Ông Yanukovych được hộ tống tới Nga bằng máy bay chiến đấu
Tổng thống bị phế truất của Ukraine Viktor Yanukovych đã hạ cánh xuống một sân bay quân sự ở miền nam nước Nga vào tối ngày 25/2 với sự hộ tống của các máy bay chiến đấu, một hãng tin địa phương cho biết.
Ông Yanukovych hiện đang bị Ukraine truy nã quốc tế về các cáo buộc giết người hàng loạt.
Ông Yanukovych, vốn không xuất hiện trước công chúng kể từ khi bị quốc hội Ukraine phế truất khỏi ghế tổng thống hôm 22/2, dự kiến sẽ có cuộc họp báo tại thành phố Rostov-on-Don ở miền nam nước Nga vào 5 giờ chiều nay 28/2 giờ Mátxcơva (8 giờ tối giờ Hà Nội).
“Máy bay chở tổng thống bị phế truất đã được vài máy bay chiến đấu hộ tống. Âm thanh của các động cơ máy bay siêu thanh đã được nghe thấy trong khoảng nửa giờ tại khu vực tây bắc thành phố Rostov-on-Don, nơi có sân bay”, hãng tin Nga RIA Novosti dẫn thông tin từ hãng tin địa phươngDonInformBur cho biết.
Ông Yanukovych hiện đang ở tại một khu nhà riêng ở Rostov-on-Don, thay vì một tòa nhà chính phủ dành cho các quan chức cấp cao. Giới chức không triển khai các lực lượng an ninh bổ sung, DonInformBur dẫn nguồn tin riêng của hãng này.
Video đang HOT
Tổng thống bị phế truất Yanukovych, hiện đang bị Ukraine truy nã quốc tế về các cáo buộc giết người hàng loạt, cho biết trong một tuyên bố hôm 27/2 rằng ông vẫn là tổng thống hợp pháp của Ukraine, và rằng ông đã buộc phải nhờ Nga đảm bảo an ninh cá nhân khỏi “các phần tử cực đoan”.
Các nguồn tin chính phủ tại Mátxcơva ngày 27/2 cho hay Nga đã chấp nhận đề nghị trợ giúp an ninh của ông Yanukovych.
Putin yêu cầu trợ giúp tài chính cho Ukraine
Trong khi đó, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 27/2 đã yêu cầu chính phủ tổ chức các cuộc tham vấn với các đối tác nước ngoài, trong đó có Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), để trợ giúp tài chính cho Ukraine và tìm kiếm một gói hỗ trợ nhân đạo dành cho bán đảo Crimea.
“Ông Putin đã chỉ đạo chính phủ Nga tiếp tục liên lạc với các đối tác tại Kiev, tôn trọng sự phát triển mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa Nga và Ukraine”, ông Peskov nói.
Việc lật đổ chính phủ của ông Yanukovych hồi cuối tuần qua đã gây ra một làn sóng các cuộc biểu tình ủng hộ Nga tại các khu vực ở miền đông và nam Ukraine, đặc biệt là tại bán đảo Crimea, nơi người gốc Nga chiếm đa số.
Một sắc lệnh được cho là của ông Yanukovych yêu cầu ban lãnh đạo Ukraine và các cơ quan thực thi pháp luật chuyển tới thành phố cảng Sevastopol tại Crimea đã được đọc trước những người biểu tình thân Nga, vốn tụ tập trước tòa nhà quốc hội tại thành phố Simferopol ngày 27/2.
Ty nhiên, các nguồn tin thân cận với ông Yanukovych nói rằng họ coi sắc lệnh được lan truyền qua internet là giả.
Quốc hội Crimea ngày 27/2 đã bỏ phiếu bầu ông Serhiy Aksenov, lãnh đạo đảng Thống nhất Nga, làm người đứng đầu chính quyền Crimea. Lãnh đạo mới đã ngay lập tức cam kết trung thành với ông Yanukovych, nói rằng ông vẫn là nguyên thủ hợp pháp của Ukraine.
Cũng vào tối qua, quốc hội Crimea đã ủng hộ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý cho tương lai của Crimea vào ngày 25/5.
Crimea từng là lãnh thổ thuộc Nga cho tới năm 1954, khi bán đảo này được chuyển giao cho Cộng hòa Ukraine theo quy chế vùng tự trị. Nga có một căn cứ hải quân lớn trên bán đảo mà gần đây Mátxcơva đã kéo dài hợp đồng thuê tới tận năm 2042.
Theo Dantri
Tây Ban Nha truy nã Giang Trạch Dân, Trung Quốc 'nổi điên'
Bắc Kinh hôm qua tỏ thái độ giận dữ và phản đối mạnh mẽ việc một tòa án Tây Ban Nha ra lệnh truy nã quốc tế đối với cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (trái) và cựu thủ tướng Lý Bằng
"Trung Quốc bất bình sâu sắc và kiên quyết phản đối các cơ quan hữu quan của Tây Ban Nha đã có hành vi sai trái, bất chấp lập trường nghiêm túc của chúng tôi",BBC dẫn lời bà Hoa Xuân Doanh, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết. "Vấn đề này được giải quyết thỏa đáng hay không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh trong quan hệ song phương".
Tuyên bố này của Bắc Kinh được đưa ra một ngày sau khi Thẩm phán Ismael Moreno thuộc Tòa án tối cao Tây Ban Nha ra lệnh truy nã quốc tế với 5 cựu quan chức cao cấp của Trung Quốc, trong đó có cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và cựu thủ tướng Lý Bằng, vì cho rằng họ phạm tội với người Tây Tạng.
Trước khi lệnh bắt trên được đưa ra, bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 7/2 từng yêu cầu chính phủ Tây Ban Nha chấm dứt các hành động tố tụng với các cựu lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề Tây Tạng.
Hồi tháng 11/2013, Tòa án Tây Ban Nha, căn cứ đơn của một người Tây Tạng có quốc tịch Tây Ban Nha, tuyên bố chấp nhận các lý lẽ để thưa kiện của người này. Động thái này vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh.
Hệ thống luật pháp Tây Ban Nha thừa nhận nguyên tắc "thẩm quyền phổ quát", theo đó tòa án nước này được phép khởi tố bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào, kể cả người nước ngoài, nếu như bị nghi ngờ vi phạm nhân quyền.
Tuy nhiên, Quốc hội Tây Ban Nha hôm nay sẽ bắt đầu xem xét dự luật hạn chế quyền khởi tố của tòa án nước này với các tổ chức và cá nhân nước ngoài.
"Các đề xuất cải cách sẽ bao gồm hạn chế lớn trên lĩnh vực bảo vệ nhân quyền, bởi sức ép từ các cường quốc", Reuters dẫn lời Thẩm phán Joaquim Bosch, phát ngôn viên của tổ chức Thẩm phán Tây Ban Nha vì Dân chủ.
Theo Xahoi
Ấn Độ bác tin Việt Nam muốn có siêu tên lửa BrahMos Lãnh đạo liên doanh BrahMos Aerospace đã lên tiếng bác bỏ thông tin về việc Việt Nam quan tâm mua tên lửa siêu thanh BrahMos. Trong khuôn khổ triển lãm quốc phòng quốc tế Defexpo 2014, Tạp chí RIR đã có cuộc phỏng vấn Giám đốc điều hành liên doanh BrahMos Aerospace ông Sivathanu Pillai (liên doanh giữa Nga - Ấn hợp tác...