Ông Trump mềm mỏng hay cứng rắn với Trung Quốc khi trở lại Nhà Trắng?
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như có lập trường mềm mỏng hơn với Trung Quốc khi bắt đầu nhiệm kỳ 2, theo Axios.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty).
Trang tin Axios nhận định, vào đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ 2, Tổng thống Donald Trump đã có lập trường mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc so với nhiệm kỳ đầu tiên.
“Tổng thống Trump đã rời Washington 4 năm trước, tuyên bố một sự đồng thuận mới mang tính cách mạng về mối đ.e dọ.a do Trung Quốc gây ra. Ông ấy đã trở lại vào tuần này và dường như muốn hạ thấp mối đ.e dọ.a đó – báo hiệu một sự tan băng tiềm tàng trong quan hệ giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới”, Axios đưa tin.
Theo Axios, cách Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối thoại trong 4 năm tới “sẽ có những tác động sâu rộng” đối với nền kinh tế toàn cầu, trí tuệ nhân tạo (AI), biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia và các lĩnh vực khác.
Trong diễn văn nhậm chức, Tổng thống Trump chỉ đề cập đến Trung Quốc một lần. Sau đó, tân Tổng thống Mỹ tiết lộ kế hoạch áp thuế 10% đối với các sản phẩm của Trung Quốc, “thấp hơn nhiều so với mức thuế 60% mà ông từng tuyên bố trong chiến dịch tranh cử của mình”.
Video đang HOT
Theo các nhà phân tích được Axios phỏng vấn, ông Trump “dường như đang điều chỉnh lập trường của mình đối với Trung Quốc”.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News, Tổng thống Trump đã bày tỏ hy vọng rằng ông và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đạt được thỏa thuận về thương mại công bằng hơn. Ông cũng cho biết cuộc điện đàm gần đây của ông với nhà lãnh đạo Trung Quốc đã diễn ra tốt đẹp.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên vào năm 2017-2021, ông Trump đã khởi xướng một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc để giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại quy mô lớn.
Khi đó, chính quyền Trump đã theo đuổi chính sách gia tăng áp lực lên Bắc Kinh và kiềm chế Trung Quốc toàn diện.
Washington đã áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với tổng giá trị là 370 tỷ USD. Tuy nhiên, điều này không xóa bỏ được tình trạng mất cân bằng. Ngoài ra, ông Trump đã tăng đáng kể áp lực lên các công ty công nghệ Trung Quốc, trong đó có “gã khổng lồ” công nghệ Huawei.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning ngày 23/1 tuyên bố Bắc Kinh “luôn tin rằng không có người chiến thắng trong cuộc chiến thương mại hay cuộc chiến thuế quan”.
Theo bà Mao, Trung Quốc sẽ bảo vệ “lợi ích quốc gia” trước các mối đ.e dọ.a thuế quan từ chính quyền Trump.
Nhà ngoại giao Trung Quốc nói thêm, Bắc Kinh “sẵn sàng duy trì liên lạc với Mỹ, giải quyết thỏa đáng những khác biệt, mở rộng hợp tác cùng có lợi và thúc đẩy sự phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững của quan hệ Trung – Mỹ”.
Báo Wall Street Journal ( WSJ) dẫn các nguồn tin am hiểu tình hình cho biết, Tổng thống Trump đã nói với các cố vấn thân cận rằng, sau khi nhậm chức nhiệm kỳ 2, ông muốn đến thăm Trung Quốc.
Mục đích của chuyến đi được cho là nhằm làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa ông Trump và ông Tập trong bối cảnh quan hệ ngoại giao song phương đang diễn biến căng thẳng liên quan tới những cảnh báo áp thuế cao hơn của ông Trump đối với hàng hóa nhập khẩu từ Bắc Kinh.
Ông Trump đã từng có chuyến thăm tới Trung Quốc năm 2017, gần một năm sau khi ông nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên.
Trong bài viết trên mạng xã hội Truth Social vào ngày 17/1, ông Trump tiết lộ về cuộc điện đàm “rất tốt đẹp với cả Trung Quốc và Mỹ”. “Chủ tịch Tập và tôi sẽ làm mọi thứ có thể để thế giới hòa bình và an toàn hơn!”, ông Trump nhấn mạnh.
Ông Biden nói quan hệ Mỹ-Trung sẽ tan băng nhanh chóng
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm nay (21/5) cho biết, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh sẽ tan băng nhanh chóng.
Trước đó, quan hệ hai nước xấu đi sau khi Mỹ bắ.n hạ một khinh khí cầu của Trung Quốc hồi tháng 2.
Lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ. Ảnh: Jakarta Post
Tờ Bưu điện Jakarta dẫn lời người đứng đầu nước Mỹ nói, quan hệ giữa hai nước xấu đi trong những tháng sau cuộc hội đàm của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Bali, Indonesia hồi tháng 11/2022. Việc Mỹ quyết định bắ.n hạ một khinh khí cầu nghi là do thám của Trung Quốc đã gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chuyến thăm Bắc Kinh dự kiến của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken - vốn được coi là cơ hội để cải thiện quan hệ hai nước - đã bị hủy vì vụ việc trên.
Hôm nay, tại một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima, Nhật Bản, khi ông Biden được hỏi tại sao đường dây nóng dự định giữa Mỹ và Trung Quốc không hoạt động, người đứng đầu nước Mỹ nói: "Bạn nói đúng, chúng tôi nên có một đường dây nóng. Tại hội nghị Bali, đó là điều ông Tập Cận Bình và tôi đã thống nhất là sẽ làm. Rồi sau đó, chiếc khinh khí cầu ngớ ngẩn bay qua nước Mỹ. Nó đã b.ị bắ.n hạ và mọi thứ đã thay đổi. Tôi cho rằng bạn sẽ thấy quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tan băng nhanh chóng".
Tại cuộc họp báo, Tổng thống Mỹ cũng cho biết, nhóm G7 đã nhất trí về cách tiếp cận với Trung Quốc và về việc cần thiết phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng để không phụ thuộc vào một quốc gia. "Chúng tôi không tìm cách tách khỏi Trung Quốc. Chúng tôi đang tìm cách giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc".
Hãng Reuters đưa tin, trước đó một quan chức Mỹ cấp cao cho biết, Tổng thống Joe Biden đã mời những người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc tham dự một cuộc họp khác ở Washington, tiếp sau cuộc gặp 3 bên của họ bên lề hội nghị thượng đỉnh G7.
Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp rằng "Ba nhà lãnh đạo đã thảo luận về cách đưa hợp tác 3 bên lên một tầm cao mới, gồm cả phối hợp mới trong bối cảnh phải đối mặt với các mối đ.e dọ.a tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên".
Những hồ sông băng có thể tạo 'sóng thần trên cạn' gây nguy hại cho 15 triệu người Hồ sông băng thường mang vẻ đẹp huyền ảo, hiền hòa nhưng một khi thảm họa ập đến, lũ lụt bắt nguồn từ những hồ sông băng này có thể kéo theo sự tàn phá đáng gờm. Chính phủ Nepal đán.h giá Imja Tsho là một trong 3 hồ sông băng tiềm tàng nguy hiểm tại nước này. Ảnh: Slate.com Băng trên khắp...