Ông Trần Đắc Sinh: Thị trường sẽ đón nhận nhiều thương vụ IPO hấp dẫn
Thời gian tới thị trường sẽ đón nhận nhiều hàng hóa khác. Tại TP.HCM có Tổng Công ty Sài Gòn (Satra), Tổng Công ty Bến Thành, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (SaigonTourist), Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn.
Ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM – Ảnh: Huyền Trâm.
Đóng cửa phiên ngày 25/12/2015, VN-Index chốt ở mức 567,67 điểm. Chỉ còn 4 phiên giao dịch nữa là năm giao dịch 2015 sẽ khép lại. Tính đến thời điểm này, chỉ số sàn TP.HCM chi nhận tỷ lệ tăng 4,04% so với cuối năm 2014. Đây là mức tăng khá khiêm tốn so với mức tăng trưởng của thị trường trong năm 2014 là 8,12% cũng như “chệch” khá nhiều so với các dự báo của nhiều chuyên gia đưa ra hồi đầu năm.
Tuy nhiên, theo ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sở Giao dịchChứng khoán TP.HCM (HoSE) thì mức tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt trong năm qua là đáng ghi nhận và tốt so với nhiều thị trường trong khu vực.
Thưa ông, tính tới thời điểm này thì VN-Index có mức tăng trưởng khoảng hơn 4%, tức chỉ bằng một nửa tỷ lệ tăng của năm ngoái. Ông có nhận định gì về điều này?
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2015 mức độ phát triển như vậy tôi cho là rất tốt so với các thị trường chứng khoán trong khu vực cũng như trên thế giới. Bức tranh của thị trường Việt Nam như vậy cũng là phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế, trong điều nền kiện kinh tế Việt Nam cũng chưa thoát khỏi nhiều khó khăn, thách thức.
Một trong những hoạt động được đẩy mạnh trong thời gian qua là tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Ông có đánh giá gì về hoạt động này trong năm qua, nhất là với việc thu hút dòng vốn từ khối ngoại?
Hiện nay chúng ta tiến hành thoái vốn của các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước lớn tôi cho rằng đã tạo được nguồn cung để san sẻ những đầu tư trên thị trường thứ cấp.
Tuy nhiên các đợt IPO gần đây chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, lý do là chúng ta mới chỉ bán phần vốn nhà nước rất là nhỏ. Do đó vấn đề thay đổi về quản trị doanh nghiệp, sở hữu công ty cũng chưa rõ nét. Tôi cho rằng việc quan trọng trước mắt là thay đổi mô hình quản trị công ty, đó là điều hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài hiện cũng còn trong chừng mực nào đó.
Qua thực tế cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài họ quan tâm về chính sách mở cửa, về chính sách tự do hóa dòng tiền, vấn đề thay đổi quản trị công ty và minh bạch công ty. Thị trường Việt mình đang cố gắng hết sức để đáp được những yêu cầu trên. Từ Nghị định 60 đến tỷ giá, tín dụng, đến minh bạch thông tin… chúng ta đều đang làm, đương nhiên với chuẩn mực quốc tế vẫn còn nhiều điều để bàn nhưng đối với nền kinh tế của chúng ta và đối với các nước xung quanh thì đã có những bước phát triển rất tốt.
Với Nghị định 60 thì Sở cũng đi tuyên truyền, xúc tiến ở nhiều nước như Mỹ, Anh… Tuy nhiên thực thi triển khai vẫn chưa có mà mới có nghị định, phải đợi thông tư hướn dẫn của Bộ Kế hoạch Đầu tư, rồi doanh nghiệp tiến hành tổ chức đại hội cổ đông để thông qua các vấn đề liên quan…
Ông có nhận định gì về “hàng hóa” sẽ tiến hành cổ phần hóa cũng như sẽ lên sàn trong thời gian tới?
Video đang HOT
Ngày 10/12 vừa qua, HoSE đã tổ chức IPO Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), một đơn vị lớn nhất của ngành giao thông, doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả với tổng tài sản lớn. Tôi nghĩ đây là một trong những hàng hóa tốt, nếu sản phẩm này đầu tư lâu dài cũng không thua gì gửi tiền tiết kiệm, thậm chí còn phát triển tốt, đương nhiên lượng cổ phần bán ra còn ít.
Thời gian tới thị trường sẽ đón nhận nhiều hàng hóa khác. Tại TP.HCM có Tổng Công ty Sài Gòn (Satra), Tổng Công ty Bến Thành, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (SaigonTourist), Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn… là những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thị phần tốt với các thương hiệu rất quen thuộc như bia Heineken, bia Tiger, thuốc lá Caraven, Visan…
Thị trường chứng khoán Việt có quy mô vốn hóa còn khá nhỏ bé nhưng tất cả phải thực hiện từng bước, phải đấu giá cổ phần, cải thiện thanh khoản tốt lên, nói chung phải có bước đi từ từ…
Xin cảm ơn ông!
Theo Bizlive
Những tài sản sinh lời tốt nhất năm 2015
Dù chứng kiến nhiều phiên sụt giảm nhưng thị trường chứng khoán Trung Quốc lại tăng trưởng mạnh nhất châu Á năm 2015.
Dù có nhiều giai đoạn trồi sụt và biến động bất thường, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng trưởng 12% trong năm nay.
Trong năm 2015, dù một số loại tài sản như hàng hóa mất giá mạnh, nhưng còn khá nhiều loại tài sản khác vẫn tăng giá tương đối tốt, theo thống kê của CNBC.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu
Chỉ số FTSE MIB của thị trường chứng khoán Italy tăng 12% trong năm nay và đồng thời là chỉ số chứng khoán tăng trưởng mạnh nhất khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Thị trường chứng khoán và kinh tế Italy hưởng lợi nhờ các biện pháp nới lỏng định lượng của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), ngoài ra, kinh tế Italy không quá phụ thuộc vào xuất khẩu như Đức nên dù kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại cũng không tác động nhiều đến Italy.
Tuy nhiên, mức tăng của chỉ số FTSE MIB còn quá thấp nếu so với chỉ số chứng khoán MICEX của Nga, vốn đã tăng 25% trong năm 2015.
Theo chủ tịch ngân hàng UBS tại Nga, mức độ lạc quan của nhà đầu tư chứng khoán Nga về triển vọng kinh tế nước này hiện đang cao bất ngờ.
Các số liệu thống kê chính thức về kinh tế Nga tiếp tục phát đi tín hiệu bi quan. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính kinh tế Nga tăng trưởng âm 3,8% trong năm 2015 bởi chịu áp lực từ các biện pháp trừng phạt của quốc tế, giá dầu thấp, tình trạng rút vốn ồ ạt khỏi các thị trường mới nổi.
Tại châu Âu, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh nhất trong năm qua là Hy Lạp khi giảm 31%.
Năng lượng
Từ tháng 7/2014, giá dầu bắt đầu quá trình sụt giảm không ngừng, và đáng tiếc tình trạng đó kéo dài đến hiện tại và không biết đến khi nào mới kết thúc. Trong khoảng thời gian trên, hoạt động sản xuất dầu đá phiến của Mỹ tiếp tục tăng trưởng trong khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) kiên quyết không thu hẹp sản xuất.
Nhu cầu dầu của Trung Quốc, một trong những nước tiêu thụ nhiều năng lượng nhất thế giới, đã giảm khá mạnh.
Vậy trong số các tài sản năng lượng, có tài sản nào tăng giá không? Giá xăng kỳ hạn New York Harbor RBOB giao tháng 1 tăng 15% trong năm vừa qua, và như vậy ghi nhận mức tăng cao nhất trong nhóm tài sản này.
