Ông Trương Gia Bình: Covid-19 sẽ không cướp được việc làm của bất kỳ ai trong 36.000 người FPT, đó là lời thề của tôi!
Ồng Bình cho rằng tình thế khó khăn của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là cơ hội để một công ty phần mềm như FPT vươn lên, đặc biệt khi Việt Nam đang làm tốt công tác phòng chống dịch.
“Trong cuộc chiến chống Covid-19, yếu tố quan trọng nhất là người chỉ huy, phải dự báo trước tình hình, một người lo bằng kho người làm, phải làm nhanh, quyết liệt bởi chậm là chết. Thời này là thời cá nhanh ăn cá chậm. Hy vọng khi đối thủ các nước đang hoảng loạn thì đội ngũ của ta đã sẵn sàng, có tướng, có quân, xông lên chiến đấu”, ông Bình nhìn nhận.
Trong lúc hàng ngàn doanh nghiệp rơi vào trạng thái “ngủ đông”, thậm chí là phá sản; hàng chục ngàn người lao động lâm vào tình cảnh thất nghiệp thì tại FPT – tập đoàn với 36.000 nhân viên, Chủ tịch Trương Gia Bình lại mạnh mẽ khẳng định “sẽ không có ai bị mất việc”.
“Covid-19 không cướp được việc của bất kỳ ai trong 36.000 người ở FPT. Đó là lời tâm huyết, lời thề của tôi”, ông Bình tái khẳng định như vậy tại hội nghị trực tuyến của Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) tổ chức sáng 2/4, sau khi tuyên bố tương tự trong một bức tâm thư gửi người FPT gần đây.
Ông lý giải cơ sở của khẳng định này xuất phát từ việc Việt Nam đang làm rất tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, trong khi hai trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc đều đang gặp khó.
“Ấn Độ quản trị dịch không tốt, còn Trung Quốc lại được biết đến như “thương hiệu Covid”. Lúc này mình xông lên. Tôi chỉ cần một miếng bánh nhỏ của họ là tôi nuôi anh em tốt. Ở các thị trường truyền thống không có khả năng chống dịch như chống giặc thì đều có cơ hội”.
Chủ tịch FPT cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, các đối tác của ông đang đưa ra kế hoạch cụ thể cho từng kịch bản khác nhau.
Kế hoạch A là duy trì mối quan hệ làm ăn với các đối tác cũ, nhưng kế hoạch này chắc chắn bị hủy bỏ do tình hình dịch bệnh.
Vì vậy, họ sẽ chuyển sang kế hoạch B là chọn hợp tác với những doanh nghiệp có khả năng đáp ứng ổn định, giao hàng đúng hạn, đúng chất lượng…
Nhờ Việt Nam thực hiện tốt công tác kiểm soát dịch bệnh nên công ty phần mềm như FPT cũng được đảm bảo, không bị vướng các vấn đề về xã hội. Kết quả là khi FPT trình bày với các đối tác về khả năng đáp ứng những yêu cầu theo kế hoạch B, kể cả khi nhu cầu có tăng đột biến, FPT được đối tác chào đón nhiệt liệt.
Ngoài ra, việc trao đổi, gặp gỡ với đối tác toàn cầu trong mùa dịch cũng không gặp vấn đề gì khi FPT đã cho toàn bộ nhân viên chuyển sang hình thức làm việc tại nhà với sự hỗ trợ của công nghệ.
Đó là cơ hội trong mảng lĩnh vực lõi của FPT. Còn trong mảng nông nghiệp, nơi ông Bình hiện giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, ông khẳng định đây cũng là cơ hội quan trọng cần nắm bắt, đặc biệt khi người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển từ đồ ngoại sang đồ nội, từ đồ nhập khẩu sang đồ sản xuất trong nước.
