Ông Phạm Quang Nghị và câu hỏi khó ở New York
“Chúng tôi mong muốn giải quyết theo tiêu chuẩn luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc đã ký kết” – ông Phạm Quang Nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội noi vơi cac hoc gia ơ New York.
Cuộc hội thảo ở Hội Châu Á tại New York chiều 24/7 là một trong những cuộc đối thoại ấn tượng và lý thú trong chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Phạm Quang Nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội những ngày cuối tháng 7 vừa rồi. Đây là cuộc đối thoại công khai với giới trí thức, học giả, các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực. Với giới trí thức, tính khách quan, khoa học bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu.
Quyết tâm khép lại quá khứ, mở ra tương lai
Cùng ngồi trên bàn chủ tọa với ông Phạm Quang Nghị là Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ và ông Tom Nagorski, Phó Giám đốc Điều hành Hội Châu Á.
Bi thư thanh uy Ha Nôi Pham Quang Nghi tai New York. Anh: Hô Quang Lơi
Trong phòng hội thảo khá rộng, phía trên nổi bật tấm phông lớn màu xanh in biểu trưng của Hội, người ta thấy đông đủ các học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu của Mỹ trong các lĩnh vực như chính trị, văn hóa, kinh tế, thương mại, các chuyên gia có uy tín về Đông Nam Á. Không một ai được mời mà vắng mặt. Dường như tất cả mọi người đều không muốn bỏ lỡ cơ hội được gặp gỡ, trực tiếp đối thọai với một nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam lần đầu tiên thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Bộ Ngoại giao nước này.
Trước khi đảm nhiệm vị trí hiện nay, ông Tom Nagorski nhiều năm làm phóng viên của Hãng thông tấn ABC (Mỹ) và đã từng giữ chức vụ Tổng biên tập Ban thời sự quốc tế của Hãng ABC, một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất tại Mỹ và trên thế giới. Ông đã từng được nhận các giải thưởng cao quý trong báo giới như giải thưởng Emmy (8 lần), giải thưởng Dupont dành cho những phóng viên xuất sắc nhất về thời sự quốc tế của Mỹ. Tom Nagorski cũng là tác giả của nhiều bài báo và cuốn sách nổi tiếng: Điều kì diệu của nước, nói về nạn nhân sống sót trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Phát biểu mở đầu cuộc hội thảo, ông Tom Nagorski cho biết, được thành lập năm 1956, Hội châu Á có ảnh hưởng lớn tới nhận thức của dư luận Mỹ về các nước châu Á, đặc biệt Hội đóng vai trò quan trọng trong tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam từ hơn 20 năm qua, kể cả trước khi hai nước bình thường hóa quan hệ.
Tháng 9-2013, nhân dịp Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu dự phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc, Hội đã phối hợp với Hội đồng kinh doanh Mỹ – ASEAN, Phòng thương mại Mỹ và Liên minh kinh tế quốc tế tổ chức cuộc tọa đàm với hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ. Theo ông Tom Nargoski, đó là một buổi chiều thứ sáu rất bận rộn. Buổi tọa đàm đã được truyền trực tiếp trên mạng internet, thu hút hơn 50.000 lượt người xem.
Cách đây hơn 11 năm, tháng 3/2003, Hội Châu Á phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Thủ tướng Phan Văn Khải đã đến dự và phát biểu khai mạc. Đây được coi là Hội thảo về thúc đẩy đầu tư lớn nhất tại Việt Nam vào thời điểm đó với sự tham dự của hơn 800 lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của trên 25 nước tham dự. Gần đây, tháng 2/2014, Hội Châu Á tổ chức buổi hòa tấu nhạc cụ dân tộc với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sỹ Việt Nam và Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước.
Ông Tom Nagorski bày tỏ: Thế hệ chúng tôi đã lớn lên trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Thời gian giúp chúng ta hiểu nhau hơn. Chúng tôi đã có những cuộc thảo luận về chiến tranh Việt Nam với những vấn đề hậu chiến. Các hoạt động như vậy đã đem lại những kinh nghiệm bổ ích cho chúng tôi từ Việt Nam.
Với phong thái cởi mở và thoải mái, ông Phạm Quang Nghị nói: Thưa các quý vị, hôm nay tôi không có bài phát biểu in sẵn, bởi tôi chưa biết các bạn sẽ nêu những câu hỏi gì và bản thân tôi cũng muốn lắng nghe ý kiến của các bạn. Tôi biết trong căn phòng ấm cúng này có nhiều vị từ xa tới, nhiều vị đã có đóng góp quý báu cho Việt Nam.
Chuyến thăm này của chúng tôi tới Hoa Kỳ diễn ra đúng một năm sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với bản Tuyên bố chung trong đó có một nội dung rất quan trọng: khuyến khích và hoan nghênh đối thoại thường xuyên giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng tham chính tại Hoa Kỳ. Tôi đã có các cuộc đối thoại thực chất tại Washington với các lãnh đạo Bộ ngoại giao, Hội đồng an ninh quốc gia, Thượng nghị viện Hoa Kỳ…
Video đang HOT
Như các quý vị biết đấy, quá trình đi đến bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã trải qua nhiều khó khăn, trở ngại. Bây giờ, hai bên đang xây dựng mối quan hệ đối tác toàn diện, cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, chế độ chính trị của nhau. Đây là điều rất quan trọng. Quả thực, hơn 20 năm trước, không ai có thể tưởng tượng nổi quan hệ hai nước lại phát triển như hiện nay: 9 nội dung hợp tác, trong đó có cả lĩnh vực nhạy cảm như quốc phòng- an ninh đang được đẩy mạnh.
Chỉ riêng về thương mại, từ con số 0, hiện kim ngạch đã lên tới 30 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu (20 tỷ USD) lớn nhất của Việt Nam. Ông B.Clinton đã thăm Việt Nam lần thứ tư trong những ngày tháng 7 này với các hoạt động nhân đạo trợ giúp trẻ em bị nhiễm HIV. Còn với Tổng thống G. Bush, các quý vị khó hình dung, từ chỗ ngài Tổng thống rất lo ngại về sự bảo đảm tuyệt đối an ninh khi tới Việt Nam, nhưng rồi ngài Tổng thống đã mở kính cửa xe để vẫy tay chào nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm vào năm 2006. Kết quả đó không chỉ là nỗ lực riêng của hai chính phủ, thể hiện quyết tâm khép lại quá khứ, mở ra tương lai, mà còn của các nhân vật, các tổ chức, trong đó có các vị ở đây. Hiện nay, hai bên đang chuẩn bị các hoạt động để kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Tôi biết các vị rất quan tâm tình hình biển Đông. Sóng gió hiện đang tạm lắng sau khi Trung Quốc rút giàn khoan hạ đặt trái phép trong vùng biển của Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc không tái lặp hành động phi pháp này. Đất nước tôi đã trải qua chiến tranh khốc liệt, mới có hoà bình gần 30 năm nay. Gần 20 năm qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,5%, năm nay trong điều kiện khó khăn, mục tiêu là 5,5%. Trước đây, Việt Nam là nước thiếu đói thì nay trở thành quốc gia đứng số 1, số 2 thế giới về xuất khẩu gạo; có 10 sản phẩm xuất khẩu đứng đầu thế giới.
Có được thành quả đó là nhờ nỗ lực bản thân và sự giúp đỡ của bạn bè. Chúng tôi nhận sự giúp đỡ, không chỉ bằng tình cảm mà bằng những hành động tuyệt vời. Tôi muốn nhấn mạnh sự đóng góp hiệu quả, rất đáng quý của 3 vị: John Mc Cain, John Kerry, John Vessey trong quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ. Tôi nói những điều này từ tấm lòng. Tôi biết các vị không thiếu gì thông tin về Việt Nam. Bây giờ tôi muốn nghe các vị. Xin các vị cứ thoải mái đặt câu hỏi.
“Đàm phán không được thì mời Trung Quốc cùng ra tòa”
Ông Phạm Quang Nghị vừa dừng lời thì ông Tom Nagorski phấn chấn nói: Chúng tôi đánh giá cao phát biểu của Ngài. Ngay lập tức, Giáo sư Peter Dutton, Khoa học chính trị, Học viện Hải quân Mỹ, tiếp lời: Đường lưỡi bò 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra, thật không ai hiểu là gì. Đường 9 đoạn này không dựa trên luật pháp quốc tế, chỉ dựa trên “tính lịch sử” hết sức mơ hồ, đang gây nên sự mâu thuẫn lớn. Trung Quốc đang thách thức thế giới, không nước nào chấp nhận.
