Ông Tập lên tiếng về mưa lũ lịch sử tác động đến 13,7 triệu ở người Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 28.6 đã lên tiếng về tình hình mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc.
Trung Quốc đã trải qua 26 ngày liên tiếp xảy ra mưa lũ kể từ tháng 6.
Theo CGTN, ông Tập yêu cầu các chính quyền địa phương nỗ lực hết sức phòng chống thiên tai, ứng phó khẩn cấp lũ lụt do thiên tai gây ra và phải lấy người dân làm trung tâm để cứu trợ thảm họa.
Tuyên bố của ông Tập được đưa ra trong bối cảnh miền nam Trung Quốc đang trải qua mưa lũ kéo dài bất thường trong mùa mưa năm nay. Ông Tập cũng đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về vấn đề kiểm soát lũ lụt và cứu trợ thiên tai.
Mưa lũ đã kéo dài suốt 26 ngày liên tiếp ở Trung Quốc kể từ tháng 6. Theo số liệu chính thức tính đến ngày 26.6, mưa lớn và lũ lụt nặng đã tác động đến 13,7 triệu người ở 26 tỉnh thành của Trung Quốc, bao gồm Quảng Tây, Quý Châu, Quảng Đông, Hồ Nam và Giang Tây. Ước tính hơn 744.000 người đã phải bỏ nhà cửa đi sơ tán.
Thiệt hại ở Trung Quốc liên quan đến mưa lũ đã lên tới 27,8 tỉ nhân dân tệ (hơn 3,9 tỉ USD).
Ông Tập nhấn mạnh các chính quyền địa phương và cơ quan liên quan phải coi tính mạng của người dân là ưu tiên hàng đầu khi đối phó mưa lũ, đưa người dân đến nơi tái định cư an toàn.
Ông Tập nói Trung Quốc sẽ sớm bước vào mùa bão. Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống lũ lụt cần tăng cường phối hợp và hướng dẫn chính quyền địa phương thực hiện công tác phòng chống, ứng phó và cứu trợ thiên tai.
Sự thật sốc về đập Tam Hiệp-Trung Quốc: "Thảm họa" làm chậm cả quá trình quay của Trái đất
Đập Tam Hiệp của Trung Quốc là một trong những dự án tham vọng nhưng gây tranh cãi nhất hành tinh khi có quy mô quá lớn đến nỗi nó thực sự làm chậm quá trình quay của Trái đất.
Con đập gây tranh cãi ngay từ khi thai nghén
Video đang HOT
Ảnh trái là hình ảnh trên không về dự án đập Tam Hiệp chặn sông Trường Giang (Dương Tử) trong khi ảnh phải là cảnh lũ lụt kinh hoàng đang diễn ra ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh Getty/7News.
Đập Tam Hiệp là một đập thủy điện nằm chặn sông Trường Giang (Dương Tử), tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Con đập được khởi công năm 1994 và hoàn thành năm 2006, trở thành đập thủy điện lớn nhất thế giới. Được làm từ bê tông và thép, đập Tam Hiệp có chiều dài 2.355m và đỉnh đập cao 185 m trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu m3 bê tông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel).
Hồ chứa của đập nhấn chìm một khu vực trải dài đến 600km về phía thượng nguồn, cho phép tàu hàng tải trọng lớn di chuyển 2.250km từ biển Hoa Đông (cảng Thượng Hải) đến tận thành phố Trùng Khánh. Kinh phí đầu tư của con đập dự tính lên tới 203,9 tỷ nhân dân tệ (tương đương 24,65 tỷ USD) có thể lên tới 75 tỷ USD.
Ý tưởng xây đập Tam Hiệp xuất hiện từ thời Quốc dân đảng Trung Quốc khi nhà lãnh đạo Tôn Trung Sơn lần đầu tiên xem xét kế hoạch xây dựng một con đập trên sông Dương Tử vào năm 1919 để phát điện, nhưng ý tưởng này đã bị gác lại do các hoàn cảnh và điều kiện chính trị cũng như kinh tế không thuận lợi.
Đến năm 1953, lãnh tụ Mao Trạch Đông hồi sinh dự án và chỉ đạo nghiên cứu tính khả thi của một số địa điểm.
Dự án đập Tam Hiệp đã gây tranh cãi lớn kể từ khi thai nghén.
Dự án bắt đầu lên kế hoạch chi tiết năm 1955. Phe ủng hộ khẳng định đập nước sẽ giúp kiểm soát lũ dọc hai bên sông Trường Giang, thúc đẩy thương mại nội địa và cung cấp phần lớn điện năng cho miền trung đại lục.
Tuy nhiên, phe phản đối lại bày tỏ sự lo lắng về những hệ lụy về môi trường của dự án, về việc khoảng 1,9 triệu dân sống dọc hai bên sông mất chỗ ở, về việc phá hủy cảnh quan tự nhiên, các di tích kiến trúc và khảo cổ... cùng nguy cơ vỡ đập với thiệt hại không thể đo đếm được.
Đập Tam Hiệp thực tế bị Tổ chức Sông ngòi quốc tế gọi là "hình mẫu của thảm hoạ". Ngân hàng Thế giới (WB) cũng từ chối cung cấp tiền cho dự án với lý do quan ngại về tác động môi trường và nhiều yếu tố khác.
Vì có quá nhiều vấn đề, dự án bị trì hoãn gần 40 năm. Mãi đến năm 1992, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng mới thuyết phục được Quốc hội Trung Quốc thông qua dự án, nhưng cũng có đến gần 1/3 đại biểu phản đối hoặc không bỏ phiếu - điều ít thấy trên chính trường Trung Quốc.
