Ông Trump không chắc nhận được sự thông cảm từ cử tri Mỹ
Trong phạm vi kinh tế-chính trị, sự tín nhiệm của cử tri đối với ông Trump không hề khác đi cho dù ông ấy có bị nhiễm COVID-19 hay không.
Một nhà phân tích chính trị hôm 2-10 nói với đài CNBC rằng việc Tổng thống Trump nhiễm COVID-19 không có khả năng ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào tháng 11 tới.
Không chắc cử tri Mỹ có cảm thông cho ông Trump
“Tôi không thực sự nghĩ rằng bất cứ điều gì sẽ có tác động lớn đến việc thay đổi số phiếu bầu ủng hộ Trump hoặc Biden vào thời điểm này” – ông Cailin Birch thuộc Cơ quan Tình báo Kinh tế The Economist Intelligence Unit (EIU) nói với chương trình “Squawk Box Europe” của đài CNBC hôm 2-10.
Người dân Mỹ có thể sẽ không cảm thông cho ông Trump khi hay tin ông bị nhiễm COVID-19. Ảnh: AFP/CNN
Ông Trump, 74 tuổi và Đệ nhất phu nhân Melania Trump, 50 tuổi đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Điều này xảy ra hơn một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống, khiến chứng khoán thế giới trượt dốc. Thị trường thế giới thì hồi hộp chờ đợi thông tin về tình hình ông Trump cũng như đưa ra một loạt các kịch bản khác nhau về cuộc bầu cử sắp tới.
Mặc dù tới thời điểm này, bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley cho biết rằng sức khỏe của Tổng thống Trump vẫn đang trong tình trạng ổn định và ông có thể sẽ được xuất viện vào ngày 5-10 (giờ địa phương). Tuy nhiên, chi tiết về các liệu pháp điều trị cho Tổng thống Trump đang dùng thuốc dexamethasone. Điều này cho thấy bệnh tình của ông ấy nặng hơn so với thông tin được công bố.
Về phía ông Trump, ông ấy luôn thể hiện tinh thần lạc quan. Chiều 4-10, ông Trump còn ra khỏi bệnh viện để thăm những người ủng hộ đang tập trung bên ngoài bệnh viện. Ngồi trên xe hơi, ông Trump được thấy đeo khẩu trang, tươi tắn vẫy chào người ủng hộ.
Video đang HOT
“Có thể có một số lá phiếu vì cảm thông cho ông Trump nhưng tôi không chắc lắm. Với cách tiếp cận của ông ấy đối với virus… cộng với thực tế là chính trị của Mỹ phân cực sâu sắc và cố thủ, nên sẽ không có bất kỳ loại tác động thực sự nào đến kết quả bầu cử Mỹ” – ông Birch của EIU cho biết.
Theo ông Birch, chỉ cần nhìn lại toàn bộ những điều ông Trump làm trong toàn bộ nhiệm kỳ đầu tiên của ông ấy, sẽ thấy ông ấy trải qua bê bối cá nhân, phiên tòa luận tội, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sau đó là một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Tuy nhiên, dư luận vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về cách ông ấy đã xử lý nó. Hiện một số khảo sát cho thấy dư luận ủng hộ ông Trump trong khoảng mức từ 40% đến 43%.
“Trong phạm vi kinh tế-chính trị, sự tín nhiệm đối với ông Trump không hề khác đi, và dẫu cho ông ấy bị bệnh thì cũng không làm thay đổi vấn đề bao nhiêu” – ông Birch nhận định.
Tranh luận trực tiếp không ảnh hưởng đến quyết định cử tri
Ông Trump và ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden tuần trước đã đối đầu trong cuộc tranh luận đầu tiên, được trực tiếp trên truyền hình trước cuộc bầu cử ngày 3-11. Buổi tranh luận liên tục bị gián đoạn và sự công kích lẫn nhau từ hai ứng viên đã khiến cho người xem thật sự thất vọng. Những người được khảo sát và kể cả những người phụ trách chương trình cũng đưa ra những đánh giá đầy ảm đạm.
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ông Biden đang dẫn trước ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ảnh: NBC/AFP
Ba cuộc thăm dò gần đây của đài NBC News hỏi rằng ai sẽ thắng trong cuộc tranh luận đều cho kết quả là ông Biden nhỉnh hơn. Công cụ theo dõi bỏ phiếu quốc gia của FiveThirtyEight (trang thăm dò dư luận về kinh tế, chính trị) cũng cho thấy ông Biden đang dẫn trước ông Trump ít nhất bảy điểm.
Mặc dù vậy, một nghiên cứu của trường Harvard được công bố năm ngoái cho thấy rằng các cuộc tranh luận bầu cử trên truyền hình thường không có bất kỳ tác động nào đến quyết định của cử tri.
Một cuộc thăm dò do hãng Reuters/Ipsos được thực hiện vào ngày 2 và 3-10, sau khi Tổng thống Trump bị nhiễm COVID-19 cho thấy ông Biden đã dẫn trước ông Trump 10% điểm trên toàn quốc và gần 2/3 người Mỹ nghĩ rằng ông Trump có thể sẽ không bị nhiễm nếu ông ấy không xem nhẹ loại virus này.
Ngày 5-10, bà Kate Bedingfield, Phó trưởng Ban vận động tranh cử của ông Biden cũng nói rằng ông Biden đồng ý lùi thời gian tiến hành buổi tranh luận tiếp theo với ông Trump, dự kiến diễn ra vào ngày 15-10 sắp tới nếu đây là việc làm cần thiết.
Giới y tế hoài nghi sức khỏe Trump xấu hơn công bố
Dựa vào độ tuổi và tình trạng thừa cân, nhiều chuyên gia cho rằng bệnh tình ông Trump có thể diễn tiến nặng hơn những gì được tiết lộ công khai.