Video đang HOT
“Trước đây, nhiều người tiêu dùng Việt khá ưa chuộng đồ nhập ngoại, nhưng nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến công tác kho vận cũng như việc sản xuất của các doanh nghiệp trên thế giới nên nhu cầu của người tiêu dùng đều chuyển sang đồ trong nước. Tôi đoán chúng ta sẽ còn khoảng 9-12 tháng để tận dụng cơ hội này”.
“Trong cuộc chiến chống Covid-19, yếu tố quan trọng nhất là người chỉ huy, phải dự báo trước tình hình, một người lo bằng kho người làm, phải làm nhanh, quyết liệt bởi chậm là chết. Thời này là thời cá nhanh ăn cá chậm. Hy vọng khi đối thủ các nước đang hoảng loạn thì đội ngũ của ta đã sẵn sàng, có tướng, có quân, xông lên chiến đấu”, ông Bình nhìn nhận.
Hồng Lam
Khởi nguồn hành trình chuyển đổi số từ FPT Techday
Một tuần trước khi kết thúc năm 2019, FPT đã hoàn tất thỏa thuận hợp tác chiến lược và hợp đồng tư vấn chuyển đổi số với "vua tôm" Minh Phú.
Trong khi giới kinh doanh đồn đoán về giá trị của hợp đồng hay những lợi ích mà hai bên được hưởng từ sau cú "bắt tay lịch sử" này, Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa lại nhìn theo một hướng khác.
Ông Khoa cho rằng, việc một công ty thuộc TOP dẫn đầu ngành tôm trên thế giới như Minh Phú quyết định chuyển đổi số để làm mới mình, hướng tới những mục tiêu lớn lao hơn: chiếm 1/4 thị phần tôm thế giới là tín hiệu tích cực cho thấy các doanh nghiệp Việt đã thay đổi suy nghĩ và quyết tâm chuyển đổi số. Bằng chứng là thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp, tổ chức lựa chọn FPT là đối tác đồng hành trên con đường chuyển đổi số để tối ưu vận hành, tăng năng suất lao động, tạo ra các mô hình kinh doanh mới.
Có ba lý do khiến các doanh nghiệp Việt Nam quyết định tiến hành chuyển đổi số một cách nhanh chóng hơn trong giai đoạn hiện nay. Một là sức ép cạnh tranh và áp lực tăng trưởng ngày càng lớn. Hai là họ nhìn thấy rõ ràng hơn những hiệu quả bước đầu trong hành trình chuyển đổi số của những người đi trước. Ba là có đối tác đủ tầm và sẵn sàng đi cùng đến cuối con đường để họ đặt niềm tin chọn làm bạn đồng hành.
"FPT sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp khởi động thông minh trong hành trình này, bắt đầu bằng việc xác định các vấn đề trọng yếu nhất, lựa chọn giải pháp phù hợp và khả thi với doanh nghiệp, chọn đúng người vào đúng việc, chọn phương án thử nghiệm dễ triển khai và mau chóng đem lại thành công cụ thể", ông Khoa nhấn mạnh.
Ít ai biết rằng, để có những nền tảng, sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số có thể ứng dụng ngay cho doanh nghiệp như ngày nay, FPT đã đầu tư, nghiên cứu phát triển công nghệ từ 7 năm trước.
Năm 2012 là một bước ngoặt quan trọng. Đó là năm FPT lần đầu tiên tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos với tư cách thành viên sáng lập. Đây là nơi quy tụ hàng nghìn lãnh đạo của các doanh nghiệp hàng đầu, dẫn dắt cuộc chơi kinh doanh, công nghệ toàn cầu. Họ bàn về những xu hướng trọng yếu nhất, những vấn đề cấp thiết nhất của thế giới. Davos là cơ hội để FPT được tiếp cận với các tổ chức, quốc gia điển hình; có cơ hội mở rộng thị trường, gặp gỡ các đối tác danh giá, đẳng cấp toàn cầu và là nơi để cập nhật các xu hướng mới nhất về công nghệ.
