“Ông trùm” điều hành đường dây lừa đảo hàng chục tỷ đồng qua mạng sa lưới
Ngày 21/12, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội cho biết, đã triệt phá thành công chuyên án bắt giữ ổ nhóm hơn 20 đối tượng chuyên thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Qua công tác nắm tình hình cơ sở, Đội Cảnh sát Hình sự, Công an quận Hà Đông phát hiện đối tượng Bùi Mạnh Cường (SN 1996; trú tại phường Văn Quán, quận Hà Đông) có nhiều biểu hiện nghi vấn. Tiến hành xác minh, cán bộ điều tra xác định Cường có quan hệ với Nguyễn Đức Tùng (SN 1993; trú tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông) – là đối tượng thường xuyên xuất nhập cảnh sang Campuchia rồi về Việt Nam, với nhiều biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội trên không gian mạng.
Tùng thuê phòng 1707 chung cư Hồ Gươm thuộc phường Mộ Lao và phòng 2705 chung cư King Place thuộc phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho khoảng 20 đối tượng có độ tuổi từ 18-25 sử dụng máy tính truy cập Internet hoạt động bên trong.
Trung tá Phùng Văn Quang, Phó trưởng Công an quận Hà Đông đang chỉ đạo công tác khám xét, bắt giữ các đối tượng tại 2 căn hộ chung cư.
Nguyễn Đức Tùng – kẻ cầm đầu đường dây lừa đảo và tang vật vụ án.
Với những dấu hiệu phạm tội, Cơ quan CSĐT nhận định, ổ nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức trên không gian mạng có thể có yếu tố nước ngoài, chính vì vậy, công tác đấu tranh, làm rõ hành vi tội phạm yêu cầu nhanh, ngăn chặn, không để các đối tượng có cơ hội tẩu tán, phi tang tài liệu, chứng cứ.
Ngày 19/12, Cơ quan CSĐT Công an quận Hà Đông tiến hành bất ngờ kiểm tra 2 căn hộ trên; kết quả phát hiện quả tang 21 đối tượng đang sử dụng máy tính có kết nối internet thực hiện hành vi lừa đảo trên không gian mạng.
Tại cơ quan CSĐT, danh tính các đối tượng được xác định, gồm: Nguyễn Đức Tùng (SN 1993, trú ở phường Mộ Lao); Bùi Mạnh Cường (SN 1996, quê Hưng Yên); Lương Khánh Toàn (SN 2003, quê Hưng Yên); Phạm Quốc Quang (SN 2001, trú ở Thanh Trì, Hà Nội); Vương Thanh Bình (SN 1996, trú ở phường Yết Kiêu, Hà Đông); Mai Thành Nam (SN 2001, quê Nam Định); Trần Anh Luân (SN 1996, quê Ninh Bình); Dương Minh Phú (SN 1996, trú ở Sóc Sơn, Hà Nội); Vũ Bá Minh (SN 2001, trú ở Thanh Trì, Hà Nội); Lương Vũ Hoàng (SN 1999, quê Lào Cai); Giang Sơn Tùng (SN 2003, trú ở Ba Vì, Hà Nội); Nguyễn Minh Đức (SN 2002, trú ở Đan Phượng, Hà Nội); Đào Mỹ Trung (SN 1995, trú ở Thanh Trì, Hà Nội); Lê Minh Đức (SN 1998, trú ở Hai Bà Trưng, Hà Nội); Phạm Minh Sáng (SN 1999, quê Hưng Yên); Đào Quí Dương (SN 1991, quê Phú Thọ); Chu Tư Long (SN 1997, quê Phú Thọ); Tạ Viết Đạt (SN 2001, trú ở Chương Mỹ, Hà Nội); Ngô Phương Hiền (SN 2001, quê Nam Định); Vũ Trung Kiên (SN 2001, quê Phú Thọ); Đinh Ngọc Như (SN 2001, trú ở Mỹ Đức, Hà Nội).
Video đang HOT
Các đối tượng được thuê để thực hiện hành vi lừa đảo đều rất trẻ
Quá trình đấu tranh, cơ quan CSĐT thu giữ tang vật 1 ô tô Mercedes E300 mang BKS: 30E-679.46; 21 máy tính xách tay; 40 điện thoại di động; 42 tài khoản ngân hàng, đã được phong tỏa tài khoản với số tiền trong tài khoản khoảng 1 tỷ đồng.
