Ông Trump tự tin nói có 13 tuần làm tổng thống thành công nhất trong lịch sử Mỹ
Tổng thống Donald Trump cho rằng ông đã có một trong những sự khởi đầu thành công nhất trong lịch sử nước Mỹ trên cương vị lãnh đạo Nhà Trắng, bất chấp một loạt vụ lùm xùm xảy ra suốt thời gian qua.
Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Reuters)
“Tôi nghĩ chúng ta đã có một trong 13 tuần thành công nhất trong lịch sử tổng thống Mỹ”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên trên chuyên cơ Không Lực Một khi ông chuẩn bị tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Palm Beach, bang Florida để đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 6/4.
Theo The Hill, Tổng thống Trump đã nêu ra một loạt các thành tựu mà ông cho là đã làm nên sự thành công trong những tuần làm việc đầu tiên của ông, bao gồm việc tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, các cuộc đàm phán để giảm giá các chuyên cơ dành cho tổng thống cũng như các trang thiết bị quân sự, cùng với đó là các kế hoạch xây dựng lực lượng quân đội Mỹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Trump dường như bị nhầm lẫn về thời gian tại nhiệm của mình. Trên thực tế, tính từ ngày ông tuyên thệ nhậm chức 20/1 cho tới ngày hôm qua 6/4, ông mới chính thức đảm đương công việc của tổng thống được 11 tuần, chứ không phải 13 tuần như ông tuyên bố ở trên.
Trong khi đó, truyền thông Mỹ đặt ra nghi vấn về tuyên bố “13 tuần thành công nhất” của tân Tổng thống trong bối cảnh chính quyền mới vấp phải một loạt vụ ồn ào suốt thời gian qua và dường như có sự khởi đầu không mấy suôn sẻ.
Cho đến nay, Tổng thống Trump vẫn phải đau đầu vì cuộc tranh cãi liên quan tới mối quan hệ giữa đội ngũ cộng sự của ông với Nga. Đây cũng là lý do khiến Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn, một vị trí do chính ông Trump bổ nhiệm, phải từ chức hồi tháng 2. Ngoài ra, các cơ quan tình báo của lưỡng viện và Cục Điều tra liên bang (FBI) cũng đang vào cuộc để làm rõ nghi vấn mối quan hệ này.
Liên quan tới các sắc lệnh hành pháp, do không vận động được đủ sự ủng hộ, Tổng thống Trump buộc phải rút lại kế hoạch bỏ phiếu tại Hạ viện về dự luật cải cách y tế nhằm thay thế cho chương trình chăm sóc y tế Obamacare của chính quyền tiền nhiệm. Trong khi đó, sắc lệnh di trú gây tranh cãi của ông của Nhà Trắng cũng liên tục vấp phải sự phản kháng gay gắt của giới tư pháp và một bộ phận công chúng, buộc ông phải sửa đổi lại lần hai nhưng vẫn bị khởi kiện như lần đầu.
Tuy nhiên, theo Business Insider, những nỗ lực của ông Trump sau hơn 2 tháng tại nhiệm cũng mang lại một số kết quả tích cực cho nước Mỹ. Các báo cáo về việc làm tại Mỹ trong những tuần qua được đánh giá là tích cực. Thị trường chứng khoán cũng có xu hướng khởi sắc kể từ sau cuộc bầu cử Mỹ vào mùa thu năm ngoái trong khi một báo cáo mới được công bố hồi đầu tuần này cho thấy thâm hụt thương mại hàng tháng cũng đã giảm. Ngoài ra, Bộ An ninh nội địa gần đây cũng thông báo rằng số trường hợp vượt biên trái phép qua biên giới Mỹ – Mexico đã giảm đáng kể trong thời gian qua.
Thành Đạt
Theo Dantri
Những lá bài chủ trong tay ông Tập Cận Bình để chơi với Mỹ
Mấy ngày nữa, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ cất công sang Mỹ hội kiến với ông Trump. Ông Tập Cận Bình hiện đã có được trong tay một số con chủ bài quan trọng để chơi với chính quyền mới ở Mỹ ván bài lợi ích và ưu thế địa chiến lược mới ở khu vực này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) sắp thăm Mỹ.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường là đại diện cao cấp nhất của nước này tới thăm Australia kể từ khi hai nước thoả thuận thiết lập khu vực mậu dịch tự do năm 2013 đến nay. Từ trước thời điểm ấy, hai nước đã trở thành đối tác rất quan trọng của nhau về kinh tế, thương mại và đầu tư. Bối cảnh tình hình mới ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và sự thay đổi chính quyền ở Mỹ làm cho mối quan hệ đối tác không mới này có được giá trị mới.
