Ông Trump ‘nói hớ’, giám đốc tài chính Huawei có thể thoát nguy cơ bị dẫn độ
Với tuyên bố “có thể can thiệp”, Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã vô tình tạo ra tình tiết có lợi cho Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, người vừa được tòa án Canada cho tại ngoại và chờ phán quyết dẫn độ sang Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Một tòa án ở Canada ngày 11/12 đã cho phép bà Mạnh Vãn Chu, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính Huawei, được tại ngoại. Phán quyết đưa ra trong bối cảnh bà Mạnh đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ và chịu án tù ở Mỹ vì bị cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Washington.
Ngay sau phán quyết của tòa án Canada, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông có thể can thiệp vào vụ việc của Bộ Tư pháp Mỹ nhằm vào bà Mạnh nếu cảm thấy điều đó giúp thúc đẩy thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Giới chuyên gia luật và giới chức Canada cho rằng, bình luận này của của ông Trump có thể cho phép các luật sư của bà Mạnh vin vào đó để nói rằng vụ việc nhằm vào bà Mạnh mang động cơ chính trị và các thẩm phán Canada có thể lo ngại có sự lạm dụng hệ thống tòa án ở đây.
“Ông ấy (Tổng thống Trump) đã tạo cho các luật sư của bà Mạnh Vãn Chu cơ hội để lập luận rằng vụ khởi tố nhằm vào bà ấy đã bị chính trị hóa và quy trình dẫn độ sẽ bị chấm dứt”, Robert Currie, một giáo sư về luật quốc tế tại Đại học Dalhousie nhận định.
Các công tố viên Mỹ cáo buộc bà Mạnh lừa đảo nhiều ngân hàng đa quốc gia về các giao dịch liên quan đến Iran, khiến các ngân hàng đó có nguy cơ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Bà Mạnh đến nay vẫn bác bỏ các cáo buộc.
Nếu thẩm phán Canada cho rằng vụ án đủ nghiêm trọng, Bộ trưởng Tư pháp nước này sẽ quyết định tiếp có dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ theo đề nghị của Washington hay không. Khi đó, bà Mạnh sẽ phải đối mặt với án 30 năm tù ở Mỹ.
Các luật sư của bà Mạnh hiện chưa đưa ra bất cứ bình luận nào. Trong khi đó, nhiều nghị sĩ Mỹ đã lên tiếng chỉ trích bình luận của ông Trump.
Giám đốc tài chính Huawei lần đầu xuất hiện sau khi được tại ngoại
Trong một phiên điều trần tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện ngày 12/12, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal nói, ông vô cùng quan ngại với bình luận của ông Trump bởi nó khiến người khác có cảm giác hành pháp của Mỹ là “công cụ của cả thương mại, ngoại giao và chính trị”.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ John Demers nói, cơ quan của ông không phải “một công cụ của thương mại”. “Những gì mà chúng tôi làm ở Bộ Tư pháp là hành pháp. Chúng tôi không làm thương mại”, ông Demers nói.
Về phía Canada, Ngoại trưởng Chrystia Freeland nhấn mạnh không nên chính trị hóa các quy trình pháp lý và cũng cho rằng các luật sư của bà Mạnh có thể vin vào bình luận của ông Trump nếu họ tìm cách ngăn lệnh dẫn độ.
Bennett Gershman, một giáo sư Trường luật Pace tại New York, cho rằng: “Dường như ông Trump đang tận dụng vụ việc này làm quân bài đàm phán trong các thỏa thuận thương mại”. Giới chuyên gia cảnh báo, lợi dụng vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei làm quân bài đàm phán có thể tạo ra “tiền lệ nguy hiểm” và tác động tiêu cực đến sự an toàn của người Mỹ ở nước ngoài.
Michael Zeldin, một chuyên gia phân tích luật của CNN, bình luận: “Sự nguy hiểm ở đây là những hệ quả ngoài ý muốn khi một công dân Mỹ ở nước ngoài bị bắt giữ làm con tin vì những mục đích kinh tế, thương mại. Nếu tôi là cố vấn của tổng thống, tôi sẽ nói rằng, hai điều này không nên đi liền với nhau”.
Bà Mạnh Vãn Chu bị giới chức Canada bắt giữ hôm 1/12 theo yêu cầu của Mỹ. Vụ bắt giữ diễn ra vào thời điểm Mỹ, Trung Quốc căng thẳng vì các vấn đề thương mại. Hai bên đã đạt được một thỏa thuận “đình chiến” thương mại tạm thời hôm 1/12. Nhiều ý kiến cho rằng, Washington đang dùng vụ việc này để gây sức ép đàm phán với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Washington đã bác bỏ cáo buộc này.
Theo Dantri
Cuộc sống đời tư ít biết của Giám đốc tài chính Huawei
Giống cha mình, nhà sáng lập tập đoàn Huawei, Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu khá kín tiếng trước truyền thông. Những thông tin ít ỏi về đời tư của bà chỉ được tiết lộ mới đây trong hồ sơ gửi tòa án Canada để xin tại ngoại, tránh nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt.
Vợ chồng bà Mạnh sở hữu 2 căn hộ triệu "đô" ở Vancouver. (Ảnh: Getty)
Sở hữu 2 căn hộ triệu "đô" ở Vancouver
Bà Mạnh Vãn Chu là con gái cả của nhà sáng lập Huawei Ren Zhengfei, người được cho là sở hữu khối tài sản lên tới 3,2 tỷ USD theo số liệu của Forbes.
Bà Mạnh chưa từng xuất hiện trong danh sách Hurun Rich liệt kê những người giàu có nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, một điều gần như chắc chắn rằng bà sở hữu một khối tài sản không hề nhỏ.
Theo tài liệu từ tòa án, bà Mạnh và chồng là Lưu Hiểu Tông sở hữu 2 căn hộ ở Vancouver, một căn trị giá 5,6 triệu đô la Canada (4,2 triệu USD), căn còn lại trị giá 16,3 triệu đô la Canada (12,2 triệu USD). Vợ chồng hộ sẵn sàng dùng hai căn hộ này cùng với tiền mặt để bảo lãnh tại ngoại cho bà Mạnh.
Thường trú tại Canada
Bà Mạnh được cho là sở hữu ít nhất 7 hộ chiếu Trung Quốc và Hong Kong. (Ảnh: SCMP)
Trong văn bản gửi tòa án, bà Mạnh cho biết, bà và gia đình có mối quan hệ gần gũi với Canada. Bà tới Canada lần đầu tiên vào năm 2003. Kể từ đó, bà thường xuyên qua lại giữa Canada và quê nhà Trung Quốc. Ban đầu bà chỉ đến Canada với tư cách là khách du lịch, nhưng cũng đã có lúc được cấp quyền thường trú tại Canada.
Sau khi bà Mạnh bị giới chức Canada bắt giữ hôm 1/12, mạng xã hội Trung Quốc bắt đầu xuất hiện những đồn đoán về mối quan hệ giữa nữ doanh nhân này với Canada.
Trung Quốc không công nhận việc công dân sở hữu cùng lúc 2 quốc tịch. Tuy nhiên, nhiều người Trung Quốc khi học tập và làm việc ở nước ngoài có thể vẫn sở hữu hộ chiếu của các nước khác song không công bố.
Bà Mạnh khẳng định, hiện bà chỉ sở hữu hộ chiếu của Trung Quốc và đặc khu Hong Kong. Giới chức Mỹ nói rằng trong vòng 11 năm qua, bà Mạnh sở hữu ít nhất 7 hộ chiếu Trung Quốc và Hong Kong.
Từng điều trị ung thư
Bà Mạnh từng phẫu thuật do ung thư tuyến giáp. (Ảnh: AFP)
Bà Mạnh từng mắc ung thư tuyến giáp và phải trải qua phẫu thuật vào năm 2011. Với ung thư tuyến giáp, nếu được phát hiện và xử lý sớm, bệnh nhân hoàn toàn có thể khỏi bệnh.
Ngoài ung thư, các luật sư của bà Mạnh cho biết với tòa án rằng, nữ doanh nhân này còn bị bệnh cao huyết áp nhiều năm nay. Năm ngoái, bà từng phải phẫu thuật quai hàm và cổ họng để xử lý vấn đề ngưng thở khi ngủ.
Theo hồ sơ gửi tòa án, ngay sau khi bị bắt hôm 1/12 ở Vancouver, bà Mạnh phải được cấp cứu trong một bệnh viện gần đó vì huyết áp cao.
Bà mẹ 4 con
Bà Mạnh có 4 người con gồm cả con chung và con riêng. Trong ảnh: Bà Mạnh cùng chồng, bố mẹ chồng và 2 con. (Ảnh: The Courty)
Trả lời phỏng vấn một tờ báo kinh doanh năm 2013, bà Mạnh chia sẻ, bà đã kết hôn và có 2 người con. Thời điểm đó, bà cũng dập tin đồn nói rằng bà kết hôn với một giám đốc điều hành của Huawei. Bà cho biết, công việc của chồng mình hoàn toàn không liên quan đến viễn thông.
Trong hồ sơ gửi tòa án, bà Mạnh cho biết đã kết hôn với ông Lưu Hiểu Tông năm 2007 và hiện có 4 người con gồm cả con chung và con riêng.
Trong lời khai gửi tòa án, ông Lưu Hiểu Tông, 43 tuổi, cho biết ông là một điều dưỡng viên. Họ có 1 cô con gái chung và 3 người con trai của bà Mạnh với những người chồng trước.
Con trai cả của bà Mạnh đã đi làm và hiện sống tự lập ở Trung Quốc, 2 cậu con trai khác vẫn đang ngồi ghế nhà trường.
Con gái út của họ từng học mầm non ở Vancouver và hiện giờ đang học ở Trung Quốc. Ông Lưu cho biết, ông sẽ đưa con gái trở lại Vancouver học và sống cùng với bố mẹ.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Lý do luật sư công bố loạt ảnh của "nữ tướng" Huawei trước tòa Đội ngũ pháp lý của bà Mạnh Vãn Chu đã cung cấp các bức ảnh gia đình của giám đốc tài chính Huawei cho tòa án để thể hiện mối quan hệ khăng khít của bà với Canada. Tòa án tối cao British Columbia tại Canada ngày 10/12 đã công bố các bức ảnh về gia đình bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc...