Ông Trần Bắc Hà bị phong tỏa khối tài sản hơn 300 tỷ tại Lào
Điều tra vụ BIDV thất thoát hơn 1.500 tỷ, cơ quan chức năng kê biên, phong tỏa khối tài sản lớn trong nước và tài sản trị giá trên 300 tỷ tại Lào của ông Trần Bắc Hà.
Trong vụ BIDV thất thoát hơn 1.500 tỷ đồng, Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Trần Bắc Hà (Chủ tịch HĐQT BIDV giai đoạn 2008-2016) do bị can này đã tử vong vì bệnh lý khi đang tạm giam.
Tuy nhiên, để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước, sau khi rà soát tài sản của ông Hà, cơ quan công an đã kê biên, phong tỏa và ngăn chặn giao dịch hàng loạt bất động sản, cổ phiếu, tài khoản trong và ngoài nước.
Theo đó, thông quan tương trợ tư pháp với VKSND Tối cao Lào, cơ quan điều tra đã phong tỏa tài khoản và ngăn chặn giao dịch của 3 công ty là tài sản của cựu Chủ tịch BIDV.
Trong đó, Công ty SHH Viêng Chăn bị cơ quan chức năng phong tỏa 10 triệu USD là số tiền ông Hà góp vốn điều lệ vào LaoVietbank. Công ty SHH Savannakhet bị phong tỏa gần 1,8 triệu USD và hàng nghìn m2 đất.
Còn lại Công ty SHH Champasak bị cơ quan tố tụng phong tỏa gần 2,7 triệu USD và nhiều vườn cây, nhà cửa, bất động sản rộng hàng nghìn m2 trên lãnh thổ Lào.
Tổng giá trị tài sản có liên quan đến ông Trần Bắc Hà đã phong tỏa tại quốc gia này nhằm xác minh, làm rõ để thu hồi khoảng 14,8 triệu USD (tương đương hơn 300 tỷ đồng).
Video đang HOT
Phối cảnh một dự án 2.900 tỷ do con trai ông Trần Bắc Hà đầu tư ở Bình Định. Ảnh minh họa: M.H.
Tại Việt Nam, cơ quan điều tra ra lệnh kê biên 5 bất động sản có tổng diện tích hàng trăm m2 ở TP.HCM, gồm nhà cao tầng, căn hộ Phú Mỹ Hưng, căn hộ ở Hoàng Anh River View cùng đứng tên sở hữu của ông Trần Bắc Hà và vợ.
2 bất động sản tại TP.HCM do bà Ngô Kim Lan (vợ ông Hà) sỡ hữu hình thành trong thời kỳ hôn nhân cũng bị kê biên để phục vụ thi hành án.
Ngoài ra, 3 căn hộ trong các khu chung cư cao cấp ở TP.HCM thuộc sở hữu của Trần Duy Tùng (đang bị truy nã quốc tế, con trai ông Hà) cũng bị kê biên.
Cơ quan điều tra còn ra quyết định kê biên hơn 16 triệu cổ phiếu và cổ phần của ông Trần Bắc Hà và Trần Duy Tùng tại nhiều doanh nghiệp. Bị can Tùng cũng bị ngăn chặn giao dịch tài khoản số tiền 1,7 tỷ góp vốn vào một công ty ở TP.HCM.
Theo thống kê, cơ quan điều tra tiếp tục ngăn chặn giao dịch liên quan số tiền gần 17 tỷ đồng và hơn 95.000 USD trong tài khoản của ông Trần Bắc Hà cùng vợ và 2 con.
Trong vụ án, ông Trần Bắc Hà bị cáo buộc lợi dụng vị trí công tác để thâu tóm, lũng đoạn nhà băng và thành lập công ty sân sau không có năng lực tài chính để vay vốn BIDV. Sau đó, lợi dụng chính sách, ông Hà chỉ đạo cấp dưới cấp tín dụng cho doanh nghiệp sân sau với các ưu đãi trái luật.
Kết quả điều tra chỉ rõ ông Trần Bắc Hà phải chịu trách nhiệm chính, xuyên suốt việc chỉ đạo, thẩm định, phê duyệt, cấp tín dụng và giải ngân cho 2 doanh nghiệp trên khiến BIDV thiệt hại tổng số tiền hơn 1.500 tỷ.
Ông Trần Bắc Hà được xác định mắc bệnh về gan khi còn đương chức. Tháng 11/2018, cựu Chủ tịch BIDV bị khởi tố, bắt tạm giam. Đến đầu năm 2019, Bộ Công an khởi tố bổ sung đối với ông Hà.