Trong năm 2015, giá dầu Brent, dầu WTI và khí đốt tự nhiên giảm từ 30% đến 35%. Giá dầu diesel giảm gần 40% tính từ đầu tháng 1 đến nay.
Trong tuần này, đã có lúc giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 2 giảm xuống mức thấp khoảng 36,04 USD/thùng, mức thấp nhất từ tháng 7/2004. Giá dầu WTI giao kỳ hạn trên thị trường Mỹ giảm xuống mức khoảng 34,12 USD/thùng.
Ngân hàng Barclays tính toán giá dầu Brent ở mức trung bình 54 USD/thùng trong năm 2015 và 60 USD/thùng trong năm 2016. Còn ngân hàng Societe Generale thì cho rằng giá dầu Brent sẽ chỉ lên được mốc 60 USD/thùng vào quý cuối của năm 2016.
Các chỉ số chứng khoán tại châu Mỹ
Chỉ số chứng khoán Merval của thị trường Argentina tăng gần 40% trong năm 2015, đánh dấu mức tăng trưởng cao hơn tất cả các thị trường chứng khoán khác tại khu vực Bắc và Nam Mỹ. Chỉ số Nasdaq 100 của thị trường Mỹ tăng gần 9%.
Nhà đầu tư chứng khoán đang rất kỳ vọng vào "sự trỗi dậy" của kinh tế Argentina. Vào tháng 11 năm nay, chính phủ mới đã cam kết đưa ra một loạt các biện pháp cải cách như chấm dứt kiểm soát ngoại hối, dàn xếp các tranh chấp nợ với chủ nợ.
Khi thực hiện tốt những mục tiêu đổi mới này, Argentina sẽ có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế và nhờ vậy có thêm tiền để phát triển các dự án giúp tăng trưởng kinh tế.
Kim loại quý
Năm 2015 là một năm sụt giảm thê thảm của giá cả các loại hàng hóa và kim loại quý không phải một ngoại lệ. Giá vàng và bạc giảm 9% trong năm nay, đánh dấu mức năm sụt giảm mạnh nhất trong nhiều năm qua.
Phiên giao dịch ngày thứ Tư tuần này, giá vàng giao ngay ở mức 1.069 USD/oz trong khi giá platinum là 865 USD/oz.
Trong một tuần trước đó, giá vàng đã giảm 2% sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất cơ bản đồng USD lần đầu tiên trong 1 thập kỷ.
Các chỉ số chứng khoán châu Á
Dù có nhiều giai đoạn trồi sụt và biến động bất thường, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng trưởng 12% trong năm nay và là thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh nhất tại châu Á.
Các đồng tiền lớn của thế giới
Trong năm 2015, đồng tiền có mức tăng giá ấn tượng nhất chính là đồng USD bởi nhà đầu tư dự báo FED sẽ nâng lãi suất. Giá USD đã tăng trung bình đến 9% so với rổ tiền tệ mạnh.
Nếu tính chi tiết mức tăng so với từng loại tiền tệ lớn khác của thế giới, đồng USD đã lên giá 10% so với đồng Euro.
Phiên giao dịch ngày thứ Tư, một Euro đổi được 1,09 USD, thấp hơn nhiều so với mức 1,21 USD vào đầu năm nay.
Đồng Euro giảm giá bởi các biện pháp nới lỏng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Hiện có không ít dự báo về khả năng đồng Euro sẽ sớm chạm mức cân bằng tỷ giá với đồng USD.
Theo_NDH
Tín dụng tăng mạnh tạo sức ép lên huy động vốn Số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng 3 quý đầu năm 2015 cho thấy, tăng trưởng huy động tiền gửi tiết kiệm thấp hơn nhiều so với tín dụng. Bất động sản ấm lên phần nào hút tiền gửi tiết kiệm Cho dù theo các nhà băng, thanh khoản luôn được giữ ổn định và tăng trưởng tốt, song...