Tôi muốn nêu lên hai trường hợp: Thứ nhất, Ấn Độ và Bangladesh có tranh chấp chủ quyền ở Vịnh Bengal, cả hai nước đồng ý đưa ra toà án quốc tế. Họ chấp nhận phán quyết và đã giải quyết được tranh chấp. Thứ hai, ở vùng biển Carribe cũng có một cuộc tranh chấp tương tự như vậy và cũng đã được giải quyết bằng cách tiếp cận luật pháp quốc tế. Thế còn cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông – vùng biển rất giàu tiềm năng (tài nguyên, vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng…) sẽ được giải quyết như thế nào? Nêu ra hai trường hợp trên, tôi muốn chứng minh: Luật pháp quốc tế là cơ sở để giải quyết các tranh chấp. Indonesia than phiền rằng họ đang chèo thuyền giữa 2 khu bãi cạn khi có các cường quốc hải quân.
Giáo sư Peter Dutton phân tích tiếp: Người ta đang nói đến “sự mơ hồ các thể chế toàn cầu”, đề cập đến yếu tố phương Tây và phương Đông, giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng rõ ràng, những quy tắc pháp lý quốc tế phải là cơ sở để giải quyết các tranh chấp. Khi sự tiếp cận bằng các yếu tố chính trị và quân sự là chính thì làm sao để cân bằng giữa lợi ích kinh tế với lợi ích chính trị, an ninh và chủ quyền? Tôi nghĩ, các quốc gia đều phải giải quyết những thách thức về an ninh và quyền lợi kinh tế. Đang có những cách tiếp cận khác nhau.
Đôi khi họ thường bị hút theo các sự kiện bùng nổ nhưng lại không tìm giải pháp bằng tính cơ cấu. Họ coi đó là các vụ việc đơn lẻ trong chuỗi quan hệ chứ không tìm những giải pháp ngoại giao để giải quyết tận gốc vấn đề: các biện pháp đa phương, song phương, cơ chế pháp lý quốc tế.
Vị giáo sư này nhấn mạnh: Các tranh chấp không thể tồn tại biệt lập với nhau. Biển Đông rất cần một giải pháp mang tính cơ cấu, bền vững. Đồng thời càng không thể giải quyết bằng vũ lực hay ép buộc.
Ông Phạm Quang Nghị và ông Patrick Leahy. Ảnh: VOV
Sau phát biểu của giáo sư P. Dutton, không khí đối thoại sôi nổi hơn. Ông Tom Nagorski nêu câu hỏi: Giữa Việt Nam và Trung Quốc, tranh chấp mang tính cơ cấu hay chỉ mang tính xung đột nhỏ? Phải chăng, có giống quan hệ giữa hai anh em: thỉnh thoảng cãi vã nhau nhưng rồi vẫn yêu nhau?
Những ý kiến các vị nêu, có điều mang tính trao đổi, có điều là câu hỏi. Có những vấn đề, muốn sáng tỏ, cần những cuộc hội thảo. Riêng tôi sẽ cố gắng. Các vị biết đấy, các cuộc tranh chấp lãnh thổ trên thế giới không phải là hiếm: Trung Quốc với các nước láng giềng, Nga với Nhật, Ấn Độ với Pakistan, Anh với Argentina…
Ông Tom Nagorski nêu câu hỏi:Giữa Việt Nam và Trung Quốc, tranh chấp mang tính cơ cấu hay chỉ mang tính xung đột nhỏ? Phải chăng, có giống quan hệ giữa hai anh em: thỉnh thoảng cãi vã nhau nhưng rồi vẫn yêu nhau?
Ông Phạm Quang Nghị trả lời:Vấn đề quan trọng là cách thức giải quyết. Việt Nam và Trung Quốc trước đây có những bất đồng, qua đàm phán đã đi đến những thoả thuận quan trọng: Hiệp định về đường biên giới trên bộ đã được ký kết. Đối với Vịnh Bắc Bộ, lúc đầu rất khó, nhưng rồi cũng đạt được thoả thuận.
