Ông Trump sẽ đem lại thay đổi nào với quân đội Mỹ?
Chính quyền Trump 2.0 dự kiến sẽ mang tới một số thay đổi với quân đội Mỹ, từ chính sách đối với binh sĩ lẫn triển vọng triển khai quân đội ngay trên đất Mỹ để xử lý vấn đề nội bộ.
Ông Trump cùng các binh sĩ Mỹ tại Nhật Bản, tháng 5/2019 (Ảnh: Reuters).
Trước khi nhiệm kỳ bắt đầu, Tổng thống Donald Trump đã có nhiều quyết định chưa có tiề.n lệ.
Một trong số đó là đề cử ông Pete Hegseth, người dẫn chương trình của Fox News, vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng. Dù đã từng trực tiếp phục vụ tại Afghanistan và Iraq, ông Hegseth được coi vẫn thiếu kinh nghiệm điều hành chính sách quân sự – quốc phòng ở cấp cao.
Ông Hegseth hôm 24/1 đã được phê chuẩn làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Qua các phát biểu của ông Trump và ông Hegseth, giới quan sát đang dần hình dung những thay đổi đối với quân đội Mỹ, tập trung vào ba khía cạnh: quyền của các binh sĩ nữ và chuyển giới, khả năng điều động quân đội trên lãnh thổ Mỹ và khả năng đổi lại tên các căn cứ quân sự được đặt theo tướng lĩnh Liên minh miền Nam trong Nội chiến Mỹ.
Quyền của binh sĩ nữ và chuyển giới
Thay đổi đầu tiên có thể là đối với vai trò của phụ nữ trong quân đội Mỹ. Ông Hegseth từng bày tỏ quan điểm không muốn để phụ nữ trực tiếp chiến đấu trên chiến trường.
“Chúng ta không nên để phụ nữ trực tiếp chiến đấu. Điều này không làm chúng ta hiệu quả và mạnh mẽ hơn mà chỉ khiến việc chiến đấu trở nên phức tạp hơn”, ông nói trong một chương trình podcast hồi đầu tháng 11.
Sau khi bị các thượng nghị sĩ chất vấn trong phiên điều trần tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện, ông Hegseth dường như đã có quan điểm mềm mỏng hơn đôi chút. Hôm 14/1, ông tuyên bố sẽ tiếp tục cho phép phụ nữ tiếp tục ra chiến trường nếu kết quả đán.h giá nội bộ cho thấy họ đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như với nam giới, theo ABC News.
Theo số liệu của Lầu Năm Góc, 17,5% binh sĩ tại ngũ trong quân đội Mỹ là phụ nữ. Tỷ lệ này trong lực lượng dự bị còn cao hơn – 21.6%.
Từng có thời gian dài trong lịch sử nước Mỹ, phụ nữ không được trực tiếp chiến đấu trên chiến trường. Một đạo luật năm 1948 cho phép phụ nữ tham gia quân đội, nhưng giới hạn tỷ lệ và ngăn họ ra trận.
Phải tới đầu những năm 90 của thế kỷ trước, các nữ phi công mới được trực tiếp ra trận. Tới năm 2013, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức dỡ bỏ hạn chế đối với binh lính nữ trên chiến trường. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thay đổi về chính sách và chưa được đưa vào luật – đồng nghĩa với việc các Bộ trưởng Quốc phòng trong tương lai có thể đảo ngược điều này.
Nhìn rộng hơn, cả chương trình thúc đẩy sự tham gia của các nhóm yếu thế trong quân đội Mỹ (DEI) cũng sẽ bị thách thức dưới thời Trump 2.0.
Ông Hegseth từng đề cập đến khả năng sa thải tướng CQ Brown, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cùng một số tướng lĩnh cấp cao khác vì những sáng kiến trong chương trình DEI, cũng như vụ rút quân hỗn loạn khỏi Afghanistan,
Trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, ông Hegseth sẽ có quyền đề xuất sa thải các lãnh đạo quân đội. Quyền quyết định cuối cùng thuộc về ông Trump. Việc trực tiếp đuổi các tướng lĩnh khỏi quân đội có thể gặp khó khăn nếu họ không tự nguyện từ chức. Tuy nhiên, ông Trump có thể đưa họ sang một vị trí khác có trần quân hàm thấp hơn, khiến họ không thể giữ quân hàm cũ.
Quyền lợi đối với người chuyển giới phục vụ trong quân đội Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã ban hành quy định yêu cầu các binh sĩ chuyển giới sử dụng giới tính được ghi trên giấy khai sinh, trừ các trường hợp đặc biệt.
Quy định này đã bị ông Biden bãi bỏ năm 2021. Dù vậy, ông Trump hoàn toàn có thể áp đặt lại quy định sau khi trở lại Nhà Trắng.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth (Ảnh: Reuters).