Theo Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình, điểm lý thú nhất ở Hội nghị này là sự tin cậy và hiệu quả. Những cuộc trò chuyện tay đôi giữa các lãnh đạo doanh nghiệp thường diễn ra rất ngắn gọn, khoảng 15 phút và đi nhanh vào chủ đề chính, tôi cần gì và bạn làm được gì. Và chính từ những lần gặp chỉ vẻn vẹn 15 phút ấy là bước khởi đầu quan trọng để FPT trở thành đối tác, nhà cung cấp dịch vụ của hàng chục tên tuổi lớn trên thế giới như Dupont, Airbus, Siemens,... Làm việc cùng họ đã giúp FPT nhìn thấy rất sớm những dịch chuyển về công nghệ, thấy cơ hội của Việt Nam, của FPT vươn lên bằng công nghệ mới và quan trọng hơn là đúc rút được phương pháp luận triển khai hiệu quả chuyển đổi số.
Sự kiện Ngày công nghệ FPT (FPT Techday) được tổ chức lần đầu tiên năm 2013 là sáng kiến để FPT cập nhật cho cộng đồng những xu hướng công nghệ mới nhất mà FPT có cơ hội tiếp cận tại các sự kiện lớn có quy mô toàn cầu, chẳng hạn như Davos. FPT Techday cũng là nơi quy tụ lực lượng công nghệ của FPT cũng như các chuyên gia công nghệ trong nước, nước ngoài để cùng thảo luận lựa chọn hướng đi công nghệ phù hợp. Và cũng chính từ đây, tham vọng về những giải pháp made in Vietnam, made by FPT dựa trên những nền tảng công nghệ mới nhất để giải quyết các bài toán của Việt Nam và các doanh nghiệp trên toàn cầu được khơi nguồn.
"Tuy vậy, trên thực tế, việc đưa công nghệ vào sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Hai rào cản chính là chọn điểm bắt đầu, quy mô và mức đầu tư phù hợp", Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa nói.
Về điểm bắt đầu và quy mô: với các hệ thống CNTT lớn thường thường phải mất vài năm để xây dựng và triển khai. Trong khi đó, công nghệ thay đổi rất nhanh yêu cầu các doanh nghiệp phải nhanh chóng có những biện pháp ứng biến phù hợp mới có thể thích ứng được.
Thứ hai là về tài chính. Hệ thống lớn kéo theo việc đầu tư chi phí lớn. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức rất muốn chuyển đổi số nhưng lại e ngại tính khả thi của dự án.
"Chúng tôi đầu tư xây dựng hai lớp, giúp các doanh nghiệp có thể rút ngắn 30-50% thời gian chuyển đổi số. Một là nền tảng và giải pháp toàn diện ứng dụng công nghệ chuyển đổi số như AI, Big Data, Block Chain, Cloud, IoT... FPT làm sẵn các công đoạn quan trọng nhất, khó nhất để các tổ chức, doanh nghiệp chỉ cần hiểu rõ lĩnh vực kinh doanh của mình, thậm chí không cần biết lập trình cũng có thể tự triển khai một số ứng dụng chuyển đổi số, giúp họ trải nghiệm và đánh giá những lợi ích của chuyển đổi số trong thời gian ngắn. Hai là phát triển các sản phẩm ứng dụng được đóng gói để ứng dụng ngay giúp nâng cao hiệu quả quản trị, nâng trải nghiệm người dùng", ông Khoa cho biết.
Ông Khoa lấy ví dụ, để triển khai một chatbot tự động trả lời, có doanh nghiệp mất đến hàng năm. Tuy nhiên, với nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI, thời gian doanh nghiệp triển khai chatbot tự động có khả năng trả lời bằng ngôn ngữ tự nhiên cho hàng chục nghìn khách hàng mỗi ngày đã rút ngắn còn vài ngày.