Hiện hai bên đều chấp hành nghiêm túc. Vấn đề thứ 3 còn khác biệt về quan điểm chủ quyền, cách vận dụng Luật Biển, như các vị đã biết, liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa. Đến nay, cả thế giới chưa có nước nào chấp nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc: khi thì 9 đoạn, lúc thì 10, rồi 11? Vừa rồi Trung Quốc tung ra bản đồ hình dọc, chính họ cũng không giải thích được vì căn cứ không rõ ràng. Toạ độ thế nào? Đứt đoạn, chỗ lồi, chỗ lõm ra sao. Các vị hãy hình dung, nếu những nước khác cũng làm như vậy thì thế giới này sẽ như thế nào?
Trước tình hình đó, chúng tôi mong muốn giải quyết theo tiêu chuẩn luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc đã ký kết. Nếu ai cũng làm theo như vậy thì vấn đề rất đơn giản. Khi Philippines kiện ra tòa án quốc tế, Trung Quốc nói, tòa phán thế nào họ cũng không chấp nhận… Việt Nam chúng tôi tuyên bố sử dụng mọi biện pháp hoà bình để giải quyết. Công khai, công bằng.
Chúng tôi muốn đàm phán, nếu không được thì mời Trung Quốc cùng ra tòa. Với Trung Quốc, chúng tôi có quan hệ láng giềng lâu đời. Trung Quốc đã giúp Việt Nam nhiều. Chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Là một dân tộc đã chịu nhiều mất mát, đau thương do chiến tranh, chúng tôi thấu hiểu giá trị của hoà bình. Chúng tôi muốn giải quyết tranh chấp trên biển Đông như đã giải quyết đường biên giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ. Cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cùng chúng tôi đưa vụ việc ra tòa.
Hội Châu Á là tổ chức giáo dục – văn hóa có uy tín về thúc đẩy hiểu biết, hợp tác giữa nhân dân, lãnh đạo và các tổ chức tại Mỹ với Châu Á. Đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hội Châu Á từ tháng 6/2013 là Bà Josette Sheeran, từng là Phó Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực của LHQ (WFP), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ. Bà Josette Sheeran nằm trong danh sách 30 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới do tạp chí Forbes bầu chọn năm 2011.
(Còn tiếp)
Theo Hồ Quang Lợi
Tuần Việt Nam
Theo Dantri
Giàn khoan 981 tạo tiền lệ xấu trong quan hệ pháp lý quốc tế
Mặc dù giàn khoan Hải Dương 981 đã được di dời ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng hành động này đã tạo ra một tiền lệ xấu trong quan hệ pháp lý quốc tế.
Thông tin toàn cảnh về tình hình Biển Đông
Từ ngày 2/5 đến ngày 15/7/2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hành động này đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC), đe doạ hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.
Việt Nam khẳng định có chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và mong muốn giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Mặc dù giàn khoan Hải Dương 981 đã được di dời ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng hành động này đã tạo ra một tiền lệ xấu trong quan hệ pháp lý quốc tế.
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam là hành vi vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Ngày 26/7, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, với tư cách là một trung tâm nghiên cứu, đào tạo luật lớn của Việt Nam, đã phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam, một tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp lớn của các luật gia và luật sư trong nước, tổ chức Hội thảo quốc tế "Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam", tạo diễn đàn khoa học cho các chuyên gia, học giả phân tích, đánh giá một cách khách quan, nghiên cứu thấu đáo các khía cạnh pháp lý của sự kiện.
Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của giới học giả trong lĩnh vực luật quốc tế nói chung và luật biển quốc tế nói riêng. Tham dự và trình bày tham luận tại Hội thảo gồm 50 học giả và 250 đại biểu, là những chuyên gia có uy tín của thế giới đến từ các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học lớn của Mỹ, Nga, Italia, Thuỵ Sỹ, Bungari, Hungari, Ba Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Philippines, Singapore, và các học giả Việt Nam. Đặc biệt, là các chuyên gia đã từng tham gia giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế với tư cách là Thẩm phán, Luật sư như Giáo sư luật quốc tế Alexander Yankov, nguyên Thẩm phán Toà án Công lý quốc tế, nguyên Thẩm phán Toà án quốc tế về Luật biển; bà Jeanne Mirer, Chủ tịch của Hiệp hội Luật gia Dân chủ quốc tế (IADL).
