Ông Tập Cận Bình lần đầu lên tiếng về cách ứng phó Covid-19
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên lên tiếng trước cộng đồng quốc tế về cách ứng phó dịch Covid-19 của nước này, giữa lúc Bắc Kinh đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của Đại hội đồng Y tế thế giới hôm 18/5, ông Tập quả quyết: “Chúng tôi đã hành động một cách cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm. Chúng tôi đã cung cấp thông tin cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia liên quan một cách kịp thời nhất. Chúng tôi công bố kết quả giải trình tự bộ gien virus trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi đã chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát và điều trị bệnh với thế giới mà không dè dặt”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của Đại hội đồng Y tế thế giới hôm 18/5. Ảnh: SCMP
Theo báo South China Morning Post, Chủ tịch Trung Quốc cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường ủng hộ cả về mặt chính trị và tài chính đối với WHO nhằm đánh bại virus corona chủng mới. Ông ca ngợi Tổng giám đốc WHO và Tedros Adhanom Ghebreyesus đã có đóng góp to lớn trong việc lãnh đạo và thúc đẩy phản ứng toàn cầu nhằm dập dịch Covid-19.
Ông Tập thông báo, Trung Quốc sẽ chi 2 tỷ USD trong vòng 2 năm để giúp các quốc gia bị ảnh hưởng vì Covid-19, đặc biệt là những nước đang phát triển, đối phó với dịch bệnh. Bắc Kinh cũng dự định cùng Liên Hợp Quốc thành lập một trung tâm phản ứng nhân đạo toàn cầu đặt tại đại lục và phát triển vắc-xin để cung cấp cho toàn thế giới.
Tập trung vào tình hình dịch ở châu Phi, người đứng đầu chính phủ Trung Quốc cho biết, nước này sẽ đẩy nhanh việc xây dựng một tổng hành dinh kiểm soát và phòng ngừa Covid-19 tại đây. Các bệnh viện Trung Quốc cũng sẽ kết nối hỗ trợ với 30 bệnh viện ở lục địa đen.
Video đang HOT
Ông Tập cũng cam kết sẽ hợp tác cùng các quốc gia khác trong nhóm G20 (bao gồm cả Mỹ, Nga và các nền kinh tế lớn thuộc châu Âu) để thực hiện sáng kiến giảm nợ cho “những nước nghèo nhất” trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành.
Ông Tập nói, Trung Quốc sẽ ủng hộ việc đánh giá lại toàn diện cách ứng phó Covid-19 toàn cầu khi dịch đã chấm dứt. Song, nước này phản đối một dự thảo nghị quyết do EU đề xuất, vốn kêu gọi một cuộc điều tra độc lập nhắm vào những gì WHO đã làm.
Phát biểu sau đó trước Đại hội đồng Y tế thế giới, Tổng giám đốc WHO Tedros khẳng định, ông sẽ cho tiến hành đánh giá độc lập về cách cơ quan này xử lý cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra vào “thời điểm sớm nhất có thể”.
“Tất cả chúng ta đều có những bài học rút ra từ đại dịch. Mỗi quốc gia và tổ chức phải kiểm điểm lại phản ứng của mình và học hỏi kinh nghiệm. WHO cam kết minh bạch, trách nhiệm và tiếp tục cải thiện”, ông Tedros cho hay.
WHO kêu gọi Mỹ xem xét nối lại tài trợ vì 'virus sẽ tồn tại lâu dài'
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới hôm 22/4 cho biết ông hy vọng rằng chính quyền Tổng thống Trump sẽ xem xét lại việc ngừng tài trợ kinh phí cho tổ chức Liên Hợp Quốc này.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết "những xu hướng đáng lo ngại đang nổi lên" khi đại dịch bắt đầu bùng phát ở một số khu vực của châu Phi, Trung và Nam Mỹ. Quan điểm của ông trong việc này là tập trung chấm dứt đại dịch và cứu sống mạng người.
"Hầu hết quốc gia vẫn đang trong giai đoạn đầu của dịch và một số trong đó đã bắt đầu chứng kiến các ca nhiễm nổi lên", ông nói trước báo giới ở Geneva trong cuộc họp báo trực tuyến.
"Chắc chắn rằng chúng ta còn một chặng đường dài phía trước. Virus này sẽ tồn tại cùng chúng ta lâu dài". Ông cũng nói rằng tình hình dịch bệnh ở Tây Âu dường như đã ổn định hoặc thuyên giảm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước đã chỉ trích việc xử lý đại dịch của WHO và tuyên bố tạm ngừng tài trợ cho cơ quan của Liên Hợp Quốc này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 22/4 khẳng định Washington tin tưởng rằng Trung Quốc không công bố kịp thời với WHO về sự bùng phát của virus corona chủng mới.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AP.
"Tôi hy vọng việc ngừng tài trợ sẽ được xem xét lại và Mỹ sẽ lại hỗ trợ cho công việc của WHO cũng như cứu sống nhiều mạng người", ông Tedros nói. "Tôi hy vọng Mỹ tin rằng đây là khoản đầu tư quan trọng, không chỉ để giúp đỡ người khác mà cũng là để giữ cho nước Mỹ an toàn".
Trong khi đó, Giám đốc Điều hành các Chương trình Cấp cứu Sức khỏe của WHO, bác sĩ Mike Ryan, đã cảnh báo không nên mở cửa và phục hồi việc di chuyển quá nhanh vì nó sẽ mang lại nhiều rủi ro.
Ông Ryan lưu ý rằng các ca nhiễm Covid-19 ở Somalia đã tăng gần 300% trong tuần vừa qua. "Chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu ở châu Phi".
Các quan chức WHO kêu gọi các nước tiếp tục đầu tư vào công tác dự phòng vì chỉ 76% quốc gia có các hệ thống giám sát để phát hiện các ca nhiễm.
"Vẫn còn nhiều thiếu sót trong các khâu phòng chống của thế giới. Không quốc gia riêng lẻ nào có mọi thứ tại chỗ", tổng giám đốc WHO cho biết.
Hạnh Vũ
Tranh cãi về trách nhiệm của WHO với đại dịch Covid-19 chưa có hồi kết Hiện đã có các yêu cầu cải tổ toàn diện tổ chức này cũng như việc Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phải từ chức. Cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến nay vẫn chưa thể ngã ngũ bất chấp những lời kêu gọi các bên cần đẩy mạnh hợp tác để cùng nhau chống...