Ông Putin khẳng định thủ phạm đứng sau vụ tấn công tại Moscow
Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên khẳng định “những kẻ Hồi giáo cực đoan” đứng sau vụ tấn công phòng hòa nhạc ở ngoại ô Moscow, tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng liên quan của Ukraine.
Tổng thống Nga khẳng định các tay súng Hồi giáo cực đoan đứng đằng sau vụ tấn công tại Moscow. Ảnh minh họa AP.
11 người đã bị bắt giữ liên quan đến vụ tấn công hôm 22/3, trong đó các tay súng ngụy trang xông vào khu vực Crocus City Hall, xả súng vào những người đi xem buổi hòa nhạc và đốt cháy tòa nhà, giết chết ít nhất 137 người.
“Chúng tôi biết rằng tội ác được thực hiện bởi bàn tay của những tay súng Hồi giáo cực đoan, những kẻ có hệ tư tưởng mà chính thế giới Hồi giáo đã đấu tranh trong nhiều thế kỷ”, ông Putin nói trong một cuộc họp báo trên truyền hình ngày 25/3 (giờ địa phương).
Ông nói: “Sự tàn bạo này có thể chỉ là một mắt xích trong một loạt nỗ lực của những kẻ đã gây chiến với đất nước chúng ta kể từ năm 2014″.
Tổng thống Nga cũng đặt ra nghi vấn: “Tại sao sau khi phạm tội, những kẻ khủng bố lại cố gắng đến Ukraine? Ai đã đợi chúng ở đó?”
Tuy vậy, ông Putin không đề cập đến chi nhánh của tổ chức khủng bố IS đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
ISIS-K, nhánh của tổ chức khủng bố IS, đã nhiều lần tuyên bố nhận trách nhiệm cho vụ tấn công tại Moscow. Thậm chí, chúng còn công bố video về các tay súng trong vụ tấn công.
Video đang HOT
Sau khi IS nhận trách nhiệm, tình báo Mỹ cũng đưa ra nhận định tương tự. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng khẳng định nước này có thông tin tình báo chỉ ra “một nhánh của IS” phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công.
Trước đó trong ngày 25/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov kêu gọi các bên chờ đợi kết quả cuộc điều tra ở Nga.
Ông cũng từ chối bình luận về thông tin Mỹ đã cảnh báo chính quyền Moscow vào ngày 7/3 về một cuộc tấn công có thể xảy ra, đồng thời cho biết mọi thông tin tình báo như vậy đều được giữ bí mật.
Ngày Chủ nhật buồn thêm gắn kết nước Nga
Chủ nhật, ngày 24/3, nước Nga tổ chức quốc tang để tưởng niệm những người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại phòng hòa nhạc trong Tổ hợp Thương mại và Biểu diễn Crocus City Hall ở ngoại ô Thủ đô Moscow (Nga) trước đó một ngày.
Các hoạt động được tổ chức ở nhiều thành phố. Một số khu vực đã áp dụng hình thức để tang riêng từ ngày hôm trước.
Trong ngày quốc tang, cả nước Nga buông cờ rủ, hủy bỏ tất cả các hoạt động giải trí. Các kênh truyền hình đã thay đổi lịch phát sóng, loại bỏ các chương trình quảng cáo và vui nhộn. Các rạp chiếu phim ở Moscow hủy các buổi chiếu, tất cả các nhà hát, phòng hòa nhạc dừng hoạt động trong 2 ngày 23 và 24/3.
Một số sự kiện thể thao cũng sẽ không diễn ra trong những ngày tới. Ban tổ chức Thế vận hội Paralympic mùa đông đã hủy bỏ lễ bế mạc dự kiến diễn ra trong những ngày tới. Các bảo tàng lớn mở cửa đón khách tham quan nhưng không có sự kiện công cộng. Bảo tàng Puskin dành một phút mặc niệm vào giữa trưa (giờ địa phương), còn bảo tàng Chiến thắng thắp nến trên hàng chục màn hình plasma lớn để bày tỏ tiếc thương, tưởng nhớ các nạn nhân. Các nhà thờ Chính thống sẽ tổ chức cầu nguyện cho nạn nhân.