Hội thảo đã diễn ra với ba phiên thảo luận gồm 13 tham luận và nhiều ý kiến đóng góp trực tiếp, tập trung vào các chủ đề (i) Luật quốc tế và sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981; (ii) Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp chính trị ngoại giao trong luật pháp quốc tế; (iii) Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp pháp lý trong luật quốc tế.
Các học giả đều chung nhận định rằng, Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch, có vị trí địa chính trị quan trọng không chỉ đối với các quốc gia trong khu vực mà còn với cả các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không và hoạt động thương mại quốc tế bình thường trên Biển Đông là quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia.
Dưới góc độ pháp luật quốc tế, các học giả cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành vi vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế, đe doạ hoà bình, an ninh của khu vực và thế giới.
Thảo luận về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp trong pháp luật quốc tế bao gồm các biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, nhiều học giả đã đưa ra những phân tích, bình luận khoa học đánh giá về những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng các biện pháp này để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. TS. Trần Phú Vinh, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã giới thiệu tổng thể các biện pháp giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiến chương LHQ gồm đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài quốc tế, Toà án quốc tế, và giải quyết trước các tổ chức quốc tế bằng các hiệp khu vực.
Các học giả thống nhất nhận định các biện pháp chính trị ngoại giao là giải pháp đặc biệt quan trọng được quy định trong luật quốc tế và cụ thể là Điều 33 khoản 1 của Hiến chương Liên Hợp quốc, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong luật quốc tế. Chính vì vậy, phần lớn các tranh chấp quốc tế từ trước đến nay, trong đó có tranh chấp về lãnh thổ đã được các quốc gia sử dụng biện pháp chính trị ngoại giao để giải quyết.
Nhiều học giả cho rằng, ASEAN nên giữ một vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông; ủng hộ các quốc gia thành viên ASEAN tiếp tục theo đuổi chính sách ngoại giao nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp, tiến tới ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC); duy trì sự đoàn kết trong ASEAN. Các học giả cũng đề cao vai trò của các đối tác ngoài khu vực trong việc hỗ trợ các nước ASEAN giải quyết xung đột ở Biển Đông; là trung tâm hoà giải các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên cũng như tranh chấp giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia ngoài ASEAN, phát huy "quyền lực mềm" của ASEAN.
Một số chuyên gia, học giả đến từ Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines đã trình bày kinh nghiệm của các quốc gia sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp. GS. Hikmahanto Juwana, Indonesia đã phân tích một số kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp biên giới trên biển của một số nước và cho rằng Việt Nam cần đánh giá đầy đủ các chứng cứ pháp lý, cần phải tính tới sức mạnh tổng hợp của dư luận quốc tế trong việc ủng hộ các tuyên bố của Việt Nam.
GS. Makane Moise, Thuỵ Sỹ đã đưa ra những phân tích, bình luận về những thuận lợi, khó khăn trong việc đưa các vụ tranh chấp giữa các quốc gia ra trước Hội đồng Bảo an, Đại Hội đồng LHQ và Toà án Công lý quốc tế để Việt Nam tham khảo và vận dụng vào thực tiễn hiện nay.
GS. Chang Shin, Hàn Quốc đã trình bày tham luận phát triển nguyên tắc khu vực về thượng tôn pháp luât, nêu bật các đặc điểm về tranh chấp lãnh thổ, biển ở châu Á; cho rằng cần phải thiết lập hệ thống các nguyên tắc trên tinh thần thượng tôn pháp luật để giải quyết các tranh chấp, bất đồng. Bên cạnh đó, các học giả đã phân tích những ưu điểm và hạn chế của các Toà án thường trực, trong đó có Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) về cơ chế xác lập thẩm quyền, cơ chế cưỡng chế thi hành các phán quyết của ICJ...
Hội thảo "Những vấn đề pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam" đã thông qua Kết luận Hội thảo, với những kiến nghị, đề xuất nhằm góp tiếng nói độc lