Ông Vương Nghị: Trung Quốc sẽ không thờ ơ vụ bắt lãnh đạo Huawei
Ngoại trưởng Trung Quốc bình luận về tình hình vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei.
Ông Vương Nghị – ảnh tư liệu
Theo báo Sputnik, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết nước này sẽ không ngồi yên, thờ ơ trước sự xâm phạm các quyền hợp pháp của công dân Trung Quốc ở nước ngoài.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố tại diễn đàn về tình hình quốc tế và chính sách đối ngoại của Trung Quốc.: “Chúng tôi thường xuyên lo lắng về sự an toàn và thịnh vượng của mỗi đồng bào ở nước ngoài. Trung Quốc sẽ không ngồi yên, thờ ơ trước sự quấy rối và xâm phạm các quyền hợp pháp của công dân mình”.
Ông Vương Nghị nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ làm hết sức để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân mình ở nước ngoài.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Canada vừa tạm giữ Giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, theo yêu cầu của nhà chức trách Mỹ.
Bà Mạnh Vãn Châu, con gái của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, hiện là phó chủ tịch của công ty, đã bị bắt giữ tại thành phố Vancouver, Canada vào ngày 1 tháng 12. Hoa Kỳ yêu cầu dẫn độ bà vì nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ đối với Iran.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kiến nghị và bày tỏ phản đối với cả Canada và Mỹ. Mạnh Vãn Châu tuyên bố rằng bà vô tội trước những cáo buộc liên quan và sẽ bác bỏ chúng tại tòa án Hoa Kỳ nếu có quyết định dẫn độ bà sang Mỹ.
Video đang HOT
Theo Báo Mới
Lãnh đạo Huawei: Mỹ không thể thắng trong cuộc đua 5G nếu 'nghỉ chơi' với Huawei!
Phó chủ tịch, Chủ tịch luân phiên Huawei Eric Xu Zhijun cảnh báo Mỹ sẽ không thể hiện thực hóa tham vọng dẫn đầu thế giới trong cuộc đua 5G nếu tiếp tục cấm gã khổng lồ Trung Quốc tham gia thị trường. Một phần bởi sự thiếu vắng của Huawei sẽ dẫn tới giá cả thiết bị leo thang cho cả người tiêu dùng và các công ty viễn thông tại Mỹ.
Ảnh minh họa: Nikkei Asian
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc cảnh báo Washington rằng Mỹ sẽ không thể hiện thực hóa tham vọng dẫn đầu thế giới trong cuộc đua tới chuẩn mạng viễn thông 5G, nếu tiếp tục cấm Huawei tham gia thị trường.
5G hay thế hệ mạng di động thứ 5, là thế hệ tiếp theo của tiêu chuẩn mạng viễn thông. Với tính ổn định và tốc độ cao gấp 100 lần so với mạng 4G hiện nay. 5G cho phép người dùng có thể tải xuống bộ phim chỉ trong vài giây. Nó cũng sẽ hỗ trợ tối đa cho cơ sở hạ tầng đòi hỏi nhiều dữ liệu trong thành phố thông minh. Trung Quốc và Mỹ là 2 quốc gia đang dẫn đầu trong cuộc đua 5G.
Hiện nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, Huawei đã bị chính phủ Mỹ cấm kể từ năm 2012. Trong buổi phỏng vấn trên ngày 29/1, Phó chủ tịch, Chủ tịch luân phiên Huawei Eric Xu cảnh báo rằng hành động của Mỹ có thể làm tổn hại tới tham vọng cán đích trước của quốc gia này.
Phó chủ tịch, Chủ tịch luân phiên Huawei Eric Xu Zhijun. Ảnh: Huawei
Ông Eric Xu nói: "Đối với Huawei, công ty đi đầu trong công nghệ 5G, chúng tôi không có cơ hội để phục vụ người tiêu dùng Mỹ bằng các giải pháp và dịch vụ 5G của mình. Thị trường Mỹ đang là thị trường thiếu tính cạnh tranh, trong khi lại chặn công ty hàng đầu (như Huawei) tham gia. Hiện tại, tôi không dám chắc Mỹ có thể đạt mục tiêu trở thành quốc gia số 1 thế giới trong cuộc đua 5G hay không".
Phó chủ tịch Eric Xu nhấn mạnh rằng động thái ngăn chặn Huawei tham gia thị trường 5G sẽ làm mất đi tính cạnh tranh. Hệ quả là người dùng và các công ty viễn thông sẽ phải trả chi phí cao hơn để mua thiết bị.
