Ông Tô Anh Dũng nghẹn ngào: “Đây là sai lầm hết sức đau đớn của bị cáo”
Chiều 25/12, phiên tòa xét xử 21 bị cáo có kháng cáo trong vụ án “ chuyến bay giải cứu” tiếp tục phần thẩm vấn.
Trong số các bị cáo phạm tội nhận hối lộ, có cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tô Anh Dũng giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ở phiên sơ thẩm diễn ra tháng 7/2023, bị cáo Tô Anh Dũng bị tuyên phạt 16 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.
Trình bày trước Hội đồng xét xử phúc thẩm, bị cáo Tô Anh Dũng thừa nhận hành vi phạm tội của mình như bản án sơ thẩm đã xác định và mong Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét một số tình tiết giảm nhẹ.
Bị cáo Tô Anh Dũng khẳng định, trong suốt quá trình tham gia “chuyến bay giải cứu”, bị cáo tuy tiếp xúc và gặp gỡ doanh nghiệp nhưng không có mưu đồ gì. “Bị cáo tiếp xúc với doanh nghiệp đều là sự chủ động của họ. Bị cáo gặp để gỡ rối cho doanh nghiệp chứ không dám vòi vĩnh, đòi tiền”, bị cáo Tô Anh Dũng trải lòng.
Video đang HOT
Nhận thức sai phạm của mình, bị cáo Tô Anh Dũng bày tỏ sự ăn năn, hối hận và nghẹn ngào thừa nhận: “Đây là sai lầm hết sức đau đớn của bị cáo, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và Bộ Ngoại giao”.
Trước Hội đồng xét xử phúc thẩm, bị cáo Tô Anh Dũng trình bày một số tình tiết để mong tòa xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo như: Quá trình công tác được tặng thưởng Huân chương lao động, tích cực kêu gọi vaccine, gia đình có công với cách mạng…
Bị cáo Tô Anh Dũng cho biết thêm, hiện sức khỏe của bị cáo giảm sút, thường xuyên bị đau nhức, bị bệnh hiểm nghèo, phải chăm sóc mẹ già… Trước khi dừng lời, bị cáo Tô Anh Dũng tự nhận thức được, hành vi của bị cáo đã gây ra là điều hết sức đau đớn với bị cáo, đồng thời xin tòa cho bị cáo được hưởng chính sách khoan hồng.
Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế – bị cáo Phạm Trung Kiên.
Có mặt tại phiên tòa, vợ bị cáo Tô Anh Dũng bật khóc và nghẹn ngào xin Hội đồng xét xử phúc thẩm giảm án cho chồng bà, và xin được giải tỏa tài sản của gia đình đang bị kê biên. Vợ bị cáo Tô Anh Dũng cho biết, đã khắc phục hậu quả thay chồng.
Khai báo trước Hội đồng xét xử phúc thẩm, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) cũng giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Theo lời khai của Phạm Trung Kiên tại phiên tòa, bị cáo đã tích cực phối hợp với cơ quan điều tra, chủ động khai nhận việc bản thân nhận tiền của các cá nhân là khách lẻ với số tiền 15 tỷ đồng.
Bị cáo Phạm Trung Kiên xin Hội đồng xét xử cho bị cáo được hưởng mức án khoan hồng để bị cáo sớm có cơ hội sửa đổi, trở về với gia đình, hòa nhập xã hội. Ngoài ra, bị cáo Phạm Trung Kiên cũng xin Hội đồng xét xử phúc giải tỏa kê biên tài sản là căn hộ ở Royal City và mảnh đất mua chung với người khác ở Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Theo bản án sơ thẩm, từ tháng 2/2021 đến tháng 12/2021, Phạm Trung Kiên đã nhận hối lộ 253 lần của 18 cá nhân và 62 đoàn khách lẻ khác với tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng. Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm xác định, bị cáo Phạm Trung Kiên phạm tội “Nhận hối lộ” và tuyên phạt bị cáo tù chung thân.
Vụ "Chuyến bay giải cứu": Người mua vé máy bay làm gì để đòi quyền lợi?