Điều động binh lính trong nội địa
Một thay đổi nữa mà ông Trump có thể thực hiện là cách thức quân đội Mỹ sẽ được sử dụng để xử lý các vấn đề nội bộ.
Lần cuối cùng một tổng thống Mỹ điều động quân đội trong nước trong khuôn khổ Đạo luật Chống nổi dậy là năm 1992 – khi cuộc bạo loạn tại Los Angeles bùng phát.
Khi đó, quân đội chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ lực lượng cảnh sát. Cuộc bạo loạn khiến 63 người chế.t và 2.383 người bị thương – tuy nhiên không có thương vong nào gây ra bởi quân đội.
Việc sử dụng quân đội để xử lý các thách thức nội bộ là vấn đề tương đối nhạy cảm tại Mỹ. Tuy tổng thống nắm quyền tổng tư lệnh quân đội, cơ quan quản lý hoạt động trong nước của quân đội là quốc hội.
Tuy vậy, ông Trump dường như sẵn sàng sử dụng quân đội hơn so với những người tiề.n nhiệm. Chỉ hai tuần sau khi thắng cử, ông xác nhận dự định ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc và sử dụng quân đội để trục xuất người nhập cư.
Ngoài ra, ông Trump cũng tuyên bố có thể dụng quân đội để đối phó với các cuộc biểu tình trong nước. Theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump từng hỏi ông về khả năng “bắn vào chân” những người biểu tình khi nước Mỹ đối mặt với các cuộc biểu tình lớn sau khi cảnh sát Mỹ làm chế.t George Floyd, một người Mỹ da màu.
Giờ đây, theo các nguồn tin của Politico, nội bộ quân đội Mỹ đang ngầm tranh luận về cách thức phản ứng trong trường hợp ông Trump điều binh lính để giải quyết vấn đề nội bộ.
Nhiều người lo ngại việc sử dụng quân đội có thể gây đổ má.u do quân đội Mỹ chủ yếu được huấn luyện để đối phó với kẻ thù bên ngoài. Cách duy nhất để tránh nguy cơ này là xây dựng một bộ quy tắc triển khai quân đội trong nước. Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi thời gian và công sức huấn luyện.
“Nhiều người – bao gồm các viên chức dân sự của Bộ Quốc phòng và quân nhân tại ngũ – đã bày tỏ quan ngại với tôi về những điều họ cho rằng sẽ xảy ra”, ông Mark Zaid, một luật sư chuyên đại diện cho các quân nhân, nói với Politico.
Theo quy tắc của quân đội Mỹ, các binh sĩ chỉ có nghĩa vụ không tuân thủ các mệnh lệnh vi phạm pháp luật rõ ràng. Tuy nhiên, Đạo luật Chống nổi dậy cho phép ông Trump thẩm quyền đáng kể.
“Thực tế đơn giản là Đạo luật Chống nổi dậy cho tổng thống quyền sử dụng quân đội để đảm nhận vai trò của cảnh sát trong nước, quyền này có thể được tổng thống sử dụng tùy theo ý mình một cách nguy hiểm”, ông Joseph Nunn, chuyên gia tại Trung tâm Công lý Brennan trực thuộc Trường Luật, Đại học New York, nói.
Kể cả khi không đồng tình về mặt đạo đức, các sĩ quan và binh sĩ Mỹ có ít lựa chọn nếu ông Trump ra lệnh. Nếu không, họ có thể bị buộc xuất ngũ hoặc thậm chí phải ra tòa án binh.
Đổi tên căn cứ quân sự
Một ý định khác mà ông Trump đã đề cập tới trong chiến dịch tranh cử là trả lại tên gọi các căn cứ quân sự được đặt theo tên các tướng lĩnh Liên minh miền Nam trong Nội chiến Mỹ.
Phát biểu trong một cuộc vận động tranh cử tại bang North Carolina hồi tháng 10/2024, ông Trump cam kết sẽ đổi lại tên căn cứ lớn nhất của Lục quân Mỹ thành “Fort Bragg” – vốn được đặt tên theo một vị tướng của Liên minh miền Nam. Cuộc vận động diễn ra cách căn cứ chỉ hơn 10 cây số.
“Tôi sẽ làm điều đó”, ông Trump khẳng định. “Đây không phải lúc để đổi tên. Chúng ta sẽ không đổi tên”.
Hồi tháng 10/2023, hàng loạt căn cứ quân sự ở các bang miền Nam nước Mỹ được đặt tên mới, xóa bỏ các tên liên quan tới các tướng lĩnh của Liên minh miền Nam. Ngoài ông Trump, ông Hegseth cũng từng lên tiếng phản đối sự thay đổi này.
