Ông Putin đã dùng “chiến thuật Judo” ở Ukraine như thế nào?
Nguyên tắc trung tâm của môn võ Judo là seiryoku zen’y, có nghĩa là nỗ lực tối thiểu nhưng vẫn đạt hiệu quả tối đa. Theo tạp chí Fortune (Mỹ), đây chính là chiến thuật của ông Putin ở Ukraine.
Judo bắt nguồn từ Jujisto, một môn phái của các võ sĩ Samurai trong các triều đại phong kiến Nhật Bản. Cốt lõi của môn võ Judo thể hiện ngay ở cái tên của môn phái: “Ju” có nghĩa là nhường bước và “Do” có nghĩa là mềm dẻo.
Về cơ bản Judo là trận đấu về kĩ năng chứ không phải sức mạnh. Các võ sĩ thường chỉ dùng lực cần thiết tối thiểu khi ra đòn. Lấy đỡ đòn để đánh đối phương, có nghĩa là đợi đối phương tấn công để từ đó ra đòn đỡ tương ứng nhằm thắng đối phương. Sử dụng đòn bẩy để tăng sức mạnh. Sử dụng toàn bộ sức mạnh để quật ngã đối thủ là trái với nguyên tắc của môn võ này.
Thông thường, khi bình luận về những cuộc đối đầu về chiến lược chính trị, người ta thường nghĩ tới bộ môn cờ vua và tình hình ở Nga và Ukraine cũng không phải là ngoại lệ khi tờ The Economist vừa có trang bìa hình ảnh ông Putin đang đứng trên một bàn cờ khổng lồ.
Ông Putin đã dành được đai đen (đai cao nhất) của môn võ Judo.
Tuy vậy, việc ấn dụ đấu cờ vua trong trường hợp của ông Putin dường như không phù hợp. Thay vào đó, môn võ Judo có nhiều nét tương đồng hơn và giúp dễ dàng hơn trong việc nắm bắt bản chất và cách tiếp cận của ông Putin ở Ukraine.
Động thái mới nhất của ông Putin có nhiều nét phù hợp với chiến thuật trên là: khi phương Tây thận trọng hoan nghênh thông tin Ukraine đồng ý một thỏa thuận ngừng bắn với Nga, ông Putin đã để câu chuyện lan truyền một chút và sau đó bình luận: Nga không phải là một bên của xung đột, vì vậy Nga không thể là một phần của lệnh ngừng bắn. Nói cách khác, phương Tây đang phải gồng mình lên trong khi ông Putin chỉ cần một nỗ lực tối thiểu cũng có thể “ngồi rung đùi cười”.
Video đang HOT
Theo tạp chí Fortune (Mỹ), Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tiếp tục gom sức mạnh bằng các khai thác sự phụ thuộc của châu Âu vào dầu mỏ và khí đốt của Moscow đồng thời tận dụng sự ủng hộ của người dân Nga làm đòn bẩy đối phó với châu Âu.
Fortune cho rằng, chiến thuật của ông Putin chẳng khác gì chiến thuật của một bậc thầy môn võ thuật Judo. Điều đó cũng dễ hiểu khi ông Putin bắt đầu tập Judo năm 11 tuổi và đã đạt đến đẳng cấp đai đen trong môn võ thuật này. Theo tờ báo Mỹ, ông Putin vẫn sẽ tiếp tục giữ lấy Ukraine vì đây là một khu vực trọng tâm cho những ảnh hưởng chiến lược của ông đối với phương Tây.
Giống như trong một võ sĩ Judo, ông Putin có khả năng chọn điểm tấn công, sẵn sàng ở tư thế phòng thủ để đối thủ tấn công trước và sau đó phản công lại bằng bàn tay mạnh mẽ (với nguồn năng lượng dồi dào).
Hình ảnh ông Putin mình trần cưỡi ngựa lan truyền trên các phương tiện truyền thông thế giới.
Ngoài ra, từ những ngày đầu tiên khi lên nắm quyền Tổng thống Nga, ông Putin đã chủ động tạo cho mình một hình ảnh mạnh mẽ ở cả trong và ngoài nước. Còn cách nào ấn tượng hơn việc lưu truyền rộng rãi hình ảnh mình trần cưỡi ngựa hoang trên các phương tiện truyền thông thế giới hay những đoạn video quay cảnh ông Putin ghi bàn khi thi đấu với những vận động viên khúc côn cầu chuyên nghiệp. Ông Putin đã xây dựng cho mình hình ảnh của một người đàn ông can đảm, mạnh mẽ, có đủ khả năng để hạ gục các đối thủ và thu hút sự ngưỡng mộ của nhiều người.
