Ông Trump dọa trả đũa thái độ của Triều Tiên
Quả tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên khiến ông Trump rơi vào tình thế khó khăn nhất từ khi nhậm chức Tổng thống Mỹ tới nay.
Tên lửa Triều Tiên chuẩn bị khai hỏa hôm 4.7.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Triều Tiên sẽ đối mặt lệnh trừng phạt vì vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hôm 4.7. Ông cũng kêu gọi các quốc gia lên án “thái độ rất, rất tệ của Bình Nhưỡng”.
“Thật xấu hổ khi họ cư xử như vậy. Cách họ làm rất, rất nguy hiểm và cần có biện pháp ngăn ngừa tình trạng này”, Trump nói trong cuộc họp báo ngày 5.7 với Tổng thống Ba Lan Andrzei Duda.
“Về vấn đề Triều Tiên, tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Chúng tôi đang cân nhắc những biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn nhiều lần. Tôi không vẽ ra giới hạn nào cả”, Trump nói. Cũng trong ngày 6.7, Moscow không chấp thuận yêu cầu của Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng. Moscow và Bắc Kinh thúc giục Washington tìm ra các biện pháp ngoại giao “ sáng tạo” hơn.
Hôm 4.7, Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa đạn đạo và được đánh giá là loại tên lửa hoàn toàn mới, “chưa từng được ghi nhận”, theo một quan chức cấp cao Mỹ. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ nói vụ thử là mối đe dọa với tàu thuyền tại biển Nhật Bản cũng như máy bay và vệ tinh trong khu vực.
Bình Nhưỡng tuyên bố nước này đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa lần đầu tiên trong lịch sử. Triều Tiên khẳng định tên lửa mới có thể “gắn được đầu đạn hạt nhân rất lớn” và có thể bắn tới đất Mỹ.
Video đang HOT
Vẫn còn nhiều tranh cãi quanh loại tên lửa mà Triều Tiên bắn lên hôm 4.7. Trong khi Lầu Năm Góc cho rằng đây là tên lửa đạn đạo liên lục địa thì Bộ Quốc phòng Nga nói đây chỉ là một quả tên lửa đạn đạo tầm trung. Quả tên lửa bay khoảng 500 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản.
Theo Danviet
Nước Mỹ đang "hở toang" trước tên lửa Triều Tiên?
Hệ thống tên lửa đánh chặn được xây dựng từ lâu của Mỹ sử dụng nguyên lý "thiết bị tiêu diệt" với độ chính xác và tốc độ tấn công còn nhiều tranh cãi.
Triều Tiên phóng tên lửa hôm 4.7, đúng ngày quốc khánh Mỹ.
Khi cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đưa ra kế hoạch "Star Wars" để bảo vệ nước Mỹ khỏi các cuộc tấn công hạt nhân năm 1983, ông đã cảnh báo với dân Mỹ rằng "có thể chịu nhiều thất bại và mất mát".
Giờ đây, sau 34 năm, phó đô đốc James Syring, giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ, khẳng định công nghệ tên lửa của Mỹ vẫn còn rất lạc hậu. "Tôi không cho rằng chúng ta có thể đương đầu nổi với các thách thức", James nói trước Quốc hội đầu tháng 6.
Tên lửa Mỹ khai hỏa dồn dập.
Ông nói nếu Triều Tiên tấn công phủ đầu bằng hạt nhân, cư dân các thành phố như Los Angeles và New York tốt hơn hết hãy "cầu nguyện" vì hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đang rất lỗi thời và không đáng tin cậy.
Đầu tháng 5, chính quyền Trump nêu ý kiến chi 40 tỉ USD nhằm củng cố sức mạnh phòng thủ tên lửa vì nhiều đồn đoán cho rằng công nghệ và cơ sở chiến lược của Mỹ còn nhiều hạn chế. Khi đối mặt với cuộc tấn công từ Triều Tiên, Mỹ chỉ có 30 phút để khai hỏa một trong 36 kho tên lửa đánh chặn của mình. Cần nhớ rằng, đầu đạn tên lửa của Triều Tiên di chuyển với vận tốc 18.000 km/giờ.