Cơ quan Quản lý Tâm linh của người Hồi giáo (DUM) của Moscow sẽ tạm ngừng công việc xây dựng "Lều Ramadan" tại Nhà thờ Hồi giáo Tưởng niệm. Giáo sỹ trưởng Nga Berel Lazar tuyên bố hủy bỏ các sự kiện lễ hội nhân ngày lễ Purim của người Do Thái, vốn bắt đầu vào ngày 23/3.
Trước đó, ngay trong đêm xảy ra vụ việc, tất cả những người bị kẹt trong tòa nhà khi thoát ra ngoài đã được đưa bằng taxi miễn phí về nhà. Hãng taxi công nghê Yandex đã đưa ra quyết định kịp thời này để hỗ trợ cho những người gặp nạn. Các hãng hàng không lớn cũng tuyên bố sẽ chuyên chở miễn phí thân nhân nạn nhân đến và rời Moscow về quê hương họ. Trong khi đó, hàng loạt các ngân hàng Nga, như Sberbank, VTB, Alfa, Sovcombank, Gazprombank, Ngân hàng Bưu điện... tuyên bố sẵn sàng xóa toàn bộ các khoản nợ cho những người thiệt mạng và bị thương trong vụ tấn công khủng bố.
Những bó hoa được người dân mang đến địa điểm xảy ra vụ tấn công khủng bố để bày tỏ tình đoàn kết, lòng tiếc thương đối với những nạn nhân. Ảnh: Sputnik
Tất cả các bảng quảng cáo điện tử trên đường dẫn tới hiện trường vụ tấn công đều hiện thị hình ảnh cây nến cùng dòng chữ "Chúng tôi đau buồn 22/3/2024". Các đài tưởng niệm và lễ tưởng niệm tự phát xuất hiện ở nhiều địa phương như Petersburg, Perm, Orenburg... Ở Naryan Mar, người dân đặt hoa tại trung tâm văn hóa Arktika, bất chấp sương giá và gió rét. Ở Petrozavodsk, nến được thắp sáng trên bờ hồ Onega. Cư dân một số địa phương khác đã xuống đường với hoa và gấu bông.
Tại Beslan, nơi từng tận mắt chứng kiến nỗi kinh hoàng của nạn khủng bố, một sự kiện tưởng niệm đã được tổ chức tại trường số 1 - ngôi trường đã bị bọn khủng bố vây kín cách đây 20 năm. Ở Simferopol, dòng chữ "Moscow, chúng tôi thương tiếc" được thắp nến trên quảng trường trung tâm. Trước đó, từ ngày 22/3 (giờ địa phương), người dân Nga đã mang những đóa hoa, thú bông đến địa điểm xảy ra vụ tấn công khủng bố để bày tỏ tình đoàn kết, lòng tiếc thương đối với những nạn nhân của vụ khủng bố và trong ngày 24/3, khi trên toàn nước Nga tổ chức quốc tang, dòng người đem hoa, nến và thú bông đến khu vực này còn nhiều hơn nữa để thể hiện tinh thần Nga, một tinh thần bất diệt đã được kiểm chứng trong thời kỳ Chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Và ngay từ sáng sớm 23/3, dòng người xếp hàng hiến máu tại các cơ sở y tế ở Thủ đô Moscow đã kéo dài hàng trăm mét, thậm chí có nơi dài tới 1km. Bất chấp trời mưa rét, hàng người đến để hiến máu cứ dài thêm. Trong số này còn có cả các thanh niên, tình nguyện viên cung cấp nước, đồ uống và bánh kẹp cho những người hiến máu. Đối với họ, điều thực sự ý nghĩa lúc này là làm được một điều gì đó, thực hiện được trách nhiệm nào đó cho những người bị hại để tăng thêm hy vọng sống sót. Nhiều người Việt Nam tại Moscow cũng đến đặt hoa và hiến máu ủng hộ các nạn nhân. Tinh thần dân tộc, đoàn kết của người Nga còn được thể hiện qua việc làm của các nhân viên cứu hỏa, lực lượng tình trạng khẩn cấp, bác sĩ, hay nhân viên Ủy ban Điều tra Liên bang Nga, liên tục nỗ lực để nhanh chóng khắc phục thảm họa này.
Theo xác nhận của Ủy ban Điều tra Liên bang Nga, số người thiệt mạng hiện tại là ít nhất 133 người, trong đó có 3 trẻ em và khoảng 285 người khác bị thương, bao gồm 8 trẻ em, trở thành vụ tấn công đẫm máu nhất trong vòng 20 năm qua tại xứ sở bạch dương kể từ sau vụ "nỗi đau mang tên Beslan".
Vào ngày định mệnh 1/9/2004, hơn 30 tay súng đã tấn công trường phổ thông số 1 ở thị trấn Beslan, thuộc thủ phủ Vladikavkaz, Cộng hòa Bắc Ossetia-Alania, Liên bang Nga năm 2004, vào đúng thời điểm diễn ra lễ khai giảng năm học mới, bắt giữ hơn 1.200 học sinh, phụ huynh và giáo viên. Đây được xem là một trong những vụ khủng bố kinh hoàng nhất trong lịch sử đương đại của nước Nga, với tổng cộng 334 người thiệt mạng, trong đó có 183 trẻ em, và hơn 800 người bị thương. Trước đó, tối 23/10/2002, một nhóm ly khai khủng bố đã bắt khoảng 850 người làm con tin tại nhà hát Dubrovka ở Moscow. Tổng cộng 130 con tin bị sát hại trong thời gian bị giam giữ 2 ngày 3 đêm, trước khi lực lượng an ninh Nga có thể chế ngự các phần tử tấn công.
Trở lại vụ Crocus City Hall, có thể nói đây là một vụ tấn công khủng bố đã được chuẩn bị và lên kế hoạch kỹ lưỡng kể từ địa điểm, thời điểm tấn công cũng như kịch bản thực hiện. Cuộc tấn công diễn ra ngay sau cuộc bầu cử tổng thống lần thứ tám được xem là thành công của nước Nga, vốn đem lại một niềm lạc quan nhất định trong cả nước, cũng khiến cho người dân phần nào chủ quan, lơ là trên góc độ an ninh, an toàn. Địa điểm tấn công - nhà hát Crocus City Hall cũng là nơi ít được quan tâm hơn về an ninh so với khu vực trung tâm Thủ đô Moscow, nhưng cũng là địa điểm thường xuyên diễn ra các hoạt động hội chợ, hay biểu diễn có đông người tham gia.
Chưa hết, đây cũng là địa điểm mà trước đây hay được người Việt Nam thuê để tổ chức các buổi biểu diễn của các ca sĩ, nghệ sĩ người Việt sang Liên bang Nga phục vụ kiều bào ở Moscow. Những kẻ tấn công, ban đầu nổ súng để gây sự chú y và sau đó đã cho phát nổ một loại bom cháy khiến đám cháy bùng phát nhanh chóng và gây đổ sập phần mái nhà hát, hòng gây hoảng loạn và thương vong tối đa cho khoảng 6.000 người trong khán phòng.
Chủ nghĩa khủng bố, đặc biệt là nhằm vào người dân vô tội, đáng phải lên án trên toàn thế giới. Hơn nữa, vụ khủng bố bi thảm này còn được lên kế hoạch để gây thương vong tối đa cho người dân vô tội, đặc biệt, qua lời khai của một trong những kẻ tình nghi là thủ phạm bị bắt, rằng hắn phạm tội "vì tiền". Nghi phạm thú nhận, được hứa nhận 500.000 ruble (5.418 USD) và một nửa số tiền này đã được chuyển vào thẻ ghi nợ của hắn trước vụ tấn công. Nghi phạm còn khai đã "nghe bài giảng của một nhà thuyết giáo" trên Telegram một thời gian trước khi bị những kẻ chủ mưu của vụ tấn công tiếp cận vào khoảng một tháng trước. Khi bị hỏi thêm về hành vi tại nhà hát Crocus City Hall, nghi phạm nói hắn "bắn hạ người" và được giao nhiệm vụ giết người.
Kể từ năm 1993, Nga đã 29 lần phải tuyên bố quốc tang. Lần gần đây nhất Nga đã dành một ngày quốc tang sau vụ cháy tại trung tâm thương mại-giải trí "Anh đào mùa đông" tại Kemerovo năm 2018. Lúc đó hơn 60 người đã thiệt mạng và đa số là trẻ em. Những vụ khủng bố này đã trở thành nỗi đau không thể nguôi ngoai trong lòng người Nga. Nỗi đau vẫn âm ỉ, nhưng người Nga không khuất phục trước khủng bố.
