Ông Trump sẽ tiếp cận và có thể thay đổi quyền lực tổng thống như thế nào?
Chỉ còn 3 ngày nữa, ông Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ lần thứ hai, đán.h dấu sự trở lại ngoạn mục sau thất bại trong cuộc tái tranh cử năm 2020.
Ông Donald Trump tại Trung tâm Hội nghị Palm Beach, bang Florida. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, bắt đầu từ ngày 20/1, hứa hẹn sẽ là một phép thử lớn cho phong cách lãnh đạo cứng rắn của ông tại Nhà Trắng. Phương thức ông điều hành có thể tạo ra những thay đổi sâu sắc đối với văn phòng tổng thống, một thể chế vốn đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua, nhưng cũng phải đối mặt với sự kiểm soát từ các nhánh lập pháp và tư pháp của Chính phủ Mỹ.
Ông Trump từng làm dấy lên nhiều tranh cãi về thẩm quyền của tổng thống trong nhiệm kỳ đầu tiên, và những tuyên bố của ông về quyền lực này tiếp tục khiến các chuyên gia phải lo ngại về những gì sẽ diễn ra trong 4 năm tới.
Giáo sư Marjorie Cohn tại Trường Luật Thomas Jefferson, cảnh báo rằng nhiệm kỳ thứ hai của Trump có thể làm thay đổi căn bản cách các cơ quan liên bang giám sát các lĩnh vực quan trọng như y tế, an toàn, nước, khí hậu và lao động. Bà Cohn cũng cho rằng những quyết định của ông Trump, đôi khi bị chi phối bởi mong muốn cá nhân, có thể khiến ranh giới giữa quyền hạn của các cơ quan thực thi pháp luật và tình báo liên bang trở nên mờ nhạt.
Mở rộng quyền lực tổng thống
Dự đoán chính xác những gì ông Trump sẽ làm trong nhiệm kỳ thứ hai là một thử thách khó khăn. Tuy nhiên, theo ông Mitchel Sollenberger, Giáo sư tại Đại học Michigan-Dearborn, phong cách cứng rắn của ông Trump có thể sẽ khác biệt so với các mục tiêu thực tế mà ông theo đuổi.
Giáo sư Sollenberger cho rằng quyền lực tổng thống đã dần mở rộng trong suốt các nhiệm kỳ trước, nhờ sự thận trọng của Quốc hội trong việc thu hẹp quyền hạn của tổng thống. Đây là một phần trong xu hướng chung của một kỷ nguyên mà ông Sollenberger gọi là “chủ nghĩa tổng thống”, hay “chính quyền lấy tổng thống làm trung tâm” khi mà tổng thống trở thành trung tâm của quyền lực hành pháp.
Giáo sư Sollenberger lập luận trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã tham gia vào xu hướng này, giống như những người tiề.n nhiệm của ông trong suốt 100 năm qua, khi họ gia tăng quyền lực của tổng thống thông qua các sắc lệnh hành pháp và các quyết định chính trị quan trọng. Tuy nhiên, ông Trump không phải là người duy nhất theo đuổi quyền lực này. Ví dụ, Tổng thống George W. Bush đã thông qua Đạo luật Ủy quyền Sử dụng Lực lượng Quân sự (AUMF) năm 2001, tạo cơ sở pháp lý để ông thực hiện “cuộc chiến chống khủn.g b.ố toàn cầu” bằng mọi lực lượng cần thiết.
Ông Sollenberger nhấn mạnh rằng quyền lực của tổng thống sẽ tiếp tục được định hình thông qua sự “cho và nhận” giữa các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp. Ông Trump cũng sẽ nhận được sự ủng hộ từ Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát, cùng với Tòa án Tối cao có xu hướng bảo thủ, với ba vị thẩm phán mà ông đã bổ nhiệm trong nhiệm kỳ đầu.
Dự án 2025 và sự kiểm soát chính trị
Ông Donald Trump (giữa) tại phiên xét xử của Tòa án tối cao New York ngày 11/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Một trong những chiến lược lớn mà ông Trump đang thực hiện là mở rộng đội ngũ “người đứng đầu chính sách” – mà không cần sự xác nhận của Thượng viện. Các nhân vật chủ chốt trong chiến lược này đã tham gia vào Dự án 2025, một lộ trình chính sách cực kỳ bảo thủ do Heritage Foundation xây dựng. Dù ông Trump không công khai ủng hộ Dự án 2025, nhưng các quyết định nhân sự của ông cho thấy một số mục tiêu của dự án này có thể trở thành trọng tâm trong chương trình nghị sự của ông.
“Ông trùm biên giới” Tom Homan, Phó giám đốc chính sách Stephen Miller, và ông Russell Vought, người được Trump chọn làm giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách, đều tham gia Dự án 2025. Ông Vought thậm chí còn là tác giả của chương thẩm quyền của tổng thống.
