Ông Tây bán chuối chiên ở VN sau khi mắc kẹt vì dịch Covid-19 bị bóc phốt là “trịch thượng”, dân mạng ra sức phủ nhận, bảo vệ hàng chuối chiên này đến cuối cùng
Được biết, ông Tây này tên là F. (tên viết tắt, 49 tuổi, quốc tịch Pháp) từng được nhiều người biết đến sau câu chuyện bị mắc kẹt tại Việt Nam vào cuối năm 2019 do dịch COVID-19.
Bài viết phản hồi về hàng bánh chuối chiên của một ông Tây từng nổi tiếng trên mạng xã hội mới đây nhận được rất nhiều sự chú ý.
Được biết, ông Tây này tên là F. (tên viết tắt, 49 tuổi, quốc tịch Pháp) từng được nhiều người biết đến sau câu chuyện bị mắc kẹt tại Việt Nam vào cuối năm 2019 do dịch COVID-19.
Ông Tây bán chuối chiên ở ngã tư Trần Đình Xu giao với Nguyễn Cư Trinh (quận 1, TPHCM)
Ông Tây bán chuối chiên ở ngã tư Trần Đình Xu giao với Nguyễn Cư Trinh (quận 1, TPHCM) và nhận được nhiều sự ủng hộ từ dân mạng sau loạt bài viết về ông xuất hiện trên Facebook. Thế nhưng, ngoài những lời khen có cánh thì bài viết của tài khoản Facebook có tên là N.T.H mới đây đã thu hút sự chú ý của dư luận khi chia sẻ những trải nghiệm tệ với hàng chuối chiên này:
“Mình chạy tới nơi, ông ấy đưa 1 cái bảng giấy với dòng chữ: “Vui lòng chờ 30 phút”. Ok. Mình vui vẻ lùi xe, định leo lên lề cạnh xe bán chuối của ổng thì ổng ra hiệu là không được đậu vì trước cửa hàng của người khác. Thế là mình chạy xe qua bên kia đường và chờ đợi cùng với 3 người khác.Bên đây đường, mình nhận thấy được cách hành xử của ông Tây này rất chi là trịch thượng, nóng tính. Đó là hai từ gói gọn dùng để miêu tả tính cách của ông trong vòng 1 tiếng đứng đợi và quan sát.
Ông sẵn sàng quát nạt, lớn tiếng, tự đập tờ giấy “Vui lòng chờ” vào trán mình với thái độ cực kỳ bực mình khi ai đó phải khiến ông ấy giải thích lần thứ 2. Ông ấy khó chịu với mọi thứ xung quanh. Phải chăng bán tới 7h sáng là hắn mệt rồi?
Hẳn sẽ có bạn nói là do bất đồng ngôn ngữ và do ông ấy phải giải thích nhiều lần nên hắn khó chịu. Không, ông ấy có 1 bạn gái người Việt đứng kế bên. Bạn này rất sẵn lòng để hướng dẫn khách nhưng ông ấy lại ngăn không cho bạn này hướng dẫn”.
Những trải nghiệm không mấy hài lòng tại hàng chuối của ông Tây này khiến anh H. cảm thấy khó chịu: “Sau khi chuối chiên xong thay vì mời 1 cách đàng hoàng thì ông ngoắc tay về phía người đứng đợi mua chuối như thể chủ kêu kẻ hầu. Ông vẫn giữ 1 thái độ cau có, miệng cũng không nói lời cảm ơn dành cho khách hàng, ông ấy đang bố thí bữa ăn chăng? Thứ làm ông ấy vui vẻ cười duy nhất là 1 bạn gái đứng kê bên. Người mà luôn tay xoa người ông ấy khi ông ấy lớn tiếng với khách mua chuối, luôn tay vỗ về “Anh ơi, đừng giận nhé”".
Bài trải nghiệm về hàng chuối chiên của ông Tây này ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến, một số người còn tạo ra màn tranh cãi quyết liệt.
Video đang HOT
Đước biết, sau khi mạng xã hội phát đi thông tin về ông Tây mắc kẹt do dịch Covid-19, nhiều người đã lập tức ghé đến để ủng hộ ông.
Bánh chuối của ông Tây này khá đặc biệt.
Hiện bài đăng vẫn đang nhận về hàng nghìn bình luận, đa phần phản bác lại ý kiến của người đăng bài và cho rằng những gì người này nói là không đúng sự thật.
Ông Tây làm bạn với bà cụ 91 tuổi bán nước ở Sài Gòn
Câu chuyện về tình bạn của một ông Tây và bà cụ 91 tuổi bán nước trước một cửa hàng đồ ăn nhanh ở Q.1 (TP.HCM), dù bất đồng ngôn ngữ, khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Câu chuyện của ông Thomas và cụ bà 91 tuổi khiến nhiều người ngưỡng mộ - ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Người đàn ông này còn được quan tâm bởi vợ sắp cưới của ông là người Việt và ông chọn Việt Nam làm nơi định cư.
Người đăng tải câu chuyện là ông Tây tên Thomas O'malley Kirkboel (47 tuổi) đến từ Đan Mạch. Ông đã sống tại Việt Nam được khoảng 6 năm.