Dựa trên cảm biến rải khắp 15 múi giờ, hệ thống đánh chặn của nước Mỹ không mang theo đầu đạn mà chỉ sử dụng các "thiết bị tiêu diệt" đủ nhanh và chính xác để chặn tên lửa đối phương. Điều không hay là trong 18 lần thử từ năm 1999 tới nay, Mỹ đánh trượt 8 lần, một tỉ lệ khá cao.
Hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD Mỹ đang đặt ở Hàn Quốc.
Lầu Năm Góc năm 2016 từng tuyên bố "độ tin tưởng và khả thi của hệ thống đánh chặn hiện nay là rất thấp". Quân đội Mỹ cho biết đang phát triển một mô hình mới và cảnh báo những rủi ro tiềm tàng nhắm vào an ninh mạng hay lỗ hổng radar.
Trey Obering, cựu giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ, nói "thiết bị tiêu diệt" đôi lúc đánh trượt mục tiêu trong các bài thử nghiệm. "Thế hệ đầu tiên bộc lộ nhiều khiếm khuyết và thế hệ thứ hai còn tệ hơn", Trey nói.
Các mối đe dọa ngày một tăng từ Triều Tiên đang đặt ra nhu cầu phải đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa mới. Riêng trong tháng 5.2017, Mỹ thử nghiệm tên lửa đánh chặn hết 244 triệu USD với mục tiêu thiết kế hệ thống mới bay nhanh hơn, cao hơn và chính xác hơn nếu bị tên lửa liên lục địa đối phương tấn công.
Theo Norm Tew, giám đốc chương trình phát triển tên lửa đánh chặn của hãng Boeing, "hệ thống mới hoạt động hoàn hảo". Tuy nhiên, hiện nay Mỹ chưa có bất kì hệ thống mới nào được lắp đặt và phải tới cuối năm 2018, 8 dàn phòng thủ tên lửa này mới có mặt.
Hệ thống phòng thủ hiện tại của Mỹ bị đánh giá là lạc hậu.
"Chúng tôi tự tin trước khả năng của hệ thống mới trước mọi cuộc tấn công", Tew nói. Dù vậy, nhiều ý kiến vẫn bày tỏ lo ngại vì điều kiện thử nghiệm và thực tế khác xa nhau. Laura Grego, nhà khoa học tại Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ nói vụ thử nghiệm chỉ thực hiện với các mục tiêu đánh chặn đơn giản và chưa được thực hiện trong đêm tối. "Hệ thống này vẫn chưa đủ tin cậy và chưa thực nghiệm với các điều kiện thời tiết, môi trường có khả năng bị tấn công cao. Vì sao cần chi tiền lắp đặt hệ thống này?".
Mỹ đang dự định lắp đặt 28 hệ thống phòng thủ đời mới trong thời gian tới và có thể tăng lên 100 hệ thống phòng không nếu được thông qua. Thậm chí, hệ thống này còn được đặt ở vùng Trung Tây và phía Đông để đề phòng mối nguy từ Iran.
Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ ngày 30.5 cho biết đã đánh chặn thành công một tên lửa cách đó 6.700 km ở quần đảo Marshall. Quả tên lửa được phóng từ căn cứ Vandenberg ở bang California và tiêu diệt mục tiêu giả định trên biển Thái Bình Dương, theo CNN.
Theo Danviet
Tên lửa Triều Tiên mới bắn là loại "chưa từng thấy" Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết dữ liệu phân tích khẳng định tên lửa mới của Triều Tiên có tầm bắn khoảng 5.500 km. Quan chức Mỹ nói tên lửa Triều Tiên bắn hôm 4.7 là loại mới hoàn toàn (Ảnh minh họa). Một quan chức Mỹ khẳng định với đài CNN, loại tên lửa hai tầng mà Triều Tiên phóng...