Khuấy động niềm tự hào dân tộc bằng việc tổ chức thành công và hoành tráng Thế vận hội mùa đông Sochi và việc sáp nhập Crimea. Với những việc làm đó, ông Putin đã có được tỷ lệ ủng hộ cao nhất trong mọi thời đại (83%).
Tuy nhiên, theo Fortune, ông Putin sẽ không thể hành động mạnh mẽ được như vậy nếu không có nguồn tài nguyên vô cùng dồi dào mà phương Tây đang phải lệ thuộc. Lượng khí đốt từ Nga hiện đang chiếm tới hơn 30% lượng khí đốt nhập khẩu của Liên minh châu Âu. Tờ The Economist ước tính, 50% lượng khí đốt từ Nga sang EU là qua Ukraine.
Không chỉ có khối Đông Âu, đặc biệt là Estonia, Latvia, Lithuania tiêu thụ nhiều khí đốt của Nga mà các quốc gia khác như Hà Lan cũng cần tới 34%, Đức 30% và Italy 28% khí đốt từ Nga.
Theo đó, EU sẽ không thể không lo lắng nếu Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt qua Ukraine.
Hơn nữa, nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn cung khí đốt cho EU bị hạn chế và đắt hơn nhiều so với nguồn cung từ Nga. Ví dụ, khí đốt tự nhiên hóa lỏng mà Đức mua trên thị trường thế giới sẽ gấp đôi giá mua từ Nga.
Ngoài ra, dự án Dòng chảy phương Nam, chuyển dầu mỏ và khí đốt từ Nga qua Phần Lan và Biển Baltic tới Đức, sắp hoàn thành. Về bản chất, Nga có thể cắt đứt tất cả nguồn cung sang Ukraine mà không ảnh hưởng nhiều đến việc xuất khẩu sang các quốc gia lớn nhất của châu Âu.
Nga, mặc dù có nền kinh tế đang gặp khó khăn, nhưng vẫn có thể dùng nguồn năng lượng dồi dào để đối phó với phương Tây, và đơn giản là, như một võ sĩ Judo, chờ đợi phương Tây ra đòn trước khi phản công lại.
Fortune cho rằng, có khả năng rất cao Nga trở lại mật thiết với Ukraine, đặc biệt là khi châu Âu đang bước vào những tháng lạnh giá và việc sưởi ấm là vô cùng cần thiết.
Theo Infonet
Phương Tây bàn nhau loại Nga khỏi Hội đồng Bảo an LHQ
Trong bối cảnh căng thẳng với Nga, một số nước phương Tây đang thảo luận về việc loại Nga ra khỏi Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc.
RIA Novosti dẫn lời ông Vitaly Churkin - Phái viên Nga tại LHQ hôm qua nói rằng các cuộc thảo luận về việc loại trừ Nga ra khỏi HĐBA là vô nghĩa. Ông nói: "Đối với việc loại trừ Nga khỏi HĐBA Liên Hợp Quốc, họ nên đọc lại Hiến chương của LHQ trước khi đưa ra tuyên bố như vậy, vì nó là hoàn toàn rõ ràng rằng điều đó là không thể".
Một phiên họp của HĐBA LHQ
Theo ông Churkin, 5 thành viên thường trực của HĐBA được nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Để loại trừ một nước nào đó, việc đầu tiên là phải sửa đổi Hiến chương. Việc sửa đổi Hiến chương cần được 2/3 trong tổng số 129 nước thành viên LHQ tán thành sau đó phải được phê chuẩn của đa số các nước thành viên thường trực HĐBA. Như vậy, chính nước Nga phải phê chuẩn việc sửa đổi để loại bỏ nó. Vì thế đó là một điều không thể xảy ra.
Ông Churkin nói thêm: "Bạn biết đấy, không ai trong số các nước thành viên LHQ sẽ cam kết như vậy. Cho nên các cuộc bàn luận đó chỉ là vô nghĩa".
HĐBA Liên Hợp Quốc được thành lập năm 1946 để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Quyền hạn của HĐBA gồm: thành lập các hoạt động gìn giữ hòa bình, biện pháp trừng phạt quốc tế và cho phép các hành động quân sự.
HĐBA gồm 5 thành viên thường trực là Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ và 10 thành viên không thường trực được bầu theo nhiệm kỳ 2 năm một lần.
Theo Người Đưa Tin
"Nga rút hầu hết quân khỏi đông Ukraine" Tổng thống Ukraine ngày 10/9 cho biết, Nga đã rút 70% lượng binh sĩ khỏi nước này, làm dấy lên hy vọng hòa bình sẽ được tái lập ở đông Ukraine. Theo Reuters, cuộc xung đột kéo dài 5 tháng tại đông Ukraine đã làm hơn 3.000 người thiệt mạng. Moscow phủ nhận đưa quân vào đông Ukraine để ủng hộ quân ly...