Ông Putin kêu gọi họp thượng đỉnh về Iran, ông Trump nói có thể không tham dự
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/8 cho biết, khả năng ông sẽ không tham gia hội nghị thượng đỉnh về Iran do nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đề xuất.
“Có lẽ là không, tôi nghĩ chúng ta sẽ đợi cho đến sau cuộc bầu cử,” Trump nói trong một cuộc họp báo tại câu lạc bộ golf của ông ở Bedminster, New Jersey.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 14/8 kêu gọi các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức triệu tập cuộc họp để thảo luận về Iran, tránh leo thang căng thẳng ở Vùng Vịnh.
Người đứng đầu Điện Kremlin cho biết Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Đức và Iran nên tham gia hội nghị thượng đỉnh trực tuyến. “Đó là một vấn đề cấp bách”, Điện Kremlin dẫn lời tuyên bố của ông Putin.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất họp thượng đỉnh về Iran, ông Donald Trump nói có lẽ sẽ không tham dự. (Ảnh: AP)
“Các cuộc thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề Iran đang ngày càng trở nên căng thẳng”, ông Putin nói, đồng thời cho rằng Iran đang là mục tiêu của “những cáo buộc vô căn cứ”.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm 14/8 bác nghị quyết do Mỹ đề xuất về việc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí Iran. Chỉ có 2 trong số 15 thành viên của Hội đồng Bảo an bỏ phiếu ủng hộ đề xuất của Mỹ. Điều này cho thấy sự chia rẽ giữa Washington và các đồng minh châu Âu kể từ khi ông Trump rút khỏi hiệp định hạt nhân vào tháng 5/2018.
Sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổng thống Trump thực hiện áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Iran theo chiến dịch “gây áp lực tối đa”. Đáp trả, Teheran tuyên bố không tuân thủ thỏa thuận hạt nhân khi Mỹ liên tục gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với nước này.
Các đồng minh châu Âu của Mỹ cùng với Nga và Trung Quốc – các bên ký thỏa thuận với Iran cho biết, ưu tiên của họ hiện nay là bảo toàn thỏa thuận hạt nhân P5 1 được ký kết năm 2015.
Iran nói Mỹ 'thất bại xấu hổ' ở Liên Hợp Quốc
Tổng thống Iran chế nhạo Mỹ sau khi Hội đồng Bảo an bác dự thảo gia hạn lệnh cấm bán vũ khí cho Tehran do Washington đề xuất.
"Mỹ dành nhiều tháng để chuẩn bị một nghị quyết nhằm tung đòn đánh vào Iran, nhưng nó chỉ nhận được một phiếu ủng hộ. Âm mưu của họ đã thất bại một cách đáng xấu hổ", Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói trên truyền hình hôm 15/8.
Tổng thống Rouhani trong một cuộc họp năm 2016. Ảnh: AFP.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 14/8 bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết gia hạn lệnh cấm vận vũ khí nhằm vào Tehran do Washington đề xuất. Mỹ và Cộng hòa Dominic bỏ phiếu thuận, Nga và Trung Quốc bỏ phiếu chống, trong khi các quốc gia khác bỏ phiếu trắng.
Theo dự thảo nghị quyết được Mỹ đưa ra, lệnh cấm vận vũ khí với Iran sẽ được gia hạn "cho đến khi Hội đồng Bảo an có quyết định khác". Dự thảo cần 9 phiếu thuận để được thông qua, và ngay cả khi có đủ số phiếu này, nó vẫn có thể bị Nga và Trung Quốc phủ quyết.
Cố vấn An ninh Nhà Trắng Robert O'Brien cho biết phản ứng của Anh, Pháp và Đức là "đáng thất vọng nhưng không bất ngờ". "Chúng tôi đã thua hôm nay, nhưng nó vẫn chưa phải kết thúc", quan chức Mỹ nói trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm 14/8.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó cảnh báo Washington có thể gia hạn lệnh cấm vận đơn phương nhằm vào Tehran.
Từ năm 2006 đến 2010, Hội đồng Bảo an đã thông qua ba nghị quyết cấm xuất khẩu công nghệ liên quan tới hệ thống vận chuyển vũ khí hạt nhân tới Iran, cấm Tehran xuất khẩu vũ khí, cũng như cấm các nước bán vũ khí thông thường cho quốc gia này.
Điều khoản quy định thời hạn ngừng cấm vận vũ khí với Iran được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa ra trong Nghị quyết 2231, như một phần của Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), thỏa thuận được ký hồi năm 2015 giữa Iran và 6 cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức và Anh. Theo đó, Tehran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Các lệnh cấm vận vũ khí với Iran sẽ hết hiệu lực vào ngày 18/10.
Vụ nổ Beirut - 'Giọt nước tràn ly' Vụ nổ nhà kho chứa hóa chất ở cảng Beirut của Liban được coi là "giọt nước tràn ly" làm bùng phát sự giận dữ của người dân, trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang chìm trong khủng hoảng tài chính-kinh tế. Cú sốc kép này khiến cộng đồng quốc tế lo ngại Liban có thể phải đối mặt với một...