Ông Trump: Kinh tế Mỹ đi lên như tàu vũ trụ sau vụ áp thuế với Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng nền kinh tế nước này đang phát triển nhanh như tàu vũ trụ sau khi chính quyền của ông áp dụng chính sách thuế suất lên hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ba Lan ngày 18/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục chỉ trích Trung Quốc và châu Âu đã “lợi dụng” Mỹ nhiều năm qua và quyết định áp thuế suất của ông lên các đối tác thương mại là đúng đắn, đặc biệt là Trung Quốc. Tổng thống Mỹ cho rằng nền kinh tế Washington đã đi lên nhanh như tàu vũ trụ sau khi Mỹ tăng thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc.
Ông Trump so sánh Mỹ với hình ảnh quỹ tiết kiệm của thế giới và bị các bên “bòn rút”. Ông cho rằng trong thời gian qua Mỹ đã gặp nhiều thiệt thòi khi làm ăn với Trung Quốc và liên minh châu Âu EU. Ông cam kết rằng Mỹ của thì tương lai sẽ không cho phép các quốc gia khác hưởng lợi từ Washington thêm nữa.
Tổng thống Mỹ khẳng định ông đã hành động chính xác khi áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông cho rằng để thiết lập lại hệ thống thương mại của Mỹ sẽ tốn thời gian, nhưng ông đánh giá thuế suất là một công cụ hiệu quả, như trong trường hợp với EU.
Ông Trump đã nhắc lại chuyến thăm của Chủ tịch Ủy ban châu Âu EC Jean- Claude Juncker tới Mỹ hồi tháng 7. Tổng thống Mỹ cho biết ông Juncker là một chính trị gia cứng rắn, là một người mà ông Trump rất muốn thương lượng cùng. Tuy nhiên, ông Juncker đã 3 lần từ chối lời mời đàm phán của ông Trump cho đến khi Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế lên hàng triệu chiếc xe hơi EU xuất khẩu sang Mỹ.
Video đang HOT
“Và chân thành mà nói, ông ấy đã bay từ châu Âu tới văn phòng của tôi nhanh đến mức tôi không biết là có loại máy bay có thể bay nhanh đến thế”, ông Trump nói.
Ông Trump cho rằng những chỉ trích của ông về vấn đề thặng dư thương mại giữa Mỹ và các đối tác khi ông vẫn là ứng cử viên tổng thống đều đúng đắn và ông đang nỗ lực để giải quyết những việc này.
“Tôi nói về Nhật Bản. Tôi đã đúng. Tôi nói về Trung Quốc. Tôi đã đúng. Và đó là những gì tôi làm. Và tôi muốn hành động vì nhân dân Mỹ vì quốc gia này đã bị bắt nạt và lợi dụng bởi hầu hết các quốc gia khác”, ông Trump nói.
Ông Trump đặc biệt có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Ông cáo buộc Trung Quốc nợ Mỹ hàng tỷ USD thặng dư thương mại, cùng hàng loạt những vấn đề khác như sở hữu trí tuệ, thao túng tiền tệ.
Ông nói nền kinh tế Mỹ “đang đi lên như tàu vũ trụ” từ khi chính quyền của ông bắt đầu áp thuế lên Trung Quốc.
Phát biểu của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh chính quyền ông vừa tuyên bố áp thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu từ ngày 24/9 tới và sẽ tiếp tục nâng mức thuế này lên 25% từ ngày 1/1/2019. Tổng thống Trump cũng cảnh báo sẽ kích hoạt ngay lập tức “giai đoạn 3″, nghĩa là áp thêm thuế đối với 267 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu nữa từ Trung Quốc, nếu Bắc Kinh đáp trả.
Phản ứng với động thái từ Mỹ, Trung Quốc ngày 18/9 cho biết họ sẽ áp thuế từ 5%-10% đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ bắt đầu từ ngày 24/9 tới.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Dailymail
Chủ tịch Ủy ban châu Âu phản đối Catalonia tách khỏi Tây Ban Nha
Người đứng đầu EC bày tỏ lo ngại về hậu quả tiêu cực mà nỗ lực đòi độc lập của Catalonia có thể để lại cho châu Âu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean Claude Juncker hôm nay cho biết ông không muốn Catalonia tách ra khỏi Tây Ban Nha vì lo ngại rằng việc quản lý Liên minh châu Âu trong tương lai có thể trở nên phức tạp, Reuters đưa tin.
"Dù đây không phải là việc của chúng ta, nhưng nếu chúng ta để Catalonia ly khai, các khu vực khác sẽ thực hiện điều tương tự. Tôi không muốn điều đó xảy ra", ông Juncker nói tại một sự kiện ở Đại học Luxembourg.
Chủ tịch EC cho biết mình "rất lo lắng" về xu hướng ly khai ở châu Âu và khuyến khích Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy bảo đảm kiểm soát được tình hình.
Nhắc đến việc Catalona kêu gọi dàn xếp, ông nói EC không thể làm điều đó khi chỉ có một bên đề nghị. Liên minh châu Âu (EU) cũng tuyên bố họ tin rằng Thủ tướng Tây Ban Nha có thể giải quyết điều họ coi là vấn đề nội bộ.
Nhiều quan sát viên cho rằng tuyên bố của ông Juncker là một "gáo nước lạnh" dội vào nỗ lực đòi độc lập của Catalonia. Không có sự ủng hộ của EU, vùng tự trị này sẽ khó được quốc tế thừa nhận ngay cả khi họ đơn phương tuyên bố độc lập.
Tây Ban Nha đang nỗ lực xử lý việc Catalonia đòi độc lập. Ảnh minh hoạ: AFP.
Hôm 10/10, lãnh đạo Catalonia và các lãnh đạo khu vực ký bản tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha nhưng hoãn thi hành để đối thoại với Madrid. Tuy nhiên chính phủ Tây Ban Nha đã bác bỏ yêu cầu của lãnh đạo Catalonia, cho họ 5 ngày để làm rõ về tuyên bố đòi độc lập.
Catalonia tuyên bố kết quả trưng cầu dân ý cho thấy 90% người bỏ phiếu ủng hộ việc tách khỏi Tây Ban Nha. Tuy nhiên, toà án hiến pháp Tây Ban Nha phán quyết là kết quả này là bất hợp pháp. Đây là cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất ở Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ qua.
Khánh Lynh
Theo VNE
Trump "nghiêm túc" triển khai quân thường trực ở Ba Lan, chọc giận Putin Ông chủ Nhà Trắng được cho là đang "rất nghiêm túc" xem xét việc triển khai quân đội thường trực ở Ba Lan vì lo ngại các mối đe dọa từ Nga - động thái được giới quan sát cho rằng sẽ "chọc giận" Tổng thống Putin. Theo báo Anh Express, Ba Lan, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại...