Ông Trump chỉ trích báo Mỹ đưa tin về Triều Tiên
Tổng thống Donald Trump chỉ trích báo New York Times vì dẫn nguồn không rõ ràng khi đưa tin về hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên.
Tổng thống Trump chỉ tay về phía báo giới khi tới bãi cỏ phía nam Nhà Trắng ngày 25/5 (Ảnh: AP)
Trong bài chia sẻ trên mạng xã hội Twitter hôm 26/5, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích New York Times vì dẫn lời một quan chức “không tồn tại” khi đưa tin về hội nghị thượng đỉnh có thể diễn ra giữa Mỹ và Triều Tiên vào ngày 12/6 tới tại Singapore.
“Một quan chức cấp cao Nhà Trắng đã nói với các phóng viên rằng ngay cả khi cuộc gặp được xem xét lại, khả năng diễn ra vào ngày 12/6 cũng không khả thi do thiếu thời gian cũng như sự chuẩn bị cần thiết”, New York Times cho biết.
Đáp lại, Tổng thống Trump viết trên Twitter: “Lại sai lầm một lần nữa! Hãy sử dụng người thật việc thật, không được sử dụng các nguồn tin không có thật”.
Theo New York Times, báo này đã dẫn lời “một quan chức cấp cao Nhà Trắng – người đã cung cấp các thông tin với một nhóm đông đảo phóng viên tại phòng chia sẻ thông tin ở Nhà Trắng”. Bản ghi âm cuộc gặp sau đó đã tiết lộ tên của quan chức Nhà Trắng này là Matt Pottinger – một quan chức thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ.
Tổng thống Trump từng nhiều lần lên án việc báo chí sử dụng các nguồn tin giấu tên khi đưa tin. Theo quan điểm của nhà lãnh đạo Mỹ, các thông tin do các quan chức giấu tên cung cấp cho báo chí đều là “tin giả”. Từ khi nhậm chức, ông Trump nhiều lần công khai chỉ trích truyền thông “giả mạo”, thậm chí gọi đây là “vết nhơ” của Mỹ sau một loạt vụ lùm xùm liên quan tới việc đưa tin về nhà lãnh đạo Mỹ.
Mặc dù Tổng thống Trump phản đối, song Nhà Trắng vẫn thường xuyên sắp xếp các cuộc gặp để các quan chức Mỹ có thể chia sẻ thông tin cho báo giới với điều kiện danh tính của các quan chức này không được công khai. Đây là thông lệ từng diễn ra nhiều lần trong các đời tổng thống tiền nhiệm.
Thành Đạt
Video đang HOT
Theo Dantri
Lý do Singapore là lựa chọn lý tưởng cho cuộc gặp lịch sử Mỹ - Triều
Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đã nhất trí gặp nhau tại Singapore vào tháng tới và quốc đảo Đông Nam Á được cho là lựa chọn lý tưởng để tổ chức sự kiện chưa từng có tiền lệ này.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Getty)
Tổng thống Donald Trump hôm qua chính thức xác nhận cuộc gặp lịch sử giữa ông và nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ diễn ra tại Singapore vào ngày 12/6. Đây là lần đầu tiên một tổng thống đương nhiệm của Mỹ gặp mặt một nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Tổng thống Trump và giới chức Mỹ từng đưa ra nhiều lựa chọn về địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên, và quốc đảo ở khu vực Đông Nam Á cuối cùng đã được lựa chọn. Theo giới phân tích, Singapore là nơi lý tưởng để đăng cai sự kiện chưa từng có tiền lệ trong quan hệ song phương Mỹ - Triều.
Mối quan hệ với Mỹ - Triều
Một góc Singapore (Ảnh: Getty)
Với diện tích nhỏ và dân số chỉ khoảng 5,6 triệu người nhưng được coi là trung tâm tài chính của khu vực Đông Nam Á, Singapopre đã duy trì mối quan hệ hữu nghị với Mỹ trong gần nửa thế kỷ qua. Hơn 30.000 người Mỹ và 4.200 doanh nghiệp Mỹ đang sinh sống và hoạt động tại Singapore.
Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Singapore và các công ty Mỹ đã đầu tư hơn 180 tỷ USD vào Singapore. Kể từ khi hai nước ký thỏa thuận thương mại song phương hồi năm 2004, kim ngạch thương mại Mỹ - Singapore đã tăng hơn 60% và Mỹ đạt 20 tỷ USD thặng dư thương mại với quốc gia Đông Nam Á này.
Ngoài ra, các tàu và máy bay của Mỹ cũng thường xuyên ghé thăm Singapore. Hải quân Mỹ đã triển khai các tàu tác chiến tại căn cứ hải quân của Singapore. Tuy vậy, theo cựu Đại sứ Singapore tại Mỹ, Singapore không phải là đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Philippines. Sự trung lập của Singapore trong mối quan hệ với Mỹ chính là "điểm cộng" để nước này được chọn làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Singapore và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1975 và Singapore là một trong số 47 nơi Triều Tiên đặt đại sứ quán. Người Triều Tiên cũng từng tới Singapore làm ăn trong quá khứ. Trước năm 2016, công dân Triều Tiên thậm chí có thể nhập cảnh Singapore mà không cần visa. Mặc dù Singapore đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên từ năm 2017 dưới sức ép của Mỹ và Liên Hợp Quốc, song nước này vẫn duy trì mối quan hệ trung lập và hữu nghị với Triều Tiên.
Theo nhà nghiên cứu Malcolm Cook tại Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, "phía Triều Tiên nhiều khả năng sẽ phải xử lý rất nhiều vấn đề về hậu cần và nghi thức tại nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh, do vậy việc chọn một nơi có đại sứ quán (Triều Tiên) là yêu cầu cần thiết được đặt ra".
Singapore cũng chỉ cách thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên chưa đầy 5.000 km. Điều này sẽ cho phép nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể sử dụng chuyên cơ để bay tới nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Trump mà không phải tiếp nhiên liệu giữa chừng.
"Singapore không quá xa như các nước châu Âu, điều này cho phép chuyên cơ của ông Kim Jong-un tới Singapore mà không cần tiếp nhiên liệu. Singapore cũng không gần tới mức Tổng thống Trump có thể bị coi là "nhún mình" trước ông Kim Jong-un khi phải đi một quãng đường xa hơn so với Triều Tiên để tới nơi gặp mặt", Nah Liang Tuang, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, nhận định.
Khả năng kiểm soát an ninh
Bên ngoài khách sạn Shangri-La - nơi từng đón tiếp nhiều quan chức cấp cao khi tới Singapore (Ảnh: Reuters)
Chính quyền Singapore từng được đánh giá cao về khả năng tổ chức nhanh chóng và an toàn các cuộc gặp ngoại giao cấp cao. Singapore đã tổ chức thành công các hội nghị thượng đỉnh của các nước Đông Nam Á trong hai năm 2017 và 2018. Singpore cũng là nơi diễn ra Diễn đàn an ninh toàn cầu thường niên Shangri-La với sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng của gần 30 nước trên thế giới. Năm 2009, Singapore đón ông Barack Obama trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của một tổng thống Mỹ tới nước này. Năm 2015, Singapore từng đăng cai tổ chức cuộc gặp lịch sử giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu.
Singapore là nước kiểm soát chặt chẽ tự do báo chí và tự do ngôn luận, do vậy việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại đây sẽ tránh được nguy cơ xảy ra các cuộc biểu tình căng thẳng. Giáo sư Christina Fink tại Trường Các vấn đề Quốc tế Elliott thuộc Đại học George Washington cho biết các cuộc biểu tình tại Singapore chỉ có thể diễn ra nếu được chính phủ cấp phép và chỉ có một khu vực được chỉ định làm nơi tổ chức biểu tình.
"Singapore là quốc gia cẩn trọng. Họ có thể kiểm soát truyền thông. Họ có thể được tin tưởng về vấn đề an ninh", David Albright, Giám đốc Viện nghiên cứu Khoa học và An ninh Quốc tế, cho biết.
Theo bà Fink, cả Mỹ và Triều Tiên đều sẽ cảm thấy thoải mái khi tới Singapore đối thoại. Các sự kiện tầm cỡ từng được Singapore đăng cai tổ chức trước đây là bằng chứng cho thấy quốc đảo này không bao giờ có ý định can thiệp hay tìm cách gây ảnh hưởng vào công việc của các bên. Trong khi đó, nếu lựa chọn gặp nhau tại khu phi quân sự liên Triều (DMZ), Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể sẽ phải đối mặt thêm căng thẳng vì đây là một trong những đường biên giới được vũ trang dày đặc nhất trên thế giới. Các lực lượng quân sự đều có mặt tại DMZ và khu vực này cũng không có đủ các điều kiện hậu cần cần thiết để tổ chức một cuộc gặp cấp cao.
"Cực kỳ căng thẳng nếu cuộc gặp diễn ra ở DMZ. Trong khi đó, Singapore không chỉ là nơi an toàn hơn mà còn thoải mái hơn", chuyên gia Fink nhận định.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Singapore David Adelman cho rằng Singapore là nơi lý tưởng để tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều vì nước này là trung gian hòa giải "trung thực" giữa phương Đông và phương Tây.
"Singapore là người bạn lớn của Mỹ nhưng Singapore cũng hợp tác để làm bạn với tất cả các nước và điều này đã giúp Singapore chiếm được lòng tin trên toàn thế giới", ông Adelman nói.
Theo các chuyên gia, Singapore sẽ bảo đảm một môi trường được kiểm soát tốt hơn cho hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều để họ có thể gặp gỡ riêng tư.
"Singapore là một đất nước rất kỷ luật. Bạn có thể tin tưởng rằng các nhà chức trách Singapore sẽ bảo đảm tình hình diễn ra theo đúng trật tự", nhà phân tích kiểm soát vũ khí Robert Einhorn tại Viện nghiên cứu Brookings và là cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ từng đàm phán với Triều Tiên trong thập niên 90, cho biết.
Theo chuyên gia Einhorn, Triều Tiên từng tổ chức các cuộc họp tại Singapore, do vậy Bình Nhưỡng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi hội nghị thượng đỉnh với Mỹ diễn ra tại đây. "Đây là nơi các nhà ngoại giao Triều Tiên sẽ cảm thấy thoải mái", chuyên gia Einhorn nói.
Thành Đạt
Theo Dantri
Triều Tiên đưa ra hàng loạt yêu cầu trước cuộc gặp lịch sử với Mỹ Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã đưa ra hàng loạt yêu cầu với Mỹ và Hàn Quốc sau khi hội nghị thượng đỉnh liên Triều kết thúc và trước thềm cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều. Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều xuất hiện trong bản tin của truyền hình Hàn Quốc được chiếu ở...