Ông Tập Cận Bình sẽ nói gì với ông Obama trong chuyến thăm Mỹ?
Trong bối cảnh Mỹ đang chuẩn bị đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9 tới, các chuyên gia nghiên cứu chính trị quốc tế đã đưa ra dự đoán về những chủ đề mà nguyên thủ 2 siêu cường sẽ nêu ra trong cuộc gặp.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp ở Bắc Kinh – Ảnh: Reuters
Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 12.8 dẫn lời các nhà phân tích cho rằng lãnh đạo 2 nước nhiều khả năng sẽ tập trung bàn về việc hợp tác trong những lĩnh vực “an toàn” do vẫn còn nhiều khác biệt trong một số vấn đề then chốt. Đây cũng là phương pháp mà Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã áp dụng khi gặp nhau tại Bắc Kinh hồi năm 2014, South China Morning Post bình luận.
Bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) của Mỹ, cho rằng vẫn còn tồn tại những vấn đề gây căng thẳng, cả mới lẫn cũ, giữa 2 bên, đặc biệt là tranh cãi về hoạt động xây đảo trái phép của Bắc Kinh ở Biển Đông và vấn đề an ninh mạng.
“Một chuyến thăm chính thức là điều cần thiết nhất và đặc biệt hữu dụng trong bối cảnh bất đồng leo thang. Công tác chuẩn bị cho chuyến thăm sẽ tạo ra cơ hội để 2 bên thu hẹp khác biệt, tìm tiếng nói chung và cách thức hợp tác cùng nhau”, bà Glaser phân tích.
Video đang HOT
Trong khi đó, các học giả Trung Quốc bình luận rằng 2 siêu cường khó có thể tìm thấy nhiều điểm chung trong cả 2 vấn đề bà Glaser nêu ra nhân chuyến thăm Mỹ của ông Tập. Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN diễn ra hồi tuần trước, ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc tiếp tục công kích nhau về các chính sách tại Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Malaysia hồi tuần trước – Ảnh: AFP
Chuyên gia Trung Quốc dự đoán ông Tập và ông Obama sẽ buộc phải chọn các chủ đề ít gây bất đồng để thảo luận, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, hợp tác kinh tế và chống chủ nghĩa khủng bố.
Ông Kim Xán Vinh, giáo sư Khoa quan hệ quốc tế thuộc trường Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết quan chức 2 nước đã từng thảo luận trong nhiều tháng để tìm ra phương thức phối hợp với các nước Hồi giáo ôn hòa, như Indonesia và Malaysia, trong việc trấn áp các phần tử Hồi giáo cực đoan. Giáo sư Kim cho rằng Mỹ và Trung Quốc có thể cùng giúp các quốc gia Hồi giáo nói trên phát triển, và “điều này sẽ hiệu quả hơn nếu Trung Quốc hợp tác cùng Mỹ”.
Trung Quốc hiện vẫn chưa công bố ngày giờ chính thức của chuyến công du Mỹ; nhưng theo dự kiến, ông Tập sẽ có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào cuối tháng 9, theo South China Morning Post.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Cánh cửa hợp tác kinh tế với I-ran đã mở
Sau khi I-ran và nhóm P5 1 đạt thỏa thuận hạt nhân lịch sử, hàng loạt các chuyến thăm của lãnh đạo và doanh nghiệp các nước tới Tê-hê-ran đã được lên lịch. Các cuộc tiếp xúc cũng diễn ra nhanh chóng nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh tế mới tại quốc gia giàu dầu khí này.
Phó Thủ tướng Đức Ga-bri-en (người bên trái) tại cuộc họp báo nhân chuyến thăm I-ran. Ảnh AP
Trải qua thời gian dài chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, I-ran và các đối tác khát khao chờ đợi lệnh cấm vận được dỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân I-ran. I-ran và Đức, hai nước từng có quan hệ kinh tế thương mại khăng khít, song bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, đã có những động thái nhằm khôi phục quan hệ. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức D. Ga-bri-en dẫn đầu một phái đoàn cấp cao, trong đó có đại diện các tập đoàn công nghiệp và doanh nghiệp Đức, trở thành quan chức cấp cao phương Tây đầu tiên thăm I-ran kể từ khi Tê-hê-ran và các cường quốc đạt thỏa thuận hạt nhân lịch sử. Ông Ga-bri-en cũng là quan chức cấp cao đầu tiên của Đức thăm I-ran trong 13 năm qua. Tổng thống I-ran H. Ru-ha-ni kêu gọi cải thiện quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa giữa hai nước, đồng thời bày tỏ hy vọng Đức sẽ đóng vai trò tích cực trong việc mở rộng quan hệ giữa I-ran với châu Âu. Tại các cuộc gặp lãnh đạo I-ran, ông Gabri-en đề cập kế hoạch tổ chức cuộc họp cấp Bộ trưởng của Ủy ban kinh tế Đức - I-ran vào năm tới tại Tê-hê-ran sau thời gian dài ủy ban này không hoạt động. Theo thống kê, thương mại hai chiều giữa I-ran và Đức năm 2014 là 2,6 tỷ USD, giảm mạnh so với 8,6 tỷ USD trong giai đoạn 2003-2004. Dự đoán con số này có thể tăng gấp bốn lần, lên 10,8 tỷ USD trong vòng hai đến ba năm tới.