Một số chuyên gia kỳ vọng luật pháp Mỹ sẽ ngăn cản kế hoạch đổi tên căn cứ quân sự của chính quyền mới. Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2020 cấm Bộ trưởng Quốc phòng và quan chức phụ trách các quân chủng đặt tên các tài sản quân sự liên quan tới chế độ Liên minh miền Nam. Điều trớ trêu là đạo luật này do đích thân ông Trump ký.
Tuy nhiên, ông Trump có thể ban hành một sắc lệnh hành pháp do NDAA 2020 không trực tiếp cấm tổng thống làm điều này.
Việc đổi tên năm 2023 từng tiêu tốn của quân đội Mỹ gần 10 triệu USD. Nếu đổi lại tên như cũ, số tiề.n phải chi ra sẽ không quá chênh lệch. Đây cũng sẽ là nhân tố chính quyền mới cần tính đến.
Lầu Năm Góc chuẩn bị kịch bản ông Trump trở lại Nhà Trắng
Các quan chức tại Lầu Năm Góc đang có những cuộc thảo luận không chính thức về việc phải làm gì nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra những mệnh lệnh gây tranh cãi.
Theo Đài CNN ngày 8.11, các quan chức quốc phòng giờ đây chuẩn bị những kịch bản có thể diễn ra những thay đổi lớn ở Lầu Năm Góc. Ngoài ra, cơ quan quân sự của Mỹ cũng băn khoăn về cách xử lý nếu ông Trump đưa ra những mệnh lệnh gây tranh cãi cho quân đội.
Cựu Tổng thống Donald Trump và phu nhân Melania chụp ảnh với quân nhân Mỹ trong chuyến thăm căn cứ Mỹ tại Iraq năm 2018. ẢNH: REUTERS
"Chúng tôi đang dự trù những kịch bản xấu nhất, song chúng tôi vẫn chưa biết sẽ thực hiện như thế nào", một quan chức quốc phòng nói. Việc ông Trump đắc cử cũng đặt ra vấn đề nếu tổng thống, vị trí cũng đảm nhận vai trò tổng tư lệnh quân đội Mỹ, đưa ra một mệnh lệnh phi pháp.
"Quân đội phải tuân thủ luật pháp và không nghe theo những mệnh lệnh trái luật. Tuy nhiên, sau đó sẽ như thế nào, liệu các lãnh đạo cấp cao trong quân đội sẽ phải từ chức, hay việc không nghe theo mệnh lệnh sẽ bị coi là bỏ rơi người dân?", một quan chức khác nói với CNN.
Tái đắc cử, ông Trump đặt ai vào 'danh sách đen'?
Trước đó, ông Trump đã để ngỏ khả năng dùng lực lượng tại ngũ để thực thi pháp luật trong nước và thi hành chính sách trục xuất hàng loạt, đồng thời ám chỉ việc sẽ loại bỏ "những cá nhân tham nhũng" trong quân đội.
Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump được cho là có nhiều lần căng thẳng với các lãnh đạo cấp cao, bao gồm cựu đại tướng Mark Milley, người từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ. Tháng trước, ông Trump cho biết quân đội nên được sử dụng để giải quyết những gì ông gọi là "kẻ thù từ bên trong" và "những người cực đoan cánh tả".
Về mặt pháp lý, tổng thống Mỹ có thể kích hoạt Đạo luật nổi loạn, nêu rằng trong trường hợp đặc biệt cần phải bảo vệ những quyền hiến định, tổng thống có thể đơn phương triển khai quân đội trong nước. Mỹ ngoài ra có Đạo luật Posse Comitatus - ngăn việc triển khai quân đội để thực thi pháp luật trong nước trừ khi quốc hội phê duyệt - song luật này có ngoại lệ trong trường hợp nổi loạn và khủn.g b.ố, do đó người đứng đầu Nhà Trắng có thể viện dẫn Đạo luật nổi loạn để điều động quân đội.
Hôm 5.11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói rằng: "Tôi hoàn toàn tin tưởng các nhà lãnh đạo của chúng ta sẽ tiếp tục làm điều đúng đắn bất kể chuyện gì xảy ra. Tôi cũng tin rằng quốc hội sẽ tiếp tục làm những điều đúng đắn để hỗ trợ quân đội".
Đường đua vào Nhà Trắng 'nổi bão' vì phát biểu của ông Trump Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt áp lực sau khi cho rằng cần phải triển khai quân đội Mỹ xử lý các đối tượng mà ông gọi là "kẻ thù nội tại" vào ngày bầu cử Mỹ. Trong bối cảnh chiến dịch tranh cử năm 2024 ở Mỹ đang tiến vào giai đoạn cuối cùng, chiến dịch tranh cử của...