Bản án sơ thẩm vụ "Chuyến bay giải cứu", Hội đồng xét xử sẽ dành quyền khởi kiện cho các cá nhân tổ chức yêu cầu doanh nghiệp bán vé chuyến bay giải quyết quyền lợi của mình theo đúng quy định của pháp luật
Sau 12 ngày thẩm vấn và tranh luận, 6 ngày nghị án, chiều 28-7, TAND TP Hà Nội đã đưa ra phán quyết đối với cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cùng 53 bị cáo trong vụ "Chuyến bay giải cứu".
Các bị cáo tại phiên toà. Ảnh: Phương Nguyễn
Theo đó, trong số 54 bị cáo, Tòa đã tuyên 4 người bị án chung thân gồm Phạm Trung Kiên, cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế (VKSND đề nghị tử hình); Hoàng Văn Hưng, cựu trưởng phòng thuộc Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an (VKSND đề nghị 19 - 20 năm tù); Nguyễn Thị Hương Lan, cựu cục trưởng Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao (VKSND đề nghị 18 - 19 năm tù) và Vũ Anh Tuấn cựu phó trưởng Phòng tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an (VKSND đề nghị 19 - 20 năm tù).
Ngoài ra, Hội đồng xét xử kiến nghị tiếp tục điều tra các tổ chức, cá nhân như kết luận điều tra và cáo trạng đã nêu. Cụ thể, về những hành vi tách ra để tiếp tục điều tra, xử lý ở giai đoạn 2, cáo trạng nêu đối với Trần Thị Hà Liên bị khởi tố về tội Môi giới hối lộ theo Điều 365 Bộ luật Hình sự. Do bị can bỏ trốn chưa bắt được, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã và tách vụ án để điều tra, xử lý sau.
Đối với một số đối tượng khác trong vụ án có dấu hiệu vi phạm, tội phạm, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an sẽ tiếp tục điều tra, xử lý ở giai đoạn 2 theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, xét thấy, hành vi của bà Ngô Thị Lan Phương, chị gái bị cáo Ngô Quang Tuấn (cựu chuyên viên Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Giao thông vận tải) có dấu hiệu của tội che giấu tội phạm, đại diện VKSND đưa ra quan điểm cho rằng cần tiếp tục điều tra làm rõ trong giai đoạn 2 của vụ án. Phần thẩm vấn công khai tại phiên tòa, đại diện VKSND cũng nhận thấy một số bị cáo có dấu hiệu của tội rửa tiền nên đề nghị tiếp tục điều tra làm rõ trong giai đoạn 2 của vụ án.
Theo bản án sơ thẩm, đối với hành vi phạm tội của các bị cáo đưa hối lộ và môi giới hối lộ, hành vi của đại diện các doanh nghiệp đưa tiền để được tạo điều kiện cấp phép chuyến bay là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến hoạt động công vụ. Việc đưa hối lộ xảy ra trên diện rộng, làm giảm sút uy tín của các cơ quan Nhà nước, cơ quan đại diện Bộ Ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Một số doanh nghiệp còn bán giấy phép chuyến bay, môi giới hối lộ để trục lợi cá nhân, cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc.
Nhận định của Hội đồng xét xử cũng cho rằng hành vi của các bị cáo này cũng xuất phát từ việc một số phần tử gây khó khăn cho doanh nghiệp xin cấp phép chuyến bay, tạo quy chế xin cho nên buộc họ phải đưa tiền hối lộ.
Đối với quyền lợi của khách hàng đã mua vé máy bay của các doanh nghiệp thực hiện các chuyến bay combo, chuyến bay giải cứu, bản án sơ thẩm cho rằng, hồ sơ vụ án không có thông tin về những người mua vé. Bên cạnh đó cũng không có thông tin về chi phí của các khách hàng đã mua vé. Trong đó, chi phí đưa công dân về nước bao gồm vé máy bay, cách ly y tế và các chi phí khác. Bản án sơ thẩm khẳng định không có cơ sở giải quyết nội dung trên.
Hội đồng xét xử dành quyền khởi kiện cho các cá nhân tổ chức yêu cầu doanh nghiệp bán vé chuyến bay giải quyết quyền lợi của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Ông Tô Anh Dũng và Nguyễn Quang Linh bị truy tố đến khung tử hình Viện KSND tối cao ban hành cáo trạng truy tố 54 bị can vụ án "chuyến bay giải cứu", trong số này cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và ông Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó thủ tướng, cùng bị áp khung hình phạt cao nhất đến tử hình. Ông Tô Anh Dũng và Nguyễn Quang Linh bị truy...