Tiến sĩ Peter Chin-Hong, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, San Francisco, cho biết ông sẽ rất ngạc nhiên nếu Tổng thống Donald Trump hồi phục nhanh chóng như tuyên bố ban đầu của bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley. Theo tiến sĩ Chin-Hong, điều thường xảy ra là bệnh nhân ổn định và được xuất viện, song bệnh diễn biến tồi tệ hơn nhiều và phải nhập viện trở lại.
"Chúng tôi gọi tình trạng này là 'rơi từ vách đá', thường xảy ra sau một tuần đến 10 ngày", ông nói.
Các chuyên gia khuyến nghị theo dõi chặt chẽ sức khỏe của Tổng thống tại bệnh viện, lưu ý các rủi ro như độ tuổi và tình trạng thừa cân. Đây là các yếu tố có thể khiến bệnh chuyển nặng nhanh chóng. Ông Trump năm nay 74 tuổi, béo phì độ một.
Nhiều bác sĩ nhấn mạnh khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày sau nhiễm nCoV đặc biệt quan trọng. Bệnh nhân có thể diễn tiến theo chiều hướng xấu hơn. Cơ thể một số người chống lại mầm bệnh bằng phản ứng miễn dịch quá mạnh, có thể dẫn đến tử vong.
Ông Trump đang điều trị tại Bệnh viện Quân y Walter Reed. Trong ba ngày qua, ông Trump được dùng kháng thể REGN-COV, thuốc kháng virus remdesiver, bổ sung kẽm, vitamin D, famotidine (thuốc ngăn chặn sản xuất axit dạ dày), melatonin và aspirin. Tổng thống Mỹ sốt cao, phải thở oxy, theo Sean Conley, bác sĩ Nhà Trắng thừa nhận hôm 4/10, một ngày sau khi chính ông này tuyên bố Tổng thống "khỏe hơn". Nồng độ oxy trong máu ông Trump giảm xuống 94% trong khi người khỏe mạnh trung bình là 95-100%. Nồng độ oxy là chỉ số quan trọng để biết bệnh có đang tiến triển nặng hơn hay không.
Tiến sĩ Carlos del Rio, giáo sư y khoa tại Đại học Emory ở Atlanta cho biết: "Đưa ông ấy về Bệnh viện Quân y Walter Reed điều trị là một điều đúng đắn. Bất kỳ ai trong chúng tôi từng gặp bệnh nhân Covid-19, đặc biệt ở độ tuổi đó, đều biết rằng phút trước trông họ có vẻ ổn, phút sau thì không".
Giáo sư Robert Finberg, chủ nhiệm khoa y tại Đại học Y khoa Massachusetts, cho biết Covid-19 ở những người bị bệnh nặng chia làm hai giai đoạn. Đầu tiên, virus nhân lên khiến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức, tạo nên tình trạng 'bão cytokine' khó kiểm soát. Sau đó hóa chất do bạch cầu tiết ra dẫn đến chứng viêm nghiêm trọng, đặc biệt ảnh hưởng tim phổi. Phản ứng này có thể gây tử vong.
Bác sĩ Sean Conley phát biểu trong cuộc họp tại Nhà Trắng hôm 3/10. Ảnh: NY Times
Ông Trump đang được điều trị với thuốc mới nhất hiện nay là kháng thể đơn dòng REGN-COV2. Chỉ vài ngày trước khi ông Trump dương tính nCoV, nhà sản xuất Regeneron lần đầu công bố một thông cáo về tính hiệu quả của sản phẩm. Trong thử nghiệm, hỗn hợp thuốc được dùng cho người mới tiếp xúc virus, đặc biệt những ai không thể tự kích hoạt phản ứng miễn dịch. Theo độ tuổi và giới tính, ông Trump nằm trong nhóm này.
REGN-COV hiện chưa được phê duyệt, cũng không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cấp phép khẩn cấp. Bác sĩ đôi khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân theo chương trình cứu trợ nhân đạo.
Một số chuyên gia tỏ ra lạc quan về triển vọng của thuốc. Nhìn chung, kháng thể đơn dòng khá an toàn, từng được sử dụng cho người nhiễm HIV và Ebola.
"Nó đã được kiểm định và rủi ro rất thấp", John Moore, chuyên gia virus tại Trường Y Weill Cornell, cho biết.
Dược sĩ tại Regeneron chuẩn bị kháng thể đơn dòng REGN-COV để tiêm thử nghiệm cho các tình nguyện viên, tháng 8/2020. Ảnh: NY Times
Chưa rõ Tổng thống Mỹ nhiễm virus trong bao lâu. Các bác sĩ sẽ không đưa ra kết luận trước khi có xét nghiệm âm tính cuối cùng.
Tiến sĩ Finberg lưu ý cả kháng thể đơn dòng và thuốc điều trị tiêu chuẩn remdesivir đều tấn công trực tiếp nCoV. Vì vậy tốt nhất là nên sử dụng chúng sớm, khi bệnh vẫn do chính virus gây ra. Song điều chưa chắc chắn là liệu sự kết hợp của hai loại thuốc có phải cách tối ưu chống lại virus hay không.
Bác sĩ của Tổng thống Mỹ Bác sĩ Sean Conley là người chuyên trách chăm sóc, cập nhật tình hình sức khỏe của Tổng thống Donald Trump, đặc biệt sau khi ông nhiễm nCoV. Kể từ năm 1928, người chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho các đời Tổng thống Mỹ được gọi là "bác sĩ Nhà Trắng". Hiện vị trí này là một phần của Đơn vị...