Ông Putin ra đòn trước khi Nga-Mỹ-Pháp phối hợp
Tình hình căng thẳng ở Nagorno- Karabakh đã im tiếng súng chỉ sau cuộc điện đàm của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cuộc đàm phán đầu tiên về tình hình ở Nagorno-Karabakh sẽ diễn ra vào ngày hôm nay 8/10 tại Geneva (Thụy Sĩ) và vào ngày 12/10 tại Moscow, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian thông báo.
Tổng thống Nga lên tiếng về tình hình căng thẳng ở Nagorno-Karabakh, khẳng định khu vực này không nằm trong khối an ninh khu vực CSTO. Ảnh minh họa: TASS
Ông nói: “Hiện tại, chúng tôi chưa đạt được kết quả nào. Các cuộc đàm phán [của các quốc gia đồng chủ tịch Nhóm OSCE Minsk] đã diễn ra được 11 ngày. Một vòng sẽ diễn ra tại Geneva vào ngày 8/10; vòng còn lại sẽ diễn ra vào thứ Hai tại Moscow. Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ dẫn đến các cuộc đàm phán trực tiếp giữa các bên chiến đấu.”
Phát biểu tại Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Pháp, Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian thông báo: “Chúng tôi muốn mọi người hiểu rằng họ có lợi ngay lập tức khi chấm dứt các hành động thù địch mà không cần điều kiện và chúng tôi bắt đầu đàm phán”.
Tuy nhiên, ông Le Drian không nói rõ liệu Armenia và Azerbaijan có cử đại diện tham dự cuộc họp sắp tới hay không.
Chính phủ Azerbaijan cho biết Ngoại trưởng Jeyhun Bayramov sẽ thăm Geneva vào thứ Năm. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Armenia khẳng định, Ngoại trưởng Zohrab Mnatsakanyan sẽ thăm Moscow vào thứ Hai nhưng không cho biết chi tiết. Họ loại trừ một cuộc gặp với Ngoại trưởng Azerbaijan.
Video đang HOT
Các bên tham chiến tại khu vực ly khai Nagorno – Karabakh cho đến nay vẫn phớt lờ lời kêu gọi ngừng bắn của Paris, Washington và Moscow, các quốc gia làm trung gian hòa giải cuộc xung đột ở Nagorno – Karabakh trong gần 3 thập kỷ qua.
Tuy nhiên, Thủ đô của Cộng hòa Nagorno-Karabakh không được công nhận đã im tiếng súng đạn sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev hôm 7/10, Sputnik đưa tin.
Sự yên lặng đã được thiết lập và bao trùm ở Stepanakert kể từ trưa ngày 7/10, thành phố không bật còi báo động không kích, và không có tiếng nổ nào được nghe thấy trong phạm vi thành phố này và các khu vực xung quanh.
Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa ông Putin và ông Aliyev kể từ đầu cuộc khủng hoảng và xung đột ở Karabakh.
Cuộc điện đàm được phát đi từ phía Azerbaijan khi Tổng thống Aliyev đã chúc mừng sinh nhật Tổng thống Nga Vladimir Putin. Kết thúc cuộc nói chuyện, Tổng thống Aliyev nói các bên trung gian hòa giải ở Karabakh cần phải có trách nhiệm và trung lập, trong khi quan điểm của Nga về cuộc xung đột này là có tính trách nhiệm và không gây ra câu hỏi hay phản ứng.
Trong khi đó, từng trả lời truyền thông, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các cam kết của Nga với Armenia trong khuôn khổ một khối an ninh khu vực do Moscow đứng đầu không bao gồm khu vực tranh chấp Nagorno – Karabakh, nơi đang diễn ra giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan.
Tổng thống Nga nhấn mạnh Armenia là thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO), một liên minh quân sự do Nga đứng đầu cùng 6 nước thuộc Liên Xô cũ. Azerbaijan và khu tự trị Nagorno-Karabakh không thuộc CSTO. Nagorno-Karabakh là vùng đất nằm bên trong lãnh thổ Azerbaijan như đã tách khỏi sự kiểm soát Azerbaijan vào những năm 1990. Cộng đồng quốc tế vẫn công nhận Nagorno-Karabakh thuộc Azerbaijan.
Trong phát biểu công khai đầu tiên về cuộc giao tranh nổ ra từ ngày 27/9, ông Putin gọi đó là một “thảm kịch” chưa có dấu hiệu chấm dứt. Nga đã duy trì sự cân bằng giữa 2 nước láng giềng của Liên Xô cũ và kêu gọi ngừng bắn nhưng không công khai ủng hộ bên nào.
“Người dân đang chết dần. Cả 2 bên đều thiệt hại nặng nề và chúng tôi hi vọng rằng cuộc giao tranh sẽ chấm dứt càng sớm càng tốt” – ông Putin nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình.
Ông Putin cũng lưu ý rằng, các nhà chức trách Armenia không đưa ra câu hỏi nào liên quan đến việc Nga tuân thủ các nghĩa vụ CSTO. Tổng thống Nga nhắc lại rằng, Nga có các nghĩa vụ trước Armenia – một quốc gia thành viên CSTO – và lưu ý rằng, các hành động thù địch gần đây không diễn ra trên lãnh thổ Armenia.
“Chúng tôi có những nghĩa vụ nhất định theo hiệp ước này. Nga luôn tôn trọng và sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết của mình. Thật đáng tiếc khi các hành động thù địch vẫn tiếp diễn nhưng chúng không xảy ra trên lãnh thổ của Armenia” – đài phát thanh Rossia 24 dẫn lời ông Putin.
Tờ The Moscow Times đưa tin ông Putin đã nói chuyện với Thủ tướng Armenia ít nhất 5 lần kể từ khi xung đột nổ ra. Sau đó, vào ngày 7/10, ông có cuộc điện đàm đầu tiên với tổng thống Azerbaijan.
Đáng chú ý là sau cuộc điện đàm giữa Nga và Tổng thống Azerbaijan, tình hình đã tạm lắng.
Trước đó, phía Armenia đã chỉ trích sự can thiệp của quốc gia nước ngoài, cụ thể là Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào cuộc xung đột Nagorno-Karabakh đã làm thay đổi bối cảnh của sự kiện.
“Thổ Nhĩ Kỳ đã quay trở lại Nam Caucasus vì hai lý do – tiếp tục chính sách diệt chủng người Armenia và chính sách đế quốc của họ đối với phía đông bắc” – Thủ tướng Armenia tuyên bố.
Azerbaijan thừa nhận 'được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ chưa từng có' trong cuộc chiến chống Armenia
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev mới đây đã lên tiếng thừa nhận sự hỗ trợ chưa từng có của Thổ Nhĩ Kỳ đối với nước này trong cuộc chiến chống Armenia ở Nagorno-Karabakh.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev
"Nhờ có vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ và sự hỗ trợ trực tiếp từ Ankara, Azerbaijan không chỉ có thể ngăn chặn các cuộc tấn công của Armenia và các lực lượng Cộng hòa Nagorno-Karabakh mà còn có thể trấn áp hoàn toàn kẻ thù", Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh TRT Haber của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 5-10.
Một đoạn nội dung của chương trình phát sóng của kênh TRT Haber có trích dẫn bằng tiếng Anh cũng đã được nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Ragip Soylu đăng trên Twitter.
"Các máy bay không người lái của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Azerbaijan đã giảm bớt tổn thất cho lực lượng chúng tôi. Những phương tiện bay này chứng tỏ sức mạnh của Ankara, chúng đồng thời cũng tiếp thêm sức mạnh cho Baku", Tổng thống Aliyev nói.
Trước đó, cả Ankara và Baku đều không chính thức công nhận sự tham gia của vũ khí và lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ vào các cuộc chiến tại Cộng hòa Nagorno-Karabakh (NKR) không được công nhận.
Đươc biết, Yerevan đã tiết lộ điều này vào ngày đầu tiên của cuộc xung đột, ngoài ra, theo quân đội Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp chuyển các chiến binh từ Syria và Libya đến khu vực xung đột, những người đang chiến đấu cho Baku.
Các chuyên gia phân tích quân sự của trang tin Avia-pro lưu ý, mặc dù mỗi bên trong cuộc xung đột đều tuyên bố khả năng tổ chức các cuộc đàm phán để giải quyết tình hình hiện tại, song đến thời điểm này không có bước đi thực sự nào được thực hiện hướng tới một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột vũ trang này. Hiện cả Baku và Yerevan đều đang tích cực sử dụng vũ khí tên lửa chiến thuật, đặc biệt, Armenia đang dùng các tổ hợp R-17 Elbrus và OTRK Tochka, còn Azerbaijan dùng hệ thống tên lửa chiến thuật Lora của Israel, điều chỉ minh chứng thêm cho sự leo thang của cuộc xung đột đang diễn ra ở Karabakh.
Sự thực F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn rơi tại Nagorno-Karabakh? Đã xuất hiện một bức ảnh với chú thích "khoảnh khắc thất bại của tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ trên bầu trời Nagorno-Karabakh" vừa được đăng tải. Một bức ảnh đã xuất hiện trên mạng xã hội đã ghi lại khoảnh khắc được cho là hạ gục máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ trên vùng trời Nagorno-Karabakh....