Ông Shinzo Abe trên đường trở thành ứng viên Thủ tướng Nhật Bản nhiệm kỳ 3
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản hôm 21.8 quyết định tổ chức cuộc bầu cử Chủ tịch Đảng vào ngày 20.9. Đương kim Chủ tịch LDP và là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được xem là ứng viên cho chức Chủ tịch Đảng LDP nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp.
Ông Shinzo Abe. Ảnh: Euronews.
Đảng LDP của ông Abe đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 10 năm ngoái. Cuộc bầu cử Hạ viện tiếp theo sẽ được tổ chức vào năm 2021 trừ khi Hạ viện bị giải thể. Với việc LDP quyết định ngày niêm yết danh sách cuộc bầu cử Chủ tịch đảng là ngày 7.9, dự kiến đây sẽ là cuộc bầu cử hiệu quả đầu tiên trong 6 năm, vì trước đó ông Abe đã tái đắc cử gần như không có đối thủ trong nhiệm kỳ 2 liên tiếp năm 2015.
Mặc dù chưa chính thức, song đương kim Chủ tịch LDP Shinzo Abe được xem là người dẫn đầu cuộc đua năm nay, bởi 5/7 đảng phái nội bộ đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đương kim thủ tướng. Các nguồn tin trong đảng cho biết, ông Abe dự kiến sẽ tuyên bố ứng cử trong tuần tới. Sau cuộc bầu cử chủ tịch các đảng phái xong, ngày 30.9 cũng là lúc kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng thứ 2 của ông Abe. Nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này, ông Abe sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp và trở thành thủ tướng phục vụ lâu nhất ở đất nước mặt trời mọc.
Video đang HOT
Theo hãng Kyodo, cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP lần này được xem là trận chiến hai chiều giữa ông Abe và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba. Ông Ishiba, người từng đảm nhận các chức vụ như Bộ trưởng phụ trách tái tạo kinh tế địa phương và Tổng thư ký LDP dưới thời ông Abe, đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình. Dù không nhận được nhiều ủng hộ, song ông Ishiba tuyên bố hôm 21.8 rằng, nếu ông và hoặc không ứng viên nào khác tranh cử thì điều đó sẽ làm suy yếu nền dân chủ trong nước.
Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, các ứng viên sẽ phải đảm bảo nhận được ít nhất 405/810 phiếu bầu. Nếu không ai đạt đa số này thì phải bỏ phiếu vòng 2. Một trong những vấn đề chính của cuộc bầu cử lần này là việc sửa đổi hiến pháp, đặc biệt là Điều 9 về việc chính thức hóa vai trò của lực lượng phòng vệ Nhật Bản…
NGỌC VÂN
Theo Laodong
Thủ tướng Nhật Bản xin lỗi sau bê bối của vợ
Thủ tướng Shinzo Abe hôm nay 25/3 đã lên tiếng xin lỗi vì gây ra mối quan ngại và sự sụt giảm niềm tin của người dân vào chính phủ sau vụ bê bối đất công liên quan tới phu nhân của nhà lãnh đạo Nhật Bản.
Thủ tướng Shinzo Abe cúi đầu xin lỗi khi phát biểu tại phiên họp của đảng hôm 25/3 (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, Thủ tướng Shinzo Abe đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất kể từ khi nhậm chức hồi tháng 12/2012 khi xuất hiện nghi vấn về việc mua bán lô đất chính phủ với ưu đãi lớn để xây dựng một trường tiểu học có mối liên hệ với phủ nhân thủ tướng, cùng với đó là những nghi vấn về việc sửa tài liệu liên quan đến việc mua bán lô đất này.
"Vấn đề này đã làm lung lay niềm tin của người dân vào chính quyền. Là người đứng đầu chính phủ, tôi xin thành thật nhận trách nhiệm và gửi lời xin lỗi sâu sắc tới nhân dân", Thủ tướng Abe phát biểu tại phiên họp thường niên của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Tokyo hôm nay 25/3.
Thủ tướng Abe cam kết sẽ tiến hành điều tra kỹ lưỡng để làm rõ các vấn đề và có biện pháp ngăn chặn việc tái diễn các vụ việc tương tự, song không đề cập tới việc sẽ từ chức. Thủ tướng Abe cũng bác bỏ những nghi vấn cho rằng ông và phu nhân can thiệp vào việc mua bán lô đất công cũng như tác động tới Bộ Tài chính để sửa đổi các tài liệu có liên quan.
Hồi đầu tháng, Bộ Tài chính Nhật Bản thừa nhận đã sửa đổi hơn 12 tài liệu có liên quan tới việc bán lô đất ở phía tây Nhật Bản cho tổ chức giáo dục Moritomo Gakuen với giá thấp hơn so với giá thị trường. Bà Akie Abe, phu nhân Thủ tướng Abe, ban đầu được mời làm hiệu trưởng danh dự của trường, tuy nhiên sau đó đã rút lui khỏi chức này sau khi các nghi vấn xung quanh việc mua bán đất xuất hiện.
Các cuộc khảo sát lấy ý kiến dư luận được thực hiện tuần trước cho thấy tỷ lệ ủng hộ dành cho chính quyền Thủ tướng Abe giảm xuống còn 31%, trong đó phần lớn nói rằng nhà lãnh đạo Nhật Bản phải chịu một phần trách nhiệm vì vụ bê bối này. Nhiều người chỉ trích thậm chí yêu cầu Thủ tướng Abe phải từ chức.
Tỷ lệ ủng hộ sụt giảm có thể sẽ ảnh hưởng tới cơ hội chiến thắng của Thủ tướng Abe trong cuộc cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo đảng LDP vào tháng 9 tới. Nếu giành chiến thắng, ông Abe có thể sẽ trở thành thủ tướng nắm quyền lãnh đạo lâu nhất tại Nhật Bản.
Thành Đạt
Theo Dantri
Cải cách lao động: Người tiến, kẻ lùi Nhật Bản và Hàn Quốc, 2 nền kinh tế lớn ở Châu Á vừa có những động thái cải cách lao động theo những chiều hướng khác nhau. Người lao động trong một nhà máy ở Ansan, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters Hàn Quốc giảm giờ làm việc "bất hợp lý" Người lao động Hàn Quốc mỗi năm làm việc 2.069 giờ, cao thứ...