Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc và Mỹ phải ‘cùng tôn trọng, tồn tại hòa bình’
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Bắc Kinh và Washington “cần và phải” tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng có lợi.
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp nhau bên lề hội nghị G20 ở Bali (Indonesia) hồi tháng 11.2022. Ảnh REUTERS
Hãng Reuters ngày 19.9 đưa tin Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vừa phản hồi thư của 2 cựu binh Mỹ thuộc đội Phi Hổ từng hỗ trợ Trung Quốc trong Thế chiến 2.
“Nhìn về tương lai, Trung Quốc và Mỹ là 2 nước lớn và có nhiều trách nhiệm hơn đối với hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới. Hai nước cần và phải đạt sự tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng có lợi”, ông viết.
Trong thư, nhà lãnh đạo nói rằng Trung Quốc và Mỹ từng có cùng đối thủ trong cuộc chiến chống đế quốc Nhật và đã tạo nên tình hữu nghị “sâu sắc”.
Lời kêu gọi về mối quan hệ ổn định, hòa bình được đưa ra sau một loạt các cuộc gặp cấp cao giữa giới chức 2 nước trong vài tháng qua nhằm giảm căng thẳng và khôi phục các kênh liên lạc, trong đó có kênh liên lạc giữa quân đội 2 nước.
Đội Phi Hổ là nhóm các binh sĩ, trong đó có các cựu phi công Mỹ, đến giúp Trung Quốc đối phó đế quốc Nhật vào năm 1941-1942.
Những phi công này lái các máy bay có biểu tượng đầu cá mập, từng nổi tiếng ở Trung Quốc về lòng can đảm khi dám đối đầu lực lượng Nhật mạnh mẽ hơn. Khi đó, họ phải cất cánh từ những đường băng thô sơ do người Trung Quốc xây dựng thủ công ở nông thôn.
Trước đó vào ngày 18.9, Phó chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bên lề cuộc họp Đại hội đồng LHQ ở thành phố New York (bang New York, Mỹ).
Ông Hàn Chính nói rằng 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đối diện nhiều khó khăn, thách thức, trong khi “thế giới cần mối quan hệ Mỹ-Trung lành mạnh và ổn định, điều này không chỉ có lợi cho Trung Quốc và Mỹ mà còn cho cả thế giới”.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ rời Trung Quốc với tâm trạng lạc quan
Trong một diễn biến khác, hãng Interfax ngày 19.9 dẫn lời Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Bắc Kinh vào tháng 10 để gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tại Bắc Kinh, ông Putin sẽ tham dự một diễn đàn về sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, theo ông Patrushev.
Ông Tập Cận Bình và ông Putin gửi thông điệp gì tại hội nghị BRICS?
Trong số nhiều thông điệp được hai nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc gửi đến có việc nhấn mạnh sự phát triển và vai trò của khối BRICS.
Đại diện các thành viên BRICS dự hội nghị tại Nam Phi hôm 22.8. Ảnh AFP
Hãng AFP ngày 23.8 đưa tin Trung Quốc ủng hộ kế hoạch mở rộng khối BRICS (các nền kinh tế mới nổi hiện gồm 5 thành viên là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
Bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đào thay mặt đọc vào ngày 22.8 trong hội nghị thượng đỉnh của khối diễn ra tại Nam Phi. Theo đó, Trung Quốc cho biết việc thảo luận không nhằm "yêu cầu các nước theo phe hay tạo sự đối đầu khối, mà là mở rộng kiến trúc hòa bình và phát triển".
"BRICS là một lực lượng tích cực và ổn định vì thiện chí tiếp tục phát triển. Chúng tôi sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược BRICS mạnh mẽ hơn", theo bài phát biểu.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất trong BRICS và chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập đến Nam Phi từ ngày 21.8 là chuyến công du nước ngoài thứ 2 của nhà lãnh đạo trong năm nay.
Bạn biết gì về khối BRICS?
Theo tờ South China Morning Post, ông Tập đã không có mặt tại Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS hôm 22.8, nơi trước đó có thông tin ông sẽ phát biểu cùng những đại diện các thành viên trong khối. Bộ trưởng Vương đã thay mặt ông đọc bài phát biểu.
Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin dù không đến dự nhưng cũng có bài phát biểu được ghi sẵn. Ông Putin cho rằng BRICS đang trên đường đáp ứng nguyện vọng của hầu hết dân số thế giới.
"Chúng ta hợp tác trên các nguyên tắc bình đẳng, hỗ trợ quan hệ đối tác, tôn trọng lợi ích của nhau và đây là bản chất của lộ trình chiến lược định hướng tương lai của hiệp hội chúng ta, một lộ trình đáp ứng nguyện vọng của phần lớn cộng đồng thế giới", Reuters dẫn lời ông Putin phát biểu trong đoạn phim được ghi sẵn. Nga cử đại diện là Ngoại trưởng Sergei Lavrov dự hội nghị BRICS.
Trên đây chỉ là một vài trong số nhiều thông điệp mà hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc gửi đến hội nghị.
Hãng AFP dẫn lời Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan cho rằng Mỹ không xem BRICS như "một kiểu đối thủ địa chính trị". Ông cho biết Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy "mối quan hệ tích cực với Brazil, Ấn Độ và Nam Phi, đồng thời "tiếp tục kiểm soát mối quan hệ với Trung Quốc".
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hội đàm suốt nhiều giờ ở Malta cuối tuần trước, giữa lúc hai nước cố gắng ổn định lại mối quan hệ song phương. Theo các tuyên bố riêng rẽ của Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hai bên đã tổ chức các cuộc...