Hay như một dự án ERP trước đây thường triển khai trung bình khoảng từ 12-14 tháng, thì với các giải pháp chuyển đổi số, trong tương lai, thời gian triển khai có thể sẽ chỉ còn 3 tháng. Triển khai nhanh cũng sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhanh chóng được tận hưởng những kết quả từ chuyển đổi số. Đơn cử như công ty Tân Hiệp Phát ứng dụng Cổng dịch vụ hợp nhất FPT.U-services trong vòng 9 tháng đã giải quyết được "nút thắt cổ chai" trong quá trình phê duyệt hồ sơ. Thời gian phê duyệt hồ sơ liên cấp, liên phòng ban rút ngắn từ 1-5 ngày xuống còn 30 phút.
Hay như MBBank rút ngắn thời gian nhập liệu thông tin khách hàng từ 4 phút/hồ sơ xuống chỉ còn 2-3 giây với Hệ thống nhận dạng và trích xuất thông tin FPT.AI Vision. Chỉ với ứng dụng Sổ khám bệnh điện tử FPT Carebook, người dân có thể tương tác, kết nối trực tiếp với bệnh viện như đăng ký, đặt lịch hẹn khám chữa bệnh qua mạng internet. Hay học sinh có thể tự luyện các bài tập và kiểm tra trình độ tại nhà thông qua VioEdu thay vì phải chạy đua với thời gian để đi học thêm tại các trung tâm...
Sau 7 năm đầu tư nghiên cứu và phát triển, đến nay FPT đã có hàng chục nền tảng, sản phẩm, dịch vụ sẵn sàng để các doanh nghiệp, tổ chức có thể bắt đầu ngay quá trình chuyển đổi số như Nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI, Nền tảng tự động hóa quy trình bằng robot akaBot, Cổng dịch vụ hợp nhất FPT.U-services...
"Sau FPT Techday,tôi nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng, đối tác của FPT và từ bạn bè. Khách hàng, đối tác mong muốn chúng tôi tổ chức thường xuyên hơn nữa những sự kiện có quy mô như thế này trở lên và giới thiệu nhiều hơn nữa các giải pháp, dịch vụ của FPT. Nhiều người đề xuất FPT nên tổ chức một sự kiện với quy mô tương tự tại TP.HCM", ông Khoa hé lộ.
Nhiều khách mời tham dự sự kiện cho biết họ kỳ vọng rất nhiều vào sự dẫn dắt và định hướng công nghệ của FPT trong trung và dài hạn. Họ mong muốn FPT không chỉ chia sẻ về khía cạnh giải pháp công nghệ, mà nên tư vấn nhiều hơn nữa về tổ chức, quy trình, con người để giúp họ chuyển đổi số thành công. Nhiều doanh nghiệp cũng trông đợi FPT có những gói giải pháp, tư vấn chuyển đổi số phù hợp với đặc thù của từng ngành/ lĩnh vực, đặc biệt là khối doanh nghiệp quy mô nhỏ. Họ xem FPT như một người tiên phong đi trước kể lại các câu chuyện thành công, cả những khó khăn, vấp ngã và dẫn dắt các doanh nghiệp nhỏ. Đó là những kiến thức bổ ích và sát sườn nhất cho những doanh nghiệp mới bắt đầu.
"Chúng tôi ghi nhận và sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển giao phương pháp luận và chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn mà chúng tôi có được từ hành trình chuyển đổi số với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam", Tổng giám đốc FPT cam kết.
Thực tế, từ đầu năm 2019 đến nay, ngoài FPT Techday, FPT còn tổ chức rất nhiều các sự kiện để chia sẻ về phương pháp luận chuyển đổi số FPT Digital Kaizen. Tại các sự kiện này luôn có i sự tham gia của Tư vấn trưởng Chuyển đổi số FPT, ông Phương Trầm - nguyên CIO của DuPont - người đã giúp tập đoàn thuộc Fortune Global 500 tiết kiệm hàng tỷ USD nhờ chuyển đổi số. Trong năm 2019, FPT đã tổ chức hàng chục hội thảo chuyển đổi số tại Việt Nam và trên toàn cầu, kết nối hàng trăm nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới đối thoại về chuyển đổi số và tìm ra các bài học thiết thực từ thực tiễn.
