Ông Trump nên nói gì trong lần đầu tiên đối mặt Putin?
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không hề chuẩn bị trước cho cuộc gặp đầu tiên với người đồng cấp Nga Vladimir Putin mà tự tin dựa vào bản năng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh minh họa.
Cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, tướng H.R. McMaster mới đây nói với các phóng viên rằng ông Trump không hề lên kế hoạch trước cho cuộc gặp mặt với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Nội dung cuộc gặp trực tiếp hoàn toàn do Tổng thống Donald Trump lựa chọn. Chúng tôi không có sự chuẩn bị nào cả”, cố vấn McMaster nói.
Theo bình luận của Washington Post, chiến lược này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ là cơ hội để các bên tháo gỡ căng thẳng và sự hiểu lầm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cơ hội gặp mặt ông Putin khi hai nhà lãnh đạo đến Hamburg, Đức để dự hội nghị G20 vào ngày 7.7 tới.
Washington Post nhận định, ông Trump nên tiếp cận bằng những lời khen tinh tế, thay vì thách thức Tổng thống Nga Putin bằng những câu hỏi khó.
Video đang HOT
Về nội dung cuộc gặp mặt, cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ là điều mà ông Trump không thể không nhắc tới. Ông Trump nên khẳng định quan điểm rằng Mỹ không thể chấp nhận bất kỳ hành động can thiệp nào như vậy. Ông Trump cũng không nên vội vàng xóa bỏ quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ mà cựu Tổng thống Barack Obama đưa ra hồi tháng 12.2016.
Các nhà lãnh đạo thế giới đến dự hội nghị G20 ở Trung Quốc năm 2016.
Về vấn đề Ukraine, ông Trump nên đưa ra quan điểm rõ ràng. Tổng thống Mỹ cần phải nói với ông Putin rằng cấm vận sẽ vẫn còn được áp dụng cho đến khi Nga tìm kiếm giải pháp được Ukraine chấp nhận.
Nội chiến Syria cũng là vấn đề chính mà ông Trump nên nhắc tới trong cuộc gặp đầu tiên. Theo Washington Post, Tổng thống Donald Trump nên làm rõ mối lo ngại của Mỹ về chính quyền Bashar al-Assad và tầm ảnh hưởng gia tăng của Iran trong khu vực.
Ông Trump nên chủ động khôi phục đường dây liên lạc quân sự Nga-Mỹ ở Syria. Hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ cũng cần giải quyết bất đồng về Hiệp ước tên lửa tầm trung và tăng cường hợp tác trong chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ngay cả trong những ngày đen tối nhất của Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô vẫn duy trì liên lạc với nhau và vấn đề này không kém quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Cuộc gặp đầu tiên có thể khiến ông Putin hài lòng với hình ảnh nhà lãnh đạo toàn cầu, trong khi khiến ông Trump lu mờ.
Tuy nhiên, ông Trump đứng trước cơ hội xóa bỏ mối nghi ngờ và hiểu lầm xưa nay của Mỹ và phương Tây đối với ông Putin, nếu thông điệp được chuẩn bị kỹ càng, Washington Post kết luận.
Theo Danviet
Putin nói G20 không nên bàn về chính trị
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng G20 là nền tảng để thảo luận các vấn đề kinh tế, do đó nó không nên đề cập đến chính trị.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.
Nhóm các nền kinh tế lớn (G20) không nên tham gia vào chính sách đối ngoại do còn có các nền tảng khác để thảo luận những vấn đề như khủng hoảng Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay cho biết, theoSputnik.
Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay diễn ra ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trong hai ngày 4 và 5/9.
AFP hôm qua nhận định G20 là cơ hội để ông Putin gây sức ép, buộc Tổng thống Mỹ Barack Obama phải nhượng bộ, đặc biệt là về Syria, nếu ông chủ Nhà Trắng muốn vấn đề này có tiến triển trước khi rời nhiệm sở.
Điện Kremlin và Nhà Trắng đều không thông báo ông Putin và ông Obama gặp song phương chính thức tại Hàng Châu nhưng giới phân tích nhận định có thể hai lãnh đạo sẽ trao đổi không chính thức.
Ông Putin "sẽ cố giành điều gì đó từ Barack Obama", điều mà Moscow chưa thể nhận được từ Washington trong quá khứ, Maria Lipman, nhà phân tích chính trị độc lập, nói.
Nga và Mỹ ủng hộ các phe đối lập nhau trong cuộc nội chiến Syria, kéo dài 5 năm, làm 280.000 người thiệt mạng và buộc nửa dân số Syria phải rời bỏ nhà cửa.
Moscow, đồng minh Damascus, và Washington, ủng hộ phe đối lập muốn lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trên danh nghĩa đang là đồng chủ tịch cho nỗ lực đối thoại chấm dứt xung đột.
Hai bên đang cố tạo ra lệnh ngừng bắn mới ở Syria và có thể cùng phối hợp chống Nhà nước Hồi giáo (IS) cùng các nhóm cực đoan khác. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao hàng đầu của hai bên đã không thể đạt được thỏa thuận nào trong cuộc đàm phán tại Geneva tuần trước.
Như Tâm
Theo VNE
Người Việt ở châu Âu kiến nghị đưa vấn đề Biển Đông vào Hội nghị G20 Chiều 29/6, tại thủ đô Berlin của Đức, cộng đồng người Việt tại châu Âu đã tổ chức lễ ký kiến nghị thư gửi Thủ tướng Đức Angela Merkel, đề nghị đưa nội dung về tình hình Biển Đông vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới...