Ông Tập trấn an các hãng công nghệ Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ cùng chung tay đổi mới để đối phó với Mỹ.
Theo South China Morning Post, ông Tập Cận Bình vừa có cuộc hội nghị chuyên đề với những người đứng đầu các tập đoàn, công ty công nghệ “máu mặt” của Trung Quốc.
Trong số 25 lãnh đạo tham gia hội nghị, hơn một nửa đang hoạt động trong các ngành công nghiệp mới nổi, như sản xuất chip, trí tuệ nhân tạo hay công nghệ sản xuất thông minh. Nổi bật trong đó có Zhou Zixue, Chủ tịch của tập đoàn Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) mà Bắc Kinh kỳ vọng sẽ giúp Trung Quốc bớt phụ thuộc vào nguồn bóng bán dẫn nhập khẩu; Chen Tianshi, Chủ tịch hãng phát triển chip AI dẫn đầu Trung Quốc Cambricon Technologies. Ngoài ra, còn có Yin Zhiyao, Chủ tịch của Advanced Micro-Fabrication Equipment chuyên sản xuất công cụ làm chip vi mạch.
Nhiều tên tuổi lớn trong nhiều lĩnh vực khác cũng có mặt, như Chủ tịch Wang Min của tập đoàn chuyên sản xuất máy móc hạng nặng XCMG Group, Chủ tịch Chen Zongnian của hãng quốc doanh chuyên sản xuất các thiết bị theo dõi và giám sát, Hikvision. Trong đó, Hikvision là một trong 33 công ty, tổ chức của Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt hồi tháng 5 vì giúp Bắc Kinh tiến hành các hoạt động gián điệp hoặc có liên quan đến quân đội nước này.
Các nhà sản xuất thiết bị gia dụng, xe hơi, robot cũng được mời tới.
Video đang HOT
Ông Tập Cận Bình trong buổi gặp mặt 25 người đứng đầu các tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc tuần này.
Ở hội nghị, ông Tập kêu gọi lòng yêu nước và sự đổi mới từ các tập đoàn công nghệ này, bởi mối đe doạ từ Mỹ ngày càng tăng, đồng thời, các nhà sản xuất nước ngoài cũng đang có động thái tương tự đối với các mặt hàng chiến lược từ Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, ông Tập nói: “Yêu nước là truyền thống của các doanh nhân nước ta trong thời kỳ hiện đại. Marketing thì không có biên giới, nhưng doanh nhân nào cũng đều có một đất mẹ”.
Ngoài các công ty Trung Quốc, một số đại diện nước ngoài cũng có mặt tại buổi trò chuyện của ông Tập, trong đó có Microsoft, Panasonic và Samsung.
Hội nghị chuyên đề của ông Tập được tổ chức trong hoàn cảnh mối quan hệ Mỹ – Trung ngày một căng thẳng, đang manh nha một mối nguy về cuộc chiến công nghệ khắc nghiệt giữa hai siêu cường. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cấm bán công nghệ Mỹ cho các công ty Trung Quốc đồng thời vận động các đồng minh phương Tây cùng ngăn chặn “gã khổng lồ viễn thông” Huawei xây dựng hạ tầng mạng 5G gây nghi ngại về bảo mật thông tin.
Đối với những ngưới đứng đầu các doanh nghiệp nước ngoài, Tập Cận Bình cũng có cách tiếp cận tương tự. Hồi hè 2018, sau khi Tổng thống Trump châm ngòi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, ông Tập cũng đã kêu gọi các doanh nhân châu Âu và Mỹ giúp đấu tranh chống lại “chủ nghĩa bảo hộ”. Tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc đã viết thư cho các công ty đa quốc gia hàng đầu, hứa hẹn về việc nước này sẽ mở rộng hơn thị trường nội địa với họ.
Airbus cắt giảm 15.000 việc làm để đối phó Covid-19
Hãng sản xuất máy bay Airbus đang cắt giảm 15.000 việc làm trong vòng một năm, trong bối cảnh kinh tế khó khăn do đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận tải hàng không toàn cầu.
Airbus đang cắt giảm 15.000 việc làm
Theo Reuters hôm nay 1.7, Airbus đang khẩn trương thực hiện kế hoạch giảm thiểu thiệt hại khi đại dịch Covid-19 đã làm sụt giảm đến 40% hoạt động kinh doanh máy bay phản lực trị giá gần 62 tỉ USD.
Tuy nhiên, hãng sản xuất máy bay châu Âu này cũng phải đối mặt với các cuộc đàm phán khó khăn với các nghiệp đoàn trong việc cắt giảm nhân sự. Trước đó, hồi năm 2008, một cuộc tái cấu trúc của hãng gây nên các cuộc đình công và biểu tình của nhân viên.
Airbus cho biết, hãng sẽ cắt giảm 5.000 vị trí tại Pháp, 5.100 tại Đức, 900 tại Tây Ban Nha, 1.700 tại Anh và 1.300 tại một số nơi khác vào giữa năm 2021. Ngoài ra còn 900 nhân sự đã được lên kế hoạch sa thải trước đó tại một đơn vị ở Đức.
Thông tin Airbus đưa ra ngay lập tức gặp sự phản ứng từ Pháp, nơi chính phủ nước này vừa thông qua gói trợ cấp 15 tỉ euro cho ngành hàng không. Một quan chức Bộ Tài chính Pháp cho hay số lượng người bị sa thải theo công bố là quá nhiều và Bộ mong muốn Airbus tận dụng gói trợ cấp để giảm bớt lượng người phải mất việc.
Giám đốc điều hành Airbus Guillaume Faury cho biết công ty không còn lựa chọn nào khác bởi cuộc khủng hoảng ngành công nghiệp thật kinh khủng. "Đây là thực tế chúng ta phải đối mặt và chúng tôi đang cố gắng đưa ra một viễn cảnh dài hạn cho Airbus", CEO Faury nói.
Các hãng công nghệ đang thao túng cuộc sống con người Cựu nhân viên CIA, Edward Snowden, cho rằng nhân viên công nghệ cần thấy rõ sức lao động của họ đang bị các công ty khai thác để giám sát cuộc sống. Một thực tế là công nghệ đang được ứng dụng sâu rộng trong đời sống của mỗi người, nhưng họ lại không thể biết những "thế lực" đằng sau những công...