Trong suốt quá trình xây dựng, đập Tam Hiệp liên tiếp dính thêm nhiều bê bối về chi phí tăng vọt, tham nhũng chính trị và các vấn đề tái định cư khiến tiến độ dự án bị chậm lại và đôi khi bị đình trệ, gây ra nhiều điều tồi tệ hơn cho người dân địa phương.
Làm chậm quá trình quay của Trái đất và hệ lụy môi trường
Theo Interesting Engineering, bí mật đằng sau việc đập Tam Hiệp làm chậm quá trình quay của Trái đất là do hiện tượng mang tên mô-men quán tính.
Đập Tam Hiệp nhìn từ trên cao. Ảnh: YouTube.
Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới về tổng công suất sau khi công trình hoàn thành. Khi mực nước ở mức cao nhất, tổng diện tích đất bị ngập là 632 km2. Hồ chứa nước có sức chứa khoảng 39,3 km3 và lượng nước sẽ có khối lượng lên tới 42 tỷ tấn.
Sự dịch chuyển của một khối lượng nước lớn như trên sẽ tác động đến chuyển động quay của Trái Đất, do hiện tượng mô-men quán tính, trong đó quán tính của một vật thể rắn xoay tròn sẽ tương ứng với chuyển động quay của nó.
Việc đẩy 42 tỷ tấn nước lên cao 175 mét so với mực nước biển sẽ làm tăng mô-men quán tính của Trái Đất, qua đó là chậm chuyển động xoay của địa cầu.
Theo các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), sự dịch chuyển của khối lượng nước lớn như trên sẽ làm ngày dài thêm 0,06 mili giây, khiến Trái Đất hơi tròn hơn ở giữa và phẳng hơn ở đỉnh. Tác động cũng làm điểm cực lệch đi khoảng hai centimet.
Tuy nhiên, một trong những tranh cãi lớn nhất xung quanh đập Tam Hiệp là mức độ thiệt hại đối với môi trường mà con đập gây ra.
Cảnh xả lũ từ đập tràn đập Tam Hiệp vào năm 2012 tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Ước tính, 70% nước ngọt của Trung Quốc bị ô nhiễm và con đập có thể làm cho điều này tồi tệ hơn rất nhiều. Tam Hiệp nằm trên đỉnh các cơ sở xử lý chất thải cũ và các mỏ khai thác. Chưa kể, 265 triệu gallon nước thải thô được lắng đọng ở sông Dương Tử mỗi năm.
Khu vực xung quanh đập Tam Hiệp là nhà của 6.400 loài thực vật, 3.400 loài côn trùng, 300 loài cá và hơn 500 loài động vật có xương sống trên cạn. Con đập không chỉ ảnh hưởng đến các loài này mà còn cả môi trường chúng sống.
Xói mòn hồ chứa cũng gây ra lở đất và thậm chí đe dọa một trong những nghề cá lớn nhất thế giới ở Biển Hoa Đông. Con đập lớn đến nỗi nó đã tạo ra một vi khí hậu đe dọa hệ sinh thái của khu vực.
Chưa kể từ mùa hè năm 2019 sau khi ảnh vệ tinh ghi nhận thân đập Tam Hiệp có vẻ như bị lõm vào do sức ép của nước, nguy cơ vỡ đập đã ám ảnh và đe dọa hàng triệu sinh mạng con người sống gần đập.
Mặc dù các nhà chức trách đã bác bỏ nguy cơ vỡ đập, khẳng định Tam Hiệp vẫn an toàn song một số nhà khoa học Trung Quốc vẫn lên tiếng bày tỏ quan ngại.
Ông Wang Weiluo, một chuyên gia thủy văn đã mạnh dạn cảnh báo rằng đập Tam Hiệp thật ra không ổn định như người ta tưởng và có thể vỡ bất cứ lúc nào. Ông Wang cho rằng mối lo lớn nhất chính là những vết nứt và chất lượng bêtông không đảm bảo được phát hiện trong lúc công trình đang xây dựng.
Mối lo vỡ đập Tam Hiệp càng tăng vào mùa mưa năm nay, khi trận lũ lụt kỷ lục trong 80 năm hoành hành ở miền nam Trung Quốc.
Ngày 22/6, Trùng Khánh ban bố báo động đỏ về lũ lụt. Đây là lần đầu tiên từ năm 1946, cảnh báo về một trận siêu lũ lụt trong lịch sử được đưa ra. Mạng xã hội tràn ngập các hình ảnh cả toà nhà bị cuốn trôi theo dòng nước, xe cộ bị nhấn chìm và đường phố trở thành dòng sông chảy xiết.
Theo Bộ Quản lý Khẩn cấp của Trung Quốc, tính đến ngày 24/6, thảm họa lũ lụt bắt đầu vào cuối tháng 5 đã ảnh hưởng đến 11,22 triệu người ở 26 khu vực tỉnh, bao gồm Quảng Tây, Quý Châu, Quảng Đông, Hồ Nam, Giang Tây và Trùng Khánh.
Hiện tình hình lũ lụt ở miền nam Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp khiến nhiều người vẫn không khỏi lo lắng về nguy cơ đập Tam Hiệp bị vỡ.
12 người chết vì mưa lũ ở miền nam Trung Quốc Mưa lũ làm ít nhất 12 người thiệt mạng ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc vào cuối tuần qua. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua hôm nay cho hay ít nhất 12 người thiệt mạng khi mưa lũ dâng cao ở Tứ Xuyên. Trong đó mưa lũ phá hủy đường cao tốc và khiến một số phương tiện bị...