Từ những chứng cứ thu thập được và lời khai của các đối tượng cho thấy, sau nhiều lần sang Campuchia, Nguyễn Đức Tùng nhận thấy hình thức lừa đảo trên không gian mạng thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Web, Telegram, Zalo có thể… dễ dàng thu lợi bất chính với số tiền lớn.
Từ đó, Tùng nghiên cứu, lên kế hoạch về Việt Nam tổ chức thực hiện hành vi lừa đảo. Thực hiện tội phạm, Tùng chọn địa điểm là các căn hộ chung cư khép kín, có lực lượng bảo vệ quản lý kiểm soát chặt chẽ để đặt “tổng hành dinh”. Nhằm đối phó cơ quan chức năng, đối tượng thường xuyên thay đổi địa điểm, mỗi căn hộ Tùng chỉ thuê và hoạt động khoảng 2 – 3 tháng.
Từ tháng 11-2023, “ông trùm” thuê phòng 2705 chung cư King Place cho 13 nhân viên có chuyên môn về tin học, khoa học công nghệ, tổ chức thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 1 trưởng nhóm và 3 – 5 thành viên. Trưởng nhóm được trả mức lương từ 100 triệu – 150 triệu/tháng, nhân viên khoảng 20 triệu đồng/tháng. Tùng trực tiếp quản lý, hướng dẫn nhân viên thao tác thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với phương thức thủ đoạn mới, rất tinh vi: mua hàng nghìn tài khoản Facebook “ảo” trên mạng xã hội giao cho các trưởng nhóm quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, đăng bài cần tuyển dụng cộng tác viên bán vé máy bay toàn quốc với mức chiết khấu cao (20% tiền vé).
Khi có “con mồi” liên hệ, số đối tượng này sẽ hướng dẫn họ làm theo yêu cầu đăng bài trên Facebook với nội dung bán vé máy bay giá rẻ. Để tạo lòng tin cho “con mồi”, sẽ có các đối tượng “chim mồi” giả làm khách đặt mua vé máy bay và tự tạo giao dịch thành công. Sau đó, đối tượng “chim mồi” tiếp tục đặt vé máy bay số lượng lớn, đến khi người bị hại chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng thì chúng chặn facebook, xóa toàn bộ dấu vết, các tài khoản đã sử dụng liên hệ với họ và cắt liên lạc.
Số tiền chiếm đoạt được, Tùng xóa dấu vết bằng cách chuyển qua sàn mua bán tiền ảo mở tại nước ngoài, gây khó khăn trong quá trình điều tra xác minh.
Bước đầu các đối tượng khai nhận từ tháng 6/2023 đến khi bị bắt đã lừa được nhiều người ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, chiếm đoạt được khoảng 20 tỷ đồng. Và chỉ trong 1 ngày khai thác “ nóng”, Công an quận Hà Đông đã xác minh làm rõ được 10 người bị hại tại nhiều địa phương, bị chiếm đoạt số tiền khoảng 1,2 tỷ đồng.
Căn cứ kết quả điều tra và các tài liệu chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an quận Hà Đông đã ra Quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Tùng, Bùi Mạnh Cường, Lương Khánh Toàn, Phạm Đỗ Quang, Vương Thanh Bình, Mai Thanh Nam, Trần Anh Luân, Dương Minh Phú, Vũ Bá Minh, Lương Vũ Hoàng, Giang Sơn Tùng, Nguyễn Minh Đức, Đào Mỹ Trung, Lê Minh Đức về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 BLHS; tiếp tục củng cố tài liệu, xử lý các đối tượng liên quan.
Khởi tố vụ án lừa đảo trên không gian mạng quy mô lớn ở Hà Nội
Văn Tuấn thuê căn hộ chung cư, mua 4 bộ máy tính cùng thiết bị Dcom-3G kết nối mạng internet. Sau đó, Văn Tuấn bàn bạc với 4 nghi phạm cùng tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Chiều 14/11, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Tuấn (SN 2004), Lê Văn Tiến (SN 2004), Nguyễn Tiến Dũng (SN 2005), Nguyễn Hữu Huy (SN 2001) và Trương Trọng Tuấn (SN 2003) cùng ở huyện Ứng Hoà (Hà Nội) về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Nhóm thanh niên bị cơ quan công an tạm giữ hình sự. Ảnh CACC.