Chia sẻ với Thanh Niên, Thomas O'malley Kirkboel cho biết hiện đang làm việc tại một công ty du lịch ở Việt Nam, bán các tour du lịch từ Đan Mạch đến đây và cũng mở một homestay riêng tại Kon Tum cùng vị hôn thê người Việt.
"Bà cụ khiến tôi nhớ mẹ"
Cơ duyên giúp ông quen biết bà cụ bán nước Trần Thị Định (91 tuổi) bắt đầu từ lúc ông đến một cửa hàng ăn uống và thấy bà bán nước gần đó, luôn cười, vẫy tay chào ông. Vì vậy, ông đã đến uống nước và trò chuyện với cụ nhiều lần. Có lần, ông dẫn theo vị hôn thê để phiên dịch và nói chuyện với bà cụ nhiều hơn.
Bà Định vẫn luôn thường trực nụ cười trên môi - ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Bà Định vẫn trò chuyện với khách và mở nắp chai nước ngọt một cách nhanh, gọn - ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
"Tôi nghĩ cô là một bà cụ đáng yêu nhất tôi từng gặp, cách cô cười với mọi người thật đáng mến. Ngay cả mọi người không mua đồ cô bán nhưng cô vẫn nở một nụ cười thân thiện nhất. Mẹ tôi hiện nay đã 69 tuổi, tôi cứ tưởng tượng cô ấy như mẹ của mình. Bởi tôi ở xa mẹ nên cô đã làm tôi nhớ mẹ rất nhiều", Thomas bộc bạch.
Bà Định bắt đầu bán các loại đồ uống ở đây từ năm 1979. Đến nay, ở tuổi đáng lẽ nên nghỉ ngơi nhiều ở nhà thì hằng ngày, bà vẫn ra ngồi ở sạp hàng nhỏ để bán. Điều đó giúp bà không cảm thấy ngột ngạt và được giao tiếp với nhiều người. Bà Định có 3 người con gồm 2 trai và 1 gái đều đã lập gia đình. Hằng ngày, con trai thứ hai đưa bà từ nhà ở Q.4 (TP.HCM) đến nơi bán nước và cuối ngày con trai cả phụ dọn sạp hàng, đón bà về.
Thomas O'malley Kirkboel đã đi qua nhiều đất nước nhưng ông ấn tượng đặc biệt với người dân VN - ẢNH: NVCC
Ông Nguyễn Hải Vân (45 tuổi, con trai lớn của bà Định) chia sẻ khi cùng mẹ dọn dẹp: "Vì mẹ không thích ở nhà nên tôi cũng chiều mẹ. Mỗi ngày bán không được bao nhiêu nhưng mẹ rất vui, trẻ hẳn ra, ít bệnh. Chỗ này cũng là mẹ tự xin bán chứ người ta không lấy tiền".
Bà Định luôn thường trực nụ cười trên môi, có thể nói vài câu giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy lớn tuổi nhưng bà còn có thể khui nắp chai nước ngọt một cách nhanh, gọn. Khi chúng tôi hỏi về Thomas, bà cho biết ông là khách quen và thường uống Coca Cola mỗi lần đến đây.
"Cô ấy luôn làm việc rất chăm chỉ mỗi ngày. Đến bây giờ, khi đã lớn tuổi nhưng cô ấy vẫn lao động khiến tôi và nhiều người rất khâm phục", ông Thomas nói.
"Muốn quảng bá Việt Nam ra thế giới"
Trước khi dừng chân tại TP.HCM, Thomas O'malley Kirkboel đã đến tất cả các tỉnh thành của Việt Nam. Ông đi vì thích tìm hiểu văn hóa, thiên nhiên và các địa điểm du lịch Việt. "Bản thân tôi sẽ là người trải nghiệm trước khi tư vấn cho khách muốn đi du lịch tại bất kỳ địa điểm nào", ông nói.
Anh Thomas O'malley Kirkboel dành 2 từ cho nhiều người Việt Nam mà anh đã gặp, đó là "chịu khó" - ẢNH: NVCC
Ở Kon Tum, anh đã xây dựng một homestay mang phong cách tự nhiên, gần gũi thiên nhiên - ẢNH: NVCC
Kỷ niệm đẹp nhất ông nhớ trong những chuyến du lịch là những địa phương với cảnh quan độc lạ mà ông chưa từng thấy ở bất kỳ nơi nào đã đi qua trước đó. Đặc biệt là Kon Tum và Hà Giang, nơi ông đã đi khám phá bằng xe máy và thăm những ngôi làng nhỏ nhấp nhô quanh núi. Ông cho rằng Việt Nam là một quốc gia rất an toàn để du lịch, do đó ông thích quảng bá để Việt Nam nổi tiếng hơn trên thế giới.
Từng đi qua nhiều quốc gia như Lào, Campuchia, Thái Lan... trước khi đặt chân đến Việt Nam nhưng ông Tây này lại chọn Việt Nam làm nơi cùng người vợ sắp cưới sẽ gắn bó suốt đời.
Chú rể bật khóc nức nở vì không ai dự đám cưới, hành động của cô dâu được khen ngợi Không một ai tới dự đám cưới, kể cả người thân và bạn bè, chú rể đã vỡ òa, bật khóc nhưng biết lý do, ai cũng thương cảm. Clip: Chú rể bật khóc vì không có ai tới dự đám cưới. Theo đoạn clip được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội Trung Quốc mới đây, một chú rể đang đứng...