Ông Xu nói thêm: "Nếu không có sự tham gia của công ty công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ 5G, thiếu sự cạnh tranh đầu đủ, các công ty viễn thông sẽ phải chi nhiều hơn để trang bị hạ tầng mạng 5G. Người tiêu dùng cũng phải chi nhiều tiền để sử dụng thiết bị kém chất lượng hơn so với thị trường khác có sự tham gia của công ty hàng đầu (như Huawei)".
Trước đó, năm 2012, Washington đã hạ lệnh đã cấm Huawei và ZTE phân phối thiết bị mạng tại Mỹ. Các nhà chức trách Mỹ cho rằng thiết bị của công ty có thể tích hợp lối "cửa hậu" (backdoor), cho phép chính phủ Trung Quốc truy cập vào dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông Mỹ.
Phía Huawei và ZTE đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc trên.
Huawei phản hồi sau tuyên bố chấm dứt hợp đồng của chính phủ Australia: "Chúng tôi đã được chính phủ thông báo về việc cấm Huawei và ZTE cung cấp công nghệ 5G tại Australia. Đây là điều cực kỳ đáng thất vọng với người tiêu dùng. Huawei là công ty đi đầu thế giới về công nghệ 5G, đã cung cấp công nghệ không dây an toàn và bảo mật cao cho Australia trong gần 15 năm". Ảnh: Twitter
Tuy nhiên, trong bối cảnh leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, chính phủ Trump dường như đang cố gắng gia tăng thêm áp lực. Tuần trước, tờ Wall Street Journal đưa tin Washington đang cố gắng thuyết phục các nước đồng minh "nghỉ chơi" với Huawei.
Phó chủ tịch Eric Xu cho rằng động thái của Mỹ mang nặng yếu tố chính trị, hơn mối quan tâm về an ninh thực tế.
Ông Xu chất vấn: "Chính phủ Mỹ là một cơ quan quốc gia, tại sao lại nhắm vào một công ty kinh doanh như Huawei? Tôi không chắc có phải bởi chúng tôi quá tốt trong lĩnh vực 5G hay không, hay vì một lý do nào khác? Nếu nói rằng 5G sẽ mang tới các vấn đề về an ninh mạng thì cho rằng nhận định này có động cơ chính trị, và hoàn toàn không dựa trên sự thật. Tất cả những nghi ngờ này không có bất kỳ bằng chứng nào".
Vừa qua, Huawei cũng bị cấm bán phần cứng 5G ở Australia. Đồng thời chính phủ New Zealand cũng từ chối đề nghị sử dụng thiết bị Trung Quốc của một công ty viễn thông trong nước. Ông Xu chia sẻ công ty sẽ không nhờ tới sự giúp đỡ từ Bắc Kinh để dàn xếp vấn đề này.
Huawei hiện là đối tác cung cấp chính trong 22 hợp đồng thương mại 5G khắp thế giới.
Ưu điểm của mạng viễn thông 5G
Ảnh: CNBC
Bất chấp những hoài nghi về an ninh mạng và chip gián điệp, Huawei cho biết ưu điểm vượt trội của công nghệ 5G là tính bảo mật. Phó chủ tịch Eric Xu lý giải rằng công nghệ mã hóa dữ liệu 5G sẽ khiến các hacker phải được trang bị "máy tính lượng tử" mới có thể tấn công.
Lãnh đạo cấp cao Huawei đã ca ngợi quy tắc Bảo vệ Dữ liệu Tổng quát (GDPR) do Liên minh Châu Âu ban hành hồi tháng 5. Bộ quy tắc bao gồm các điều khoản yêu cầu các công ty xử lý dữ liệu theo tiêu chuẩn rất cao, nếu không muốn đối mặt với khoản phạt lớn. GDPR sẽ đóng vai trò quan trọng khi công nghệ 5G, với luồng dữ liệu lưu thông khổng lồ, trở nên phổ biến.
"GDPR là hình mẫu cho các quốc gia về bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn. Miễn là chúng ta luôn tuân thủ thì luôn có thể hoạt động kinh doanh", ông nói thêm.
Mặc dù được dự đoán là tương lai của mạng viễn thông, nhưng tới nay chỉ có một số nhà cung cấp dịch vụ mạng trên khắp thế giới tuyên bố triển khai công nghệ này. Xét cho cùng, cuộc đua 5G giữa các quốc gia giàu có.
theo bao moi
Mỹ: Kẻ thù ác liệt nhất của Facebook là ai? Facebook nên sợ ai nhất khi công ty này đang đối phó với một loạt các vụ bê bối về việc xử lý dữ liệu người dùng và vai trò của nó trong việc truyền bá tin tức giả mạo? Có thể là các chính trị gia Mỹ? Cũng có thể là các nhà vận động bảo mật của Đức và những giám...