Sau hơn nửa năm bị tạm giam, ngày 18/7, ông Hà được đưa đến Bệnh viện Quân y 105 (Hà Nội) nhưng bác sĩ nơi đây xác định bệnh nhân đã tử vong ngoại viện.
Còn bị can Trần Duy Tùng đang bị truy nã toàn quốc, truy nã quốc tế. Cơ quan điều tra cũng tách hành vi có dấu hiệu tội Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới hoặc Rửa tiền của Trần Duy Tùng trong việc gửi trái phép 10,4 triệu USD vào LaoVietbank.
Nóng truy nã con trai ông Trần Bắc Hà đề nghị truy tố 12 bị can
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã có kết luận điều tra chuyển Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố bị can Trần Duy Tùng (con trai ông Trần Bắc Hà) và 11 bị can.
Bị can Trần Duy Tùng bị đề nghị truy tố (ảnh TPO).
12 bị can bị đề nghị truy tố trong vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Cty CP chăn nuôi Bình Hà, Cty TNHH Thương mại và dịch vụ Trung Dũng.
Các bị can đáng chú ý trong vụ án gồm: Trần Lục Lang, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LaoVietbank); Đoàn Ánh Sáng, nguyên Phó tổng Giám đốc BIDV; Kiều Đình Hòa, nguyên Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh; Lê Thị Vân Anh, nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV chi nhánh Hà Tĩnh; Trần Duy Tùng.
Theo kết luận điều tra, từ năm 2008 đến 2016, ông Trần Bắc Hà giữ chức vụ chủ tịch HĐQT BIDV, đại diện 40% vốn nhà nước tại BIDV. Lợi dụng chức vụ của mình, ông Hà đã có hàng loạt sai phạm, lấy danh nghĩa BIDV trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Hà Tĩnh cho các doanh nghiệp "sân sau" của mình.
Ông Trần Bắc Hà chỉ đạo thành lập Cty cổ phần Tập đoàn An Phú (do Trần Duy Tùng làm chủ) và Cty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà (do ông Hà nhờ 3 cá nhân đứng tên thành lập). Ông Hà đã chỉ đạo phê duyệt cấp tín dụng với các ưu đãi trái quy định của Ngân hàng Nhà nước và BIDV cho Bình Hà và Trung Dũng dù cả 2 doanh nghiệp này không đủ điều kiện cấp tín dụng.
Sau khi vay, 2 doanh nghiệp trên đã chiếm đoạt tiền để sử dụng cá nhân đồng thời tiếp tục gian dối chứng minh vốn tự có - đối ứng với BIDV để được tiếp tục giải ngân. Đến nay, cả Cty Bình Hà và Trung Dũng đều bị thua lỗ, phải dừng hoạt động. Việc cho vay nói trên gây thiệt hại cho BIDV hơn 1.548 tỷ đồng gồm hơn 683 tỷ đồng tại Bình Hà và hơn 864 tỷ đồng tại Trung Dũng.
Trong vụ án này, ông Trần Bắc Hà phải chịu trách nhiệm chính, xuyên suốt trong việc chỉ đạo, thẩm định, phê duyệt và cấp tín dụng cho Cty Bình Hà, Trung Dũng vay tiền dẫn tới thiệt hại hơn 15.48 tỷ đồng của BIDV. Tuy nhiên trong quá trình điều tra vụ án, ông Trần Bắc Hà đã tử vong vào tháng 7/2019 tại trại tạm giam của Bộ Quốc phòng. Căn cứ theo quy định của pháp luật, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định đình chỉ điều tra bị can với ông Trần Bắc Hà.
Theo Cơ quan điều tra, bị can Trần Duy Tùng giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu trong việc chỉ đạo 3 cổ đông của Bình Hà lợi dụng sự tin tưởng của BIDV để chiếm đoạt tiền, gây thiệt hại cho BIDV.
Các bị can khác là lãnh đạo, nhân viên của BIDV bị xác định có nhiều sai phạm trong thẩm định hồ sơ, phê duyệt cấp tín dụng cho 2 Cty nói trên, có vai trò đồng phạm với ông Trần Bắc Hà.
Con trai ông Trần Bắc Hà có dấu hiệu chuyển tiền qua biên giới thế nào? Trong quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã phát hiện Trần Duy Tùng (con trai ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT của BIDV) vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Bị can Trần Duy Tùng đang bị truy nã toàn quốc và quốc tế (ảnh IT). Như Dân Việt thông...