy Shade và Keyboard sẽ ngừng hoạt động vào ngày 31.8.2022. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng điện thoại BlackBerry chạy Android sẽ gặp khó khăn trong quá trình sử dụng.
Được biết, một điện thoại 5G tích hợp bàn phím mang thương hiệu BlackBerry mới hiện vẫn đang được phát triển và dự kiến sẽ chính thức ra mắt trong năm nay.
Thương hiệu Viettel được định giá gần 9 tỷ USD, vượt cả Spotify, Qualcomm, Lenovo... lọt top 250 thương hiệu giá trị nhất thế giới Theo báo cáo của Brand Finance - công ty định giá thương hiệu hàng đầu, Viettel đã tăng giá trị 44% và tăng tới 99 bậc trong bảng xếp hạng 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới, đồng thời trở thành thương hiệu viễn thông giá trị nhất Đông Nam Á. Với mức tăng ấn tượng lên tới 44% về giá...