Ông Putin lên tiếng về việc dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh Nga không cần sử dụng vũ khí hạt nhân để giành chiến thắng ở Ukraine.
“Việc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể xảy ra trong trường hợp đặc biệt khi có mối đe dọa đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Tôi không nghĩ rằng trường hợp như vậy đã xảy ra nên không cần thiết làm như vậy”, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong phiên họp toàn thể tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) hôm 7/6 (giờ địa phương).
“Chúng ta không cần vũ khí hạt nhân để giành chiến thắng cuối cùng nếu hiểu rõ và trông cậy vào cốt cách của con người Nga”, ông nhấn mạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Reuters nhận định, đây là tín hiệu mạnh mẽ nhất của Điện Kremlin cho đến nay rằng cuộc xung đột tại Ukraine sẽ không leo thang thành chiến tranh hạt nhân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Tổng thống Nga cũng cho biết ông không loại trừ những thay đổi trong học thuyết hạt nhân của Nga, vốn chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp đất nước bị đe dọa. Ông đồng thời khẳng định “đang xem xét mọi kịch bản” về chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn ra.
Tại diễn đàn SPIEF, ông Putin cũng thông tin rằng quân đội Nga đang có những bước tiến dọc chiến tuyến ở Ukraine và đã chiếm được thêm 880 km2 lãnh thổ kể từ đầu năm, bao gồm 47 ngôi làng và thị trấn.
Bên cạnh đó, sản lượng đạn dược của Nga đã tăng lên hơn 20 lần, chiếm số lượng vượt trội so với Ukraine và phương Tây. Cũng vì điều này, Moscow “không có lý do gì để nghĩ tới” việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Trước đó, phát biểu với truyền thông bên lề SPIEF ngày 5/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, học thuyết hạt nhân của Nga cho phép sử dụng những loại vũ khí hạt nhân nếu sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc chủ quyền của đất nước bị đe dọa.
Ông Putin bác bỏ cáo buộc của phương Tây rằng Nga đã sử dụng vũ khí hạt nhân. Ngược lại, ông nói, Mỹ là quốc gia duy nhất sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh. Đồng thời, ông cảnh báo việc phương Tây cho phép Ukraine dùng các loại tên lửa tầm xa để tấn công lãnh thổ Nga là sự leo thang nghiêm trọng
Các chuyên gia đánh giá về cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật của Nga
Nga tiến hành tập trận để đáp trả mối đe dọa của phương Tây, gửi đi một thông điệp hạt nhân rõ ràng, điều chưa từng xảy ra trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
Một đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Nga. Ảnh: Sputnik
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng vũ trang Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận mô phỏng việc sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược. Mục tiêu của cuộc tập trận được cho là "tăng cường khả năng sẵn sàng của các lực lượng hạt nhân phi chiến lược để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu".
Tờ Vedomosti của Nga ngày 7/5 lưu ý rằng những cuộc tập trận kiểu này hiếm khi xảy ra kể từ khi Liên Xô sụp đổ, nhưng chúng từng được tổ chức hàng năm trong thời Xô Viết. Học thuyết hạt nhân của Nga chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên khi sự tồn tại của quốc gia gặp nguy hiểm hoặc có nỗ lực nhằm quét sạch lực lượng hạt nhân của Nga.
Ilya Kramnik, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho rằng thông báo về cuộc tập trận không làm thay đổi học thuyết hạt nhân quốc gia của Moskva. Điều đáng chú ý nhất là cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh "có những tuyên bố khiêu khích nhất định từ quan chức các nước NATO".
Trong khi đó,Dmitry Stefanovich, nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Quốc tế tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, chỉ ra rằng những gì đang thấy hiện nay là một thông điệp hạt nhân rõ ràng, điều chưa từng xảy ra trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
Nhà phân tích này lưu ý, điều đó khẳng định một thực tế nổi tiếng: trong trường hợp xảy ra xung đột cường độ cao chống lại một đối thủ vượt trội, Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược.
Đô đốc đã nghỉ hưu Sergey Avakyants, cựu chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, nói với tờ Izvestia: "Cuộc tập trận này được thúc đẩy bởi căng thẳng gia tăng do phương Tây gây ra, đặc biệt là bởi những tuyên bố rằng lực lượng NATO, bao gồm cả quân đội Mỹ, có thể được triển khai tới Ukraine".
Về phần mình, Alexey Leonkov, nhà phân tích quân sự và biên tập viên tạp chí Arsenal Otechestva đánh giá rằng cuộc tập trận sắp tới sẽ gửi thông điệp tới bất kỳ quốc gia nào cho rằng Nga không có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Tuy nhiên, Gabor Stier, nhà khoa học chính trị Hungary và thành viên Câu lạc bộ Valdai ở Nga, tin rằng các nước phương Tây sẽ tìm cách tránh xung đột trực tiếp với Nga. Chuyên gia trên nhấn mạnh, Moskva đang tăng cường cảnh báo bằng thông điệp của mình, điều này đang làm tình hình trở nên trầm trọng hơn, nhưng tất cả những bên liên quan vẫn muốn tránh leo thang nghiêm trọng.
Cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây 'nóng lên' về vấn đề can dự ở Ukraine Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022, mối quan hệ giữa Moskva và phương Tây đã xuống mức thấp nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Nga cho biết sẽ tiến hành tập trận có sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trước các tuyên bố "khiêu khích" từ phương Tây. Ảnh:...