Ông Trump cảnh báo EU sẽ trả giá đắt
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo nếu ông tái đắc cử, Liên minh châu Âu (EU) sẽ trả giá đắt vì không mua đủ hàng hóa Mỹ.
Phát biểu trong cuộc vận động tranh cử tại bang Pennsylvania ngày 29.10, ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump hứa sẽ ban hành đạo luật thương mại có qua có lại với EU và cho rằng châu Âu đang không mua hàng hóa Mỹ ở mức tương xứng, theo Reuters.
“Họ không mua xe hơi của chúng ta. Họ không mua nông sản của chúng ta. Họ bán hàng triệu chiếc xe tại Mỹ. Không, không. Họ sẽ phải trả cái giá đắt”, ông Trump cảnh báo.
Ông Trump trong cuộc vận động tại thành phố Allentown, bang Pennsylvania hôm 29.10. ẢNH: REUTERS
EU chưa lập tức phản ứng về tuyên bố này. Theo Euronews, quan hệ thương mại Mỹ-EU có giá trị lớn nhất thế giới, khoảng 1.000 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ hằng năm. EU đang hưởng lợi hơn Mỹ, khi báo cáo cho thấy EU hưởng thặng dư 156 tỉ USD về hàng hóa trong năm ngoái, trong khi bị thâm hụt 104 tỉ USD về dịch vụ.
Ngân hàng Goldman Sachs ước tính thuế suất 10% của Mỹ sẽ khiến GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) giảm 1%. Các nhà kinh tế khác dự báo Đức sẽ là nước chịu thiệt hại nặng nhất do phụ thuộc vào việc xuất khẩu sang Mỹ.
Bà Harris thách thức ông Trump kiểm tra nhận thức
Công cụ của ông Trump
Trong chiến dịch tranh cử lần này, ông Trump đã tuyên bố sẽ áp đặt mức thuế 10% lên hàng hóa của tất cả các nước nhập vào Mỹ, riêng Trung Quốc là 60%. Vị ứng cử viên đang sử dụng thuế quan, từ mà ông miêu tả là đẹp nhất thế giới, để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Mỹ, tạo việc làm và giảm thâm hụt ngân sách liên bang.
Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng người tiêu dùng Mỹ sẽ gánh chịu gánh nặng kinh tế từ thuế suất đó. Các nhà kinh tế cảnh báo rằng đề xuất này sẽ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng gây gia tăng chi phí và những sự đáp trả.
Hồi tháng 7, ông Trump cũng tuyên bố rằng Đài Loan nên trả tiền cho Mỹ để bảo vệ hòn đảo này, so sánh Mỹ như “công ty bảo hiểm” và tố cáo Đài Loan “không trao cho chúng tôi thứ gì”. Bên cạnh đó, ông cũng cáo buộc Đài Loan đã lấy đi gần 100%” ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ.
Thực tế, Mỹ đã bán hàng tỉ USD vũ khí cho Đài Loan và bị ràng buộc bởi một đạo luật phải cung cấp phương tiện cho việc tự vệ của hòn đảo.
Rào cản mới với quá trình gia nhập EU của Ukraine
Vòng đàm phán đầu tiên giữa EU và Ukraine về gia nhập liên minh này sẽ diễn ra vào ngày 25/6, sau khi các quốc gia thành viên thông qua khuôn khổ đàm phán tổng thể.
Tuy nhiên, tư cách thành viên EU của Ukraine có nguy cơ bế tắc trong thời gian Hungary làm Chủ tịch Hội đồng châu Âu.
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Tham vọng gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine có thể bị đình trệ trong 6 tháng ngay khi Hungary đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu.
Từ ngày 1/7 đến ngày 31/12, Hungary sẽ thiết lập chương trình nghị sự hàng tuần và chủ trì các cuộc họp cấp bộ trưởng EU tại Brussels, quyết định những chủ đề nào được đặt lên đầu danh sách.
Khẩu hiệu chính thức trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng châu Âu của Hungary sẽ là "Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại", một quan điểm tương tự như của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Viễn cảnh này đã gây bất an cho các nhà ngoại giao châu Âu, những người lo ngại Thủ tướng Hungary Viktor Orban sẽ tận dụng vị thế đó để thúc đẩy quan điểm dân tộc chủ nghĩa. Đặc biệt, chính sách của EU đối với Ukraine được coi là có nguy cơ bị chệch hướng cao nhất.
Hôm 18/6, khi Budapest công bố chương trình nghị sự chính thức cho cương vị Chủ tịch luân phiên EU, những lo ngại này dường như đã được xác thực. János Bóka, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Hungary, đã nói rõ rằng nước này sẽ không giúp Ukraine mở cuộc đàm phán nào về tư cách thành viên EU.
Chương trình nghị sự của Hungary đưa ra một số ám chỉ đến Ukraine liên quan đến nền kinh tế, toàn vẹn lãnh thổ, tái thiết, tác động an ninh, người tị nạn,.. nhưng không phải trong bối cảnh mở rộng EU.
Quan điểm này trái ngược với lập trường của Bỉ, nước hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu và đang nỗ lực thúc đẩy việc Ukraine gia nhập EU nhiều nhất có thể.
Tuần trước, Bỉ đã đạt được sự nhất trí cần thiết để thông qua khuôn khổ đàm phán cho Ukraine và Moldova, hai nước mà Hungary đã ngăn cản.
Bước đột phá này sẽ cho phép Bỉ tổ chức hội nghị liên chính phủ đầu tiên với Ukraine vào ngày 25/6 tới, vốn được coi là vòng đàm phán đầu tiên. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bóka cho biết Hungary sẽ đặt mục tiêu thực hiện quá trình mở rộng "dựa trên thành tích, khách quan và đáng tin cậy" và chuyển sự chú ý chính trị từ Ukraine sang Tây Balkan.
Giới tỉ phú công nghệ 'làm thân' với ông Trump trước ngày bầu cử Mỹ Nhiều lãnh đạo một số công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ đã tìm cách hàn gắn mối quan hệ với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump khi chỉ còn chưa tới 10 ngày nữa là đến ngày bầu cử chính thức. 9Theo CNN, vào tuần trước, cựu Tổng thống Trump và Tổng giám đốc Apple Tim Cook đã trò chuyện về...