Các lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp ở các nước châu Âu và châu Á khác cũng tìm cách tiếp cận thị trường tiềm năng I-ran. Tây Ban Nha lên kế hoạch cho các chuyến thăm nhằm tạo tiền đề cho hoạt động của các doanh nghiệp nước này tại I-ran trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, năng lượng, thông tin liên lạc, du lịch và cơ sở hạ tầng. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp L. Pha-bi-uýt tuyên bố sẽ tới I-ran trong bối cảnh Pháp tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Hiện các quảng cáo về xe hơi và hàng hóa xa xỉ của châu Âu đã bắt đầu xuất hiện tại Tê-hê-ran.
Nhiều công ty Nga cũng khẩn trương xúc tiến kế hoạch quay trở lại thị trường I-ran nhằm nắm bắt các cơ hội đầu tư mới. Lukoil và nhiều tập đoàn năng lượng khác của Nga đang xúc tiến đàm phán với đối tác của I-ran để sớm triển khai các dự án khai thác dầu khí tại quốc gia giàu tài nguyên dầu mỏ này. Lukoil cho biết sẽ trở lại thực hiện Dự án A-na-ran mà tập đoàn này đã buộc phải tạm dừng vì các lệnh cấm vận I-ran hồi năm 2010. Ngoài dầu khí, Nga cũng quan tâm lĩnh vực vận tải. Bộ trưởng Giao thông vận tải của Nga M. Xô-cô-lốp cho biết, Mátxcơ-va đang đàm phán với Tê-hê-ran về dự án cung cấp các máy bay chở khách Sukhoi Superjet 100 (SSJ100). Theo giới chức cấp cao ngành hàng không dân dụng I-ran, các công ty sản xuất máy bay nước ngoài đã đổ xô đến quốc gia vùng Vịnh này để chào mời các hợp đồng cung cấp máy bay thương mại. Các hãng hàng không I-ran đang nhận được những lời mời chào ồ ạt từ các hãng sản xuất máy bay chở khách nước ngoài trong bối cảnh nước này cần khoảng 400 đến 500 máy bay dân sự với tổng trị giá ít nhất 20 tỷ USD trong thập kỷ tới nhằm thay mới đội máy bay cũ. Các hãng sản xuất máy bay thương mại lớn như Boeing và Airbus đã công bố ý định bán máy bay cho Tê-hê-ran. Trong khi đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc bắt đầu mua cổ phiếu tại I-ran, các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc nhanh chóng mở rộng thị trường và siết chặt các mối quan hệ sẵn có với nhiều doanh nghiệp sở tại.
I-ran cho biết sản lượng dầu thô của nước này sẽ tăng đáng kể sau khi phương Tây dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với ngành dầu mỏ nước này. Tê-hê-ran dự kiến nâng sản lượng dầu thô lên tới gần 4,7 triệu thùng/ngày trong tương lai gần. Theo tờ Thời báo Tài chính (Anh), việc dỡ bỏ cấm vận có thể giúp I-ran gia tăng nhanh chóng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu ra thị trường toàn cầu, trong khi sản lượng khai thác dầu của I-ran có thể đạt mức một triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian từ một đến hai năm tới. Với sự tái xuất của lĩnh vực dầu mỏ I-ran trong khu vực, dự báo thị trường "vàng đen" sẽ có nhiều thay đổi.
ANH THƯ
Theo_Báo Nhân Dân
2 mục tiêu của 1 chuyến công du Thủ tướng Anh David Cameron đã bắt đầu chuyến công du 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác kinh tế thương mại và chống lại mối đe dọa chung của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Thủ tướng Anh David Cameron đến Thủ đô Jakarta của Indonesia bắt đầu...