Trung Quốc hiện là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư quan trọng nhất của Australia. Năm ngoái, kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước đạt trên 107 tỷ USD và cho tới nay, Trung Quốc đã đầu tư hơn 100 tỷ USD vào Australia. Đổi lại, Australia là một trong những nguồn cung ứng nguyên vật liệu quan trọng nhất đối với Trung Quốc. Chính vì sự gắn kết và ràng buộc lợi ích này mà những bất đồng quan điểm và nghi ngại lẫn nhau về chính trị an ninh và đối ngoại tồn tại lâu nay không gây tổn hại cơ bản gì tới mức độ phát triển quan hệ hợp tác song phương nói chung.
Australia là một trong những mắt xích quan trọng nhất trong triển khai chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, còn được gọi là chiến lược xoay trục của Mỹ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc nhìn nhận trong đó ý đồ chiến lược của Mỹ là đối phó và kiềm chế Trung Quốc. Australia lại không dấu diếm sự phản đối những ý đồ và hành động của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, lo ngại từ đó những mối đe doạ trực tiếp tới an ninh của Australia. Những khúc mắc này không hẳn không mang tính nguyên tắc, nhưng cho tới nay không cản trở sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hợp tác giữa hai nước
Chính quyền mới ở Mỹ sau hơn hai tháng nay chưa bộc lộ rõ nét định hướng chính sách mới riêng đối với khu vực và đặc biệt đối với Trung Quốc. Mọi dấu hiệu cho thấy về đối ngoại và chính trị an ninh, chính quyền này trong thời gian nhất định ở phía trước chưa điều chỉnh cơ bản, nhưng về thương mại thì có thể khác. Tân tổng thống Mỹ Donald Trump vốn từ trước khi đắc cử đã không ngừng cổ suý cho chủ nghĩa bảo hộ và đã rút nước Mỹ ra khỏi thoả thuận với 11 quốc gia khác, trong đó có Australia, về Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), không theo đuổi loại thoả thuận mậu dịch tự do đa phương mà hướng vào thoả thuận mậu dịch tự do song phương.
Trung Quốc không tham gia TPP mà đề xướng một số chương trình, kế hoạch và khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư đa phương khác với vai trò hạt nhân và dẫn dắt do Trung Quốc đảm nhận. Trung Quốc trở nên quan trọng hơn nhiều đối với Australia chính vì thế. Nhưng đồng thời Australia cũng quan trọng hơn trước đối với Trung Quốc chính vì thế. Australia tìm kiếm đối tác mới để đối phó với nguy cơ về chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, để bổ xung cho TPP không có Mỹ hoặc để thay thế TPP nếu như TPP tan rã vì không có sự tham gia của Mỹ. Tranh thủ và lôi kéo được Australia về phía mình, Trung Quốc không chỉ có thêm đối tác tham gia những ý tưởng đầy tham vọng của Trung Quốc về hợp tác và liên kết châu lục mà còn có thể phân hoá Mỹ với Australia.
Giữa Trung Quốc và Mỹ luôn có cuộc cạnh tranh chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Quốc thừa biết rằng Mỹ không thể không liên minh, liên kết với các nước trong khu vực nếu muốn đối phó và kiềm chế Trung Quốc. Ông Lý Khắc Cường còn tới thăm cả New Zealand và vài đảo quốc nữa, nhưng Australia mới là điểm dừng chân quan trọng nhất lần này đối với thủ tướng Trung Quốc. Mấy ngày nữa, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ cất công sang Mỹ hội kiến với ông Trump. Ông Tập Cận Bình hiện đã có được trong tay một số con chủ bài quan trọng để chơi với chính quyền mới ở Mỹ ván bài lợi ích và ưu thế địa chiến lược mới ở khu vực này.
Theo Danviet
Trump bỏ qua Trung Quốc, tuyên bố sẽ tự xử Triều Tiên Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh mẽ tuyên bố rằng, Mỹ sẵn sàng hành động đơn phương để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên nếu Trung Quốc không không có ý định giúp đỡ ngay trước thềm hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có...