Theo phân tích của Trung tâm Tiến bộ Mỹ, Dự án 2025 có thể “phá vỡ hệ thống kiểm tra và cân bằng”, tái cấu trúc một nhánh hành pháp mạnh mẽ và không bị ràng buộc. Báo cáo cảnh báo rằng quyền lực tổng thống có thể trở nên “không giới hạn”, qua đó có thể ảnh hưởng sâu rộng đến quyền lực của đất nước và cuộc sống của người dân Mỹ.
Quyền miễn trừ của tổng thống
Phán quyết của Tòa án Tối cao vào tháng 7/2024 về quyền miễn trừ của tổng thống đối với các hành vi chính thức có thể là động lực lớn cho ông Trump trong nhiệm kỳ thứ hai.
Nhóm luật sư của ông Trump đã sử dụng phán quyết này để bảo vệ Tổng thống đắc cử khỏi các cáo buộc hình sự chống lại ông – bao gồm cả bản cáo trạng liên bang cáo buộc ông tìm cách lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020 và các sự kiện liên quan đến cuộc tấ.n côn.g vào Điện Capitol vào ngày 6/1/2021.
Mặc dù phán quyết này còn nhiều bất cập, nó được kỳ vọng sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ông Trump, giúp ông tránh được các hậu quả pháp lý nghiêm trọng sau khi trở lại vai trò tổng thống. Các vụ án liên quan đến việc can thiệp bầu cử và gian lận kinh doanh vẫn đang bị đình trệ hoặc bị hủy bỏ, nhờ vào chính sách không truy tố các tổng thống đương nhiệm của Bộ Tư pháp.
Tuy nhiên, các nhà phân tích như Sollenberger cho rằng ông Trump sẽ tiếp tục thử thách giới hạn quyền lực của tổng thống trong nhiệm kỳ mới, điều này sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với hệ thống pháp lý và chính trị của Mỹ.
Iran hé lộ tàu do thám hiện đại trong cuộc tập trận rầm rộ
Truyền thông Iran cho biết tàu do thám mới do nước này sản xuất được trang bị 'cảm biến điện tử', vũ khí đán.h chặn, cùng các khả năng tình báo và mạng khác.
Tàu Zagros của Hải quân Iran. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TASNIM
Hãng AFP ngày 15.1 đưa tin quân đội Iran vừa công khai một tàu do thám tiên tiến, khi các lực lượng quân sự nước này tiến hành tập trận trên toàn quốc tập trung vào việc bảo vệ các cơ sở hạt nhân của đất nước.
"Tàu tình báo tín hiệu đầu tiên của đất nước, có tên là Zagros, được bổ sung vào các hoạt động chiến đấu của hải quân", theo Đài truyền hình nhà nước Iran đưa tin.
Theo đó, tàu do Iran sản xuất được trang bị "cảm biến điện tử", vũ khí đán.h chặn và các khả năng tình báo và mạng khác.
Việc ra mắt tàu Zagros diễn ra vài ngày sau khi Iran khai mạc cuộc tập trận quân sự lớn do quân đội và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiến hành, dự kiến sẽ kéo dài đến giữa tháng 3 và tập trung vào việc bảo vệ các địa điểm hạt nhân quan trọng bao gồm Natanz, Fordow và Khondab.
Giới chức Israel đán.h giá khả năng tấ.n côn.g các cơ sở hạt nhân Iran
Đô đốc Hải quân Shahram Irani cho biết tàu do thám mới "sẽ là con mắt giám sát của Hải quân Iran ở vùng biển sâu và đại dương".
Vào tháng 10, người phát ngôn của chính phủ Iran cho biết nước này có kế hoạch tăng ngân sách quân sự lên khoảng 200% để đối mặt với các mối đ.e dọ.a ngày càng gia tăng.
Cuộc tập trận diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng với Israel và Mỹ. Cuộc tập trận diễn ra trùng với lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20.1 tới.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận mang tính bước ngoặt năm 2015 nhằm hạn chế các hoạt động hạt nhân của Tehran, đồng thời áp đặt lại các lệnh trừng phạt nghiêm khắc.
Ông Trump cũng cầm quyền trong thời gian Mỹ tiến hành vụ tập kích bằng máy bay không người lái vào Iraq khiến vị tướng hàng đầu của IRGC là ông Qassem Soleimani thiệ.t mạn.g.
Nhiều doanh nghiệp công nghệ mạnh tay chi cho lễ nhậm chức của ông Trump Nhiều CEO các công ty công nghệ đã đến gặp ông Trump tại Mar-a-Lago sau kỳ bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, cũng như công bố những khoản tài trợ lớn cho quỹ nhậm chức của vị tổng thống đắc cử này. Ông Donald Trump phát biểu trước những người ủng hộ tại Trung tâm Hội nghị Palm Beach, bang Florida. Ảnh:...