Lãnh đạo Công an quận Hà Đông cho biết, qua công tác quản lý, đảm bảo an ninh trật tự tại các khu chung cư, phòng ngừa các loại tội phạm ẩn, công an phát hiện nhóm thanh niên thuê trọ ở căn hộ tầng 5, toà chung cư tại khu đô thị Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông có biểu hiện nghi vấn.
Vì nhóm thanh niên này sử dụng nhiều máy tính để bàn lắp thiết bị Dcom-3G kết nối mạng internet bằng sim điện thoại, không sử dụng mạng internet thông thường.
Chính vì vậy, công an đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, nắm được cả nhóm đều ở huyện Ứng Hòa, không có công ăn việc làm, độ tuổi từ 18-20, hàng ngày không ra ngoài mà chỉ ở trong phòng sử dụng máy tính.
Ngày 10/11, công an bất ngờ kiểm tra căn hộ trên. Khi kiểm tra, công an phát hiện 5 nghi phạm đang sử dụng 4 máy tính có kết nối internet thực hiện hành vi lừa đảo trên không gian mạng. Danh tính 5 nghi phạm được xác định nêu trên.
Các bị hại chuyển tiền vào tài khoản game "Tài-Xỉu"
Khi bị bắt, các nghi phạm khai, đầu tháng 10/2023, Nguyễn Văn Tuấn thuê căn hộ chung cư rồi mua 4 bộ máy tính cùng các thiết bị Dcom-3G kết nối mạng internet và lắp đặt tại đây. Sau đó, Văn Tuấn bàn bạc với 4 nghi phạm còn lại tổ chức hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Công an kiểm tra căn hộ nơi các nghi phạm ẩn nấp để hoạt động lừa đảo. Ảnh CTV.
Để thực hiện hành vi lừa đảo, Văn Tuấn lên mạng xã hội mua hàng nghìn tài khoản Zalo, Facebook "ảo" giao cho Dũng, Tiến, Huy, Trọng Tuấn vào các hội nhóm vay vốn trên mạng xã hội Facebook đăng bài giả danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ người có nhu cầu vay tiền.
Ở đây, các nghi phạm quảng bá thủ tục vay nhanh gọn, lãi suất thấp... Các nghi phạm còn giả vờ đã vay được tiền để "cò mồi" thu hút người vay. Để tạo lòng tin với các nạn nhân, các nghi phạm làm giả hợp đồng vay, sử dụng các tài khoản Zalo "ảo" nhắn tin, nếu họ đồng ý sẽ yêu cầu nộp nhiều loại phí để làm thủ tục.
Các loại phí bao gồm: làm hồ sơ, xin dấu nhanh, bảo hiểm,... mỗi loại người vay phải nộp từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng. Các khoản tiền người vay phải chuyển vào tài khoản game "Tài-Xỉu" của Nguyễn Văn Tuấn. Khi các nạn nhân chuyển tiền vào, Văn Tuấn rút tiền ra và ăn chia với nhau.
Khi thấy các bị hại nghi ngờ, các nghi phạm sẽ xóa toàn bộ dấu vết với họ và cắt liên lạc. Do số tiền chiếm đoạt của bị hại được xóa dấu vết bằng cách chuyển qua tài khoản cổng game mở tại nước ngoài, nên gây khó khăn trong quá trình điều tra xác minh bị hại.
Không chỉ có vậy, để tổ chức hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các nghi phạm chọn các căn hộ chung cư khép kín, có lực lượng bảo vệ quản lý kiểm soát chặt chẽ.
Ngoài ra, mỗi địa điểm các nghi phạm này chỉ thuê và hoạt động không quá 3 tháng để tránh sự phát hiện của công an. Với phương thức thủ đoạn trên, các nghi phạm trình bày, đã lừa đảo được nhiều người với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Lừa "chạy sổ đỏ", nhân viên trông xe chiếm đoạt cả trăm triệu đồng Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Đỗ Hữu Tín, nhân viên trông xe về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 12/9, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội cho biết, sau thời gian thu thập tài liệu, chứng cứ, đơn vị...