Ông Putin trả lời truyền hình Đức: Phương Tây gợi nhớ tới thời “chiến tranh lạnh”
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng các nước phương Tây phải chịu trách nhiệm cho những hành động gợi nhớ thời “chiến tranh lạnh”, theo Tiếng nói nước Nga.
Tổng thống Nga trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Đức. Ảnh RIA Novosti/ Michael Klimentyev
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Đức ARD ngày 13 tháng 11 tại Vladivostok (Viễn Đông), ông lưu ý đến một thực tế rằng phương Tây, ngoài miệng nói về sự cần thiết xích lại gần với Nga trong chính trị và kinh tế, nhưng trên thực tế đã luôn luôn đi theo hướng tạo ra đường phân chia mới.
Tổng thống Putin nhắc lại rằng sau năm 2001 từng có hai đợt mở rộng NATO, thay đổi đáng kể không gian địa chính trị. Ngoài ra, ngày càng tăng số lượng căn cứ quân sự của NATO và Mỹ nằm rải rác trên khắp thế giới, bao gồm cả sát biên giới Nga, tổng thống Putin nói.
Đáp lại câu hỏi về các chuyến bay của không quân chiến lược tuần tra ở vùng sâu vùng xa của Liên bang Nga, ông Putin nhắc lại rằng Nga đã ngừng các chuyên bay đó từ năm 1992, nhưng máy bay Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tuần tra, kể cả sát gần biên giới Nga, do đó Nga buộc phải nối lại hoạt động này.
Tuy nhiên, ông Putin đặc biệt lưu ý rằng tất cả các cuộc tập trận tuyệt đối được tổ chức trong vùng biển quốc tế và trong không phận quốc tế.
Tú Hương
Theo BizLive
Video đang HOT
Các lãnh đạo được gì mất gì sau hội nghị G20?
Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhà lãnh đạo đầu tiên rời khỏi Brisbane, sau khi dự hội nghị thượng đỉnh của G20 gồm các nước phát triển nhất thế giới.
Chuyên cơ của ông Putin đã cất cánh sớm nhất có thể - sau bữa trưa dành cho các nguyên thủ dự họp G20 ở Australia, nhưng trước khi có thông cáo cuối cùng tổng kết hội nghị.
Tổng thống Nga Putin rời Brisbane về nước sớm hơn dự định. (Ảnh: SMH)
Theo hãng tin CNN, việc Putin về nước sớm hơn dự định không có gì ngạc nhiên, bởi ông đã liên tiếp phải hứng chịu chỉ trích từ nhiều nhà lãnh đạo G20 khác, chủ yếu liên quan đến cáo buộc Nga đưa quân và vũ khí sang hỗ trợ phe li khai ở đông Ukraina.
Ngay từ khi Putin đặt chân xuống Brisbane, ông đã bị đối xử lạnh nhạt. Tại sân bay, đón ông là chỉ là một quan chức cấp thấp trong chính quyền Tony Abbott.
Ngày hôm sau, Thủ tướng Canada Stephen Harper chào nhà lãnh đạo Nga bằng câu nói: "Tôi nghĩ là tôi sẽ bắt tay ông nhưng tôi chỉ có một điều để nói với ông - hãy ra khỏi Ukraina".
Một số nhà lãnh đạo châu Âu - dẫn đầu là Thủ tướng Anh David Cameron - cũng dành cho Putin những lời nặng nề. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng vậy.
Nhưng người đứng đầu chính quyền Moscow vẫn xuất hiện với bộ mặt vui vẻ khi ông gặp Tony Abbott trước ống kính máy quay hôm 15/11, bất chấp Thủ tướng nước chủ nhà mới vài ngày trước đó đã đích thân cáo buộc ông tìm cách "làm sống lại những ánh hào quang trước kia của Liên Xô" tại hội nghị APEC ở Bắc Kinh.
Tổng thống Nga dường như bị cô lập trong tất cả các cuộc gặp ở Brisbane, nhưng ông không phải là nhà lãnh đạo duy nhất trải qua một hội nghị G20 khắc nghiệt.
Nỗ lực chật vật của Abbott
Chủ nhà Tony Abbott cũng đã có một hội nghị đầy khó khăn.
Khởi đầu đã không mấy tốt đẹp khi ông có những bình luận trước ống kính máy quay lúc ngồi cùng các lãnh đạo G20 tại một phòng riêng. Thay vì tập trung vào bức tranh toàn cầu rộng lớn, Thủ tướng Australia lại nói về các vấn đề của riêng ông ở trong nước, trong đó có những khó khăn thuyết phục người Australia chi 7 USD tiền phí khi họ đi khám bệnh.
Như một đại biểu mô tả sau đó: hãy tưởng tượng phải dịch những lời đó cho một nhà lãnh đạo Ảrập tại cuộc họp!
Những người chỉ trích liên tiếp lên án màn "rên rỉ" của Thủ tướng Abbott, với lãnh đạo phe đối lập Bill Shorten thậm chí còn miêu tả chúng là "không bình thường và vô duyên".
Các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị G20 ở Brisbane, Australia. (Ảnh: Reuters)
Bước trệch carbon
Abbott còn nêu ra cả thành tích ông bãi bỏ luật khí thải carbon của Australia. Mới trước đó vài ngày, cả Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc đã nhận được sự hoan nghênh khắp toàn cầu khi thông báo các mức cắt giảm khí thải carbon mới.
Thủ tướng Australia đã đứng sang phía sai của cuộc bàn thảo về carbon suốt hội nghị. Chính phủ của ông muốn đưa vấn đề này ra khỏi nghị trình chính thức, với lập luận rằng mục tiêu chính của hội nghị chỉ là kinh tế. Nhưng trước áp lực mạnh mẽ từ cả Mỹ và châu Âu, khí thải carbon vẫn xuất hiện trong tuyên bố chính thức cuối cùng của G20.
Abbott cũng không đưa ra sự trợ giúp tài chính nào cho quỹ môi trường mới 3 tỷ USD của Tổng thống Obama nhằm giúp các nền kinh tế đang phát triển chống lại tác động của biến đổi khí hậu.
Chuyến đi hiệu quả của Obama
Quỹ này chỉ là một phần trong số nhiều thỏa thuận và sáng kiến mà Tổng thống Mỹ công bố trong chuyến thăm 3 nước châu Á của ông.
Các thỏa thuận thương mại và sáng kiến về biến đổi khí hậu tuôn tràn từ phía Mỹ và điều thấy rõ là ônh Obama hài lòng với hành trình của mình. Đấy là chưa kể đến việc ông được các sinh viên ở Queensland và ở Myanmar chào đón như một ngôi sao nhạc rock.
Tương tự, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng gặt hái nhiều thành công, bắt đầu bằng sáng kiến của riêng ông về biến đổi khí hậu tại hội nghị APEC ở Bắc Kinh, một vài thỏa thuận thương mại mới và cái bắt tay lịch sử với đối thủ khu vực, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Một số nhà bình luận nhận định, đây có thể là một thời kỳ xuống thang căng thẳng Trung - Nhật về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông.
Và trong bài phát biểu tại Canberra, ông Tập Cận Bình đã công bố một thỏa thuận thương mại tự do bao trùm một loạt các thỏa thuận chính phủ và thương mại giữa hai nước.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Ông Putin rời hội nghị G-20 sớm vì bị lạnh nhạt? Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không chờ cho đến khi hội nghị Thượng đỉnh G20 chính thức bế mạc mà đã ra về trước khiến dư luận đang xôn xao bàn tán. Ông Putin phải về nước sớm. Tại hội nghị, ông đã bị các nhà lãnh đạo phương Tây chỉ trích gay gắt hôm 15/11 về vai trò của Nga trong...