Cần nghiêm khắc trừng phạt thủ phạm gây ra thảm kịch
Cao ủy Nhân quyền của Liên hợp quốc (LHQ) Volker Turk ngày 24/3 bày tỏ sự bàng hoàng trước thảm kịch diễn ra tại Nga, nhấn mạnh: "Không có gì có thể biện minh cho một cuộc tấn công như vậy. Thủ phạm phải chịu trách nhiệm theo luật nhân quyền". Ông cũng bày tỏ chia buồn với gia đình các nạn nhân. Trong khi đó, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi lên án mạnh mẽ vụ tấn công đẫm máu, kêu gọi cộng đồng quốc tế nghiêm khắc trừng phạt những thủ phạm gây ra vụ việc; đồng thời đã gửi lời chia buồn tới chính phủ và người dân Nga, bày tỏ ủng hộ nỗ lực của Nga nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry tuyên bố Ai Cập cũng lên án mạnh mẽ và bác bỏ hoàn toàn mọi hình thức bạo lực và khủng bố, đồng thời bày tỏ tình đoàn kết với Nga sau vụ tấn công khủng bố. Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, ông đã chuyển lời chia buồn tới chính phủ, người dân Nga và gia đình các nạn nhân trong thảm kịch đau thương này. Ông bày tỏ hy vọng rằng những người bị thương sẽ nhanh chóng bình phục. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Indonesia cũng lên án vụ tấn công khủng bố tàn khốc tại Nga, đồng thời bày tỏ sự đau buồn và cảm thông sâu sắc tới các nạn nhân và gia đình họ. Từ Seoul, Chính phủ Hàn Quốc đã gửi lời chia buồn tới các nạn nhân và gia đình người dân Nga trong vụ tấn công xả súng bi thảm. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc bày tỏ đoàn kết với người dân Nga, đồng thời hy vọng thủ phạm sẽ sớm bị đưa ra ánh sáng. (Như Thảo)
Phản ứng của Ukraine
Nhấn mạnh thảm kịch hôm 23/3 là "hành vi khủng bố man rợ", Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết trừng phạt mạnh tay tất cả người liên quan: "Toàn bộ 4 nghi phạm vụ tấn công khủng bố đã bị bắt khi đang hướng về Ukraine. Thông tin sơ bộ cho thấy họ có cơ hội vượt biên". Ông đồng thời cho biết, dữ liệu sơ bộ cho thấy "một cánh cửa đã được chuẩn bị sẵn" từ Ukraine để cho nhóm này vượt qua biên giới. Ông không nêu bằng chứng, trong khi Ukraine kiên quyết bác bỏ mọi sự liên quan với vụ khủng bố. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói Nga đang tìm cách chuyển hướng đổ lỗi trách nhiệm sau vụ tấn công đẫm máu nêu trên. Ông nhấn mạnh: "Ông Vladimir Putin và quan chức Nga đang cố đổ lỗi cho người khác về vụ tấn công. Điều này từng diễn ra trước đây, khi nhiều toà nhà bị phá huỷ, các vụ xả súng và vụ nổ. Họ luôn tìm người khác để đổ lỗi". Nhà lãnh đạo Ukraine cáo buộc "Nga đưa hàng trăm ngàn kẻ khủng bố đến đây - trên đất Ukraine, để chiến đấu chống lại chúng tôi và không quan tâm đến những gì đang xảy ra trong đất nước của họ". Theo ông, những cáo buộc từ Nga đối với Ukraine sau vụ tấn công khủng bố ở Moscow "là điều hoàn toàn có thể đoán trước được".
Trong khi đó, người phát ngôn Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine Andriy Yusov tuyên bố: "Ukraine không liên quan đến cuộc tấn công khủng bố này. Ukraine đang bảo vệ chủ quyền, giải phóng lãnh thổ và chiến đấu với quân đội Nga, không phải dân thường". Về phần mình, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine, cũng cho rằng cáo buộc của Nga không có cơ sở thực tế. Theo ông, nhóm nghi phạm này nếu vượt biên vào Ukraine sẽ đối mặt với khu vực đang xảy ra giao tranh và có sự hiện diện dày đặc của lực lượng an ninh Nga. (K.H
Toàn cảnh vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Nga Hôm qua, phía an ninh Nga thông báo đã bắt giữ 11 nghi phạm trong vụ tấn công chết chóc khiến ít nhất 133 người chết, hơn 100 người khác bị thương tại buổi biểu diễn nhạc rock ở ngoại ô Moscow. Đến tối qua, Nga thông báo đã bắt được toàn bộ 4 tay súng, chứ không phải 5 như thông tin...