Ông Zelensky muốn lấy 300 tỷ USD tiề.n đóng băng của Nga mua vũ khí Mỹ
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cho biết đã đề nghị Tổng thống đắc cử Donald Trump được mua vũ khí Mỹ bằng tiề.n lấy ra từ khoản 300 tỷ USD đóng băng của Nga.
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).
Ngày 5/1, trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Lex Fridman, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cho biết Kiev sẵn sàng tổ chức các cuộc đối thoại với Mỹ và các quốc gia châu Âu về vấn đề giải quyết cuộc xung đột với Nga hiện nay vào cuối tháng 1.
Theo nội dung đoạn video được Văn phòng Tổng thống Zelensky công bố, nhà báo Fridman đã nói rằng, ông muốn chứng kiến thỏa thuận giải quyết xung đột sẽ đạt được và có thể là vào ngày 25/1.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 20/1. Khi còn tranh cử, ông Trump luôn tuyên bố sẽ nhanh chóng xúc tiến kết thúc cuộc chiến tranh Nga – Ukraine trong vòng 24h ngay sau khi lên nắm quyền.
Chia sẻ với nhà báo Fridman, ông Zelensky bày tỏ: “Đầu tiên, tôi nghĩ rằng, ngày 25/1 hoặc một ngày nào khác, đơn giản là bạn đề cập tới ngày 25/1, tôi không phản đối ngày đó. Tôi sẽ ngồi với ông Trump. Chúng tôi sẽ thảo luận với ông ấy các điều khoản có thể để kết thúc cuộc chiến. Chúng tôi sẽ đồng ý với ông ấy ngay lập tức”.
Ông Zelensky nói thêm: “Bởi vì chúng tôi là một phần của châu Âu nên một điều rất quan trọng là châu Âu cũng cần có tiếng nói. Sau đó, cuộc đối thoại với Nga có thể diễn ra”.
Cũng trong buổi phỏng vấn với nhà báo Mỹ Lex Fridman, ông Zelensky đã đề nghị với Tổng thống đắc cử Donald Trump được mua vũ khí Mỹ bằng tiề.n lấy ra từ khoản 300 tỷ USD đóng băng của Nga.
“Tôi đã nói với Tổng thống đắc cử Donald Trump rằng: Hãy lấy 300 tỷ USD tài sản đóng băng của Nga ra. Chúng tôi sẽ dùng số tiề.n đó để phục vụ sản xuất nội địa và chi mua tất cả vũ khí của Mỹ. Chúng tôi không cần bất cứ món quà nào từ Mỹ. Điều này tốt cho ngành công nghiệp của các bạn, của nước Mỹ”.
Ngoài ra, ông Zelensky còn kêu gọi áp đặt thêm các lệnh trừng phạt với ngành vận chuyển năng lượng Nga, đồng thời nhấn mạnh NATO chính là một sự bảo đảm an ninh cho Ukraine.
Hội nghị Thượng đỉnh hoà bình cho Ukraine liệu có đạt được mục tiêu đã đề ra?
Theo đó, sự kiện này dường như không đạt được mục tiêu đã nêu, cả về mặt đại diện tham dự hoặc về việc phát triển chương trình nghị sự thống nhất mà Kiev muốn thúc đẩy.
Hãng thông tấn DPA của Đức mới đây dẫn các nguồn tin ngoại giao ở Riyadh cho biết, Saudi Arabia sẽ không tham gia hội nghị hòa bình cho Ukraine ở Thụy Sĩ vì không có đại diện từ Nga.
Theo nguồn tin trên, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã lên kế hoạch đến thăm Saudi Arabia vào ngày 1/6 để kêu gọi ủng hộ hội nghị sắp tới dự kiến được tổ chức tại Burgenstock, Thụy Sĩ vào ngày 15 - 16/6, nhưng chuyến thăm đã bị hoãn lại và chỉ có thể được tổ chức sau khi hội nghị diễn ra.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang tăng cường vận động các nước tham dự hội nghị hoà bình tại Thuỵ Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, vào tháng 2/2024, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã gặp Thái tử kiêm Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman Al Saud và thảo luận về công thức hoà bình do Ukraine đề xuất.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng thông báo nước này sẽ không tham dự hội nghị vì Bắc Kinh cho rằng cần có sự tham gia bình đẳng của Nga và Ukraine. Theo Bộ trên, Trung Quốc luôn khẳng định rằng, một hội nghị hòa bình quốc tế phải được tổ chức với ba yếu tố quan trọng: Đại diện của cả Nga và Ukraine phải có mặt, sự tham gia của tất cả các bên phải bình đẳng và mọi kế hoạch hòa bình phải được xem xét công bằng.
Bình luận việc việc một số nước chủ chốt không tham dự hội nghị tại Thuỵ Sĩ, tờ Izvestia của Nga, ngày 3/6, cho rằng, hội nghị này dường như không đạt được các mục tiêu đã nêu, cả về mặt đại diện của các quốc gia tham dự hoặc về việc phát triển chương trình nghị sự thống nhất mà Kiev muốn thúc đẩy.
Ban đầu, 160 quốc gia được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Thụy Sĩ, bao gồm cả các quốc gia ở Nam toàn cầu, vì Kiev muốn có sự đại diện rộng rãi để thể hiện một mặt trận toàn cầu thống nhất nhằm buộc Nga phải chấp nhận hòa bình theo các điều kiện của mình. Tuy nhiên, chỉ có 70 đến 80 quốc gia phản hồi và đại đa số nguyên thủ quốc gia sẽ không tham dự, tờ Izvestia viết.
Đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn từ chối cử đại biểu. Tổng thống Brazil và Nam Phi đều sẽ vắng mặt. Ấn Độ sẽ cử đại biểu nhưng sẽ là quan chức cấp thấp hơn. Ngoài ra, hội nghị thượng sẽ vắng mặt đồng minh chính của Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Tờ Izvestia viết: Nhận thấy rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ không có nhiều lãnh đạo cấp cao tham dự, Ukraine đã giảm chương trình nghị sự của cuộc họp xuống còn ba vấn đề nhỏ - an ninh lương thực và hạt nhân, cũng như các mối quan tâm nhân đạo.
Ukraine 'cần 3 chiến thắng' trên mặt trận quốc tế Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, các mục tiêu bao gồm thuyết phục Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) phê duyệt gói viện trợ lớn, và bắt đầu các cuộc đàm phán xin gia nhập EU. Dù thừa nhận việc này không dễ dàng, ông Zelensky nhấn mạnh Kyiv sẽ nỗ lực hết sức, Hãng Reuters đưa tin. Phát biểu được ông...