"FPT may mắn đã đi trước một bước và chúng tôi mong muốn đúc rút lại để chia sẻ với những người đi sau để họ đi nhanh hơn. Điều này sẽ góp phần giúp Việt Nam có số doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển đột phá nằm trong top các quốc gia ở Châu Á", ông Khoa hào hứng chia sẻ.
"Khát vọng của Minh phú là 25% thị phần tôm toàn cầu. Thực ra 25% tôm toàn cầu là rất lớn, không thể làm trong 5 năm, 10 năm là đạt được. Minh Phú hiện tại mới hơn 4% thị phần tôm toàn cầu, cả Việt Nam thì chiếm chưa tới 10% thị phần tôm toàn cầu. Mà thị trường thì luôn luôn tăng trưởng, nên chúng tôi tính toán nếu Minh Phú có sự bứt phá mãnh liệt thì đến 2045 mới đạt được con số 25%." Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Minh Phú chia sẻ tại lễ ký kết hợp tác và hợp đồng chuyển đổi số với FPT.
Vấn đề kết nối và sử dụng dữ liệu một cách thông minh và hiệu quả trong tất cả công đoạn là một vấn đề cấp bách mà công ty đặt ra. "Không có con đường nào khác hơn là chuyển đổi số - số hóa và chuyển đổi số trong tất cả công đoạn", ông Quang nói.
Lộ trình dài, mong muốn lớn nhưng để bắt đầu hiệu quả nhất, cần chọn vấn đề quan trọng và cốt lõi nhất ở từng thời điểm của doanh nghiệp, chọn lực lượng phù hợp. Song song xây dựng lộ trình chuyển đổi số, FPT cùng Minh Phú xác định ngay những dự án nào sẽ là dự án "Start smart". Trong quá trình triển khai các dự án phải chuẩn bị tư thế tăng trưởng về quy mô thật nhanh. Dự án thử nghiệm có thể quy mô nhỏ thời gian ngắn nhưng một khi đã thành công phải gấp rút triển khai trên toàn bộ phạm vi tập đoàn trong thời gian nhanh nhất.
Dự kiến, một số hệ thống sẽ được Minh Phú đưa vào thực hiện trước là Hệ thống KPI thông minh, Hệ thống mua bán vật tư nguyên liệu trên toàn bộ tập đoàn, Hệ thống bán hàng liên kết giữa sản xuất và bộ phận bán hàng, Hệ thống thanh toán công tác phí. FPT sẽ cùng với Minh Phú đánh giá kỹ lưỡng việc tiến hành triển khai các hệ thống này để đạt được hiệu quả tốt nhất. "Các vấn đề nhức nhối có thể lúc này chúng ta chưa thể giải quyết thật thông minh, thật hay nhưng phải bắt tay làm và liên tục cải tiến để ngày một thông minh hơn và hiệu quả hơn. Không ai có thể giỏi ngay được". Ông Quang nhấn mạnh.
Từ câu chuyện của Minh Phú, Tổng giám đốc FPT tin tưởng rằng số lượng doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia vào hành trình này sẽ ngày một nhiều hơn. Và FPT sẽ tiếp tục đầu tư để nâng cấp, phát triển nhiều hơn nữa các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chuyển đổi số không chỉ được xác định là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp, tổ chức mà còn là cơ hội giúp Việt Nam thay đổi vị thế quốc gia. "FPT tin rằng để thực hiện tầm nhìn vĩ đại luôn bắt đầu bằng những bước đi nhỏ thông minh để tạo đà cho sức bật mạnh mẽ về sau", ông Khoa nhắn nhủ.
Theo vnexpress
FPT lên ba kịch bản sẵn sàng cho nhân viên làm việc từ xa Tập đoàn FPT tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh của các công ty thành viên, đồng thời lên 3 phương án cho nhân viên làm việc từ xa tùy theo mức độ của dịch bệnh Covid - 19. FPT lên ba kịch bản sẵn sàng cho nhân viên làm việc tại nhà. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành...