Ông Trump: Kinh tế yếu kém buộc Trung Quốc phải tìm thỏa thuận với Mỹ
Tổng thống Donald Trump tỏ ra lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh vì cho rằng sự yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc sẽ buộc nước này phải hợp tác với Mỹ để đạt được thỏa thuận.
Tổng thống Trump trả lời báo chí trước khi rời Nhà Trắng hôm 6/1. (Ảnh: Reuters)
“Tôi thực sự tin rằng họ muốn đạt được một thỏa thuận. Thuế quan đã khiến Trung Quốc bị tổn thương sâu sắc”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng trước khi lên trực thăng Marine One hôm 6/1.
“Tôi nghĩ Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề (thương mại). Nền kinh tế của họ hiện không tốt. Tôi nghĩ điều đó sẽ tạo cho họ một động lực mạnh mẽ để đàm phán”, ông Trump nói thêm.
Khi được hỏi ông chờ đợi điều gì từ các cuộc đàm phán trong tuần này với phía Trung Quốc tại Bắc Kinh, ông chủ Nhà Trắng đưa ra một góc nhìn lạc quan. Theo Tổng thống Trump, Trung Quốc đang chịu sức ép đạt được thỏa thuận với Mỹ trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống.
“Các cuộc đàm phán với Trung Quốc đang diễn ra rất tốt. Tôi thực sự tin rằng họ muốn đạt được một thỏa thuận”, ông Trump cho biết.
Các quan chức Mỹ dự kiến sẽ có các cuộc hội đàm với những người đồng cấp Trung Quốc tại Bắc Kinh trong tuần này để bàn về vấn đề thương mại. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa giới chức hai nước từ sau khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau tại hội nghị G20 ở Argentina vào tháng 12 năm ngoái và nhất trí đình chiến thương mại trong vòng 90 ngày.
Tổng thống Trump đã áp thuế đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc để gây sức ép với Bắc Kinh trong việc thay đổi hành vi của nước này về một loạt vấn đề từ trợ cấp công nghiệp cho tới tấn công mạng. Trung Quốc cũng đáp trả Mỹ bằng việc áp thuế tương tự với hàng hóa của Washington.
Giới phân tích nhận định chính quyền Trung Quốc thực sự mong muốn kết thúc cuộc chiến thương mại với Mỹ khi cuộc chiến này gây tổn hại cho nền kinh tế đang phát triển chững lại của Bắc Kinh, trong đó xuất khẩu, sản lượng của các nhà máy và niềm tin của người tiêu dùng đều sụt giảm.
“Sự giảm sút của Trung Quốc đang diễn ra trên mọi khía cạnh, ảnh hưởng tới gần như mọi ngành công nghiệp và cả khu vực. Việc giải quyết chiến tranh thương mại hoặc ít nhất tìm ra tiếng nói chung với Washington là điều cần thiết để khôi phục lòng tin (về Trung Quốc)”, Scott Kennedy, chuyên gia thương mại chuyên về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, nhận định.
Phái đoàn quan chức Mỹ tới Trung Quốc lần này do Phó Đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish dẫn đầu. Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He, người được xem là kiến trúc sư trưởng của kinh tế Trung Quốc, có thể sẽ tới Washington vào tháng 2 trước khi Tổng thống Trump dự kiến có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Trung Quốc Wang Qishan tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos vào cuối tháng này.
Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã cho thấy một số động thái nhượng bộ, bao gồm việc đưa ra các quy định mới như bãi bỏ yêu cầu các công ty nước ngoài khi đầu tư vào Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ cho Bắc Kinh. Trung Quốc cũng cam kết mua thêm hàng hóa của Mỹ, đồng thời cắt giảm thuế và cải thiện việc tiếp cận thị trường cho các công ty nước ngoài ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Thành Đạt
Theo Dantri/ Guardian
Donald Trump - nhà lãnh đạo gây xôn xao chính trường thế giới năm 2018
Nếu được hỏi đánh giá năm 2018 như thế nào, Tổng thống Donald Trump sẽ khẳng định rằng đó là một năm "thành công vang dội" của ông, dù giới phân tích vẫn luôn tranh cãi về các quyết định của ông chủ Nhà Trắng.
Tổng thống Trump vẫn tham dự hàng loạt cuộc mít tinh với người ủng hộ trong năm 2018 như cách ông đã làm trong chiến dịch tranh cử trước đó. Trong ảnh: Ông Trump diễn thuyết tại Pennsylvania hồi tháng 3. (Ảnh: Getty)
"Chưa từng có ai làm tốt hơn tôi trên cương vị tổng thống", ông Trump nói với nhà báo Bob Woodward của Washington Post.
Theo cây bút Sebastian Smith của AFP, dù không thể kết luận ông Trump có phải là tổng thống làm việc tốt nhất hay không, nhưng một điều không thể phủ nhận là vị tổng thống "lạ" nhất tại Nhà Trắng này đã để lại một dấu ấn khó phai trong năm thứ hai của nhiệm kỳ.
Từ việc giận dữ với chính những đồng minh thân cận như Canada, hay việc tìm cách xích lại gần các đối thủ như Nga hay Triều Tiên, chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump trong năm 2018 đã gây chấn động thế giới.
Chỉ sau gần 2 năm, chính quyền Mỹ dưới thời ông Trump đã ghi nhận số quan chức xin nghỉ việc và bị sa thải nhiều nhất trong lịch sử. Hầu hết các quan chức trong bức ảnh nhậm chức này tại Nhà Trắng đã từ chức hoặc bị sa thải (Ảnh: NYT)
Trong khi đó tại Mỹ, Tổng thống Trump vẫn giữ cho "ngọn lửa" dân túy luôn bùng cháy với những cuộc mít-tinh mang chủ đề "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại". Điều này tạo cảm giác như chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của ông Trump chưa bao giờ kết thúc, hoặc chiến dịch tái tranh cử năm 2020 của ông đã bắt đầu.
Mặc dù tạo được dấu ấn về chính sách đối ngoại, song những thành tựu mà ông Trump đạt được trong nước không nhiều. Tổng thống kết thúc năm 2018 với tỷ lệ ủng hộ thấp và nhiều quan chức cấp cao đã rời xa ông.
Có hàng loạt dấu hiệu cho thấy những bất ổn xung quanh Tổng thống Trump ngày càng tăng lên như sự chao đảo của nền kinh tế Mỹ, việc đảng Dân chủ lên nắm quyền tại hạ viện, cuộc điều tra về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử tiếp tục "gây sốt" và cựu luật sư riêng của tổng thống bị bắt.
Những dấu ấn năm 2018
Tổng thống Trump quay riêng một hướng so với lãnh đạo các nước thành viên NATO tại hội nghị thượng đỉnh ở Bỉ hồi tháng 7. (Ảnh: Reuters)
Các hội nghị thượng đỉnh thường niên của Nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển (G7) thường diễn ra trong bầu không khí ấm áp. Tuy nhiên, hội nghị G7 ở Quebec, Canada vào tháng 6 năm nay kết thúc với sự căng thẳng chưa từng thấy.
Tổng thống Trump đã công kích các đồng minh vì coi Mỹ như một "con lợn đất để mọi người bòn rút". Ông chủ Nhà Trắng cũng bảo vệ quyết định áp thuế đối với các đối tác thương mại phương Tây, thậm chí còn lời qua tiếng lại với Thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Hành động gây chú ý sau cùng của Tổng thống Trump tại hội nghị ở Canada năm nay là việc ông không ký tuyên bố chung như truyền thống của các nhà lãnh đạo G7. Ông Trump cũng bỏ ngang hội nghị G7, không tham gia một số cuộc họp về biến đổi khí hậu, bảo vệ đại dương và phát triển năng lượng tái tạo. Tuyên bố sau hội nghị vốn là văn kiện tái khẳng định các giá trị chung của cả G7, do vậy động thái của ông Trump đã gây nhiều tranh cãi.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) ngồi đối mặt với Thủ tướng Đức Angela Merkel (giữa) và các nhà lãnh đạo của Nhóm G7 như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Theresa May tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Quebec, Canada ngày 9/6. (Ảnh: AP)
Trong một bức ảnh từng gây xôn xao dư luận, Tổng thống Trump được nhìn thấy ngồi đối mặt với các nhà lãnh đạo khác của G7 với vẻ mặt không mấy dễ chịu. Giới phân tích nhận định khoảnh khắc này đã cho thấy sự chia rẽ và căng thẳng trong nội bộ phương Tây.
Vài ngày sau hội nghị G7, Tổng thống Trump đáp chuyến bay tới Singapore để gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa một tổng thống đương nhiệm của Mỹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên và là sự kiện gây chú ý vì chỉ một năm trước đó, hai nhà lãnh đạo còn đưa ra những lời cảnh báo cứng rắn nhằm vào nhau.
Tổng thống Trump gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore. (Ảnh: Reuters)
Ông Trump, người được đánh giá là phá vỡ khuôn phép thường thấy của các tổng thống Mỹ, cho rằng sự lôi cuốn và bản năng kinh doanh của ông có thể khiến nhà lãnh đạo Kim Jong-un từ bỏ vũ khí hạt nhân và kiến tạo hòa bình.
Nhiều người đã chỉ trích Tổng thống Trump vì cho rằng ông không đạt được những bước tiến cụ thể trong việc phi hạt nhân hóa sau cuộc gặp với ông Kim Jong-un. Tuy nhiên, sau hàng chục năm bế tắc trong quan hệ Mỹ - Triều, ông Trump vẫn nhận được sự khen ngợi vì đã dám thử sức với những điều mới mẻ.
Tổng thống Putin tặng cho ông Trump một quả bóng trong cuộc gặp tại Phần Lan. (Ảnh: Reuters)
Một tháng sau cuộc gặp Trump - Kim, một "cơn địa chấn" về ngoại giao nữa tiếp tục xảy ra trong cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ và người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở Helsinki, Phần Lan hồi tháng 7. Tại sự kiện này, ông Trump đã công khai chấp thuận tuyên bố của ông Putin rằng Nga không can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Điều đáng nói là ông Trump đã đi ngược lại với chính kết luận của giới tình báo Mỹ về vấn đề này.
Việc Tổng thống Trump đứng về phía ông Putin đã làm dấy lên nhiều tranh cãi ở cả hai đảng của Mỹ, đồng thời khiến các đồng minh châu Âu lo ngại vì họ vẫn luôn nghi ngờ những nỗ lực của Nga trong việc can thiệp vào các nền dân chủ phương Tây.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình cùng các quan chức dự tiệc tối kết hợp làm việc tại Argentina ngày 1/12. (Ảnh: Reuters)
Năm 2018 cũng đánh dấu sự cứng rắn của Tổng thống Trump với Trung Quốc trên mặt trận thương mại cũng như sự thăng trầm trong mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung. Đã có lúc ông Trump tuyên bố tình bạn với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã "kết thúc".
Sau một loạt những căng thẳng trong quan hệ thương mại song phương khi hai nước liên tục áp thuế đối với hàng tỷ USD hàng hóa của nhau, ông Trump và ông Tập đã nhất trí đình chiến thương mại trong vòng 90 ngày tại cuộc gặp bên lề hội nghị G20 ở Argentina. Tuy vậy vẫn chưa rõ quan hệ Mỹ - Trung sẽ đi về đâu sau khi "lệnh ngừng bắn" kết thúc.
Tổng thống Trump gọi điện nói chuyện với các em nhỏ trong đêm Giáng sinh tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của gia đình ông ở Florida hôm 24/12. (Ảnh: Reuters)
Theo Giáo sư Mark Rom tại Georgetown, năm 2018 của Tổng thống Trump trên trường quốc tế là một năm "rất đáng nhớ nếu xét về mức độ gây tranh cãi" của các vụ việc. Trong khi đó, để dự đoán về năm 2019, Giáo sư Rom nhận định "Trump sẽ vẫn là Trump", dù cho có chuyện gì xảy ra.
Thành Đạt
Theo Dantri/ AFP
Trung Quốc công bố biện pháp đối phó tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ Ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã thể hiện sự lo ngại về tốc độ phát triển chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc kể từ khi nổ ra cuộc chiến thương mại với Mỹ và từ đó đưa ra cam kết đối phó với các tác động này. Chủ tịch Tập Cận Bình dự đại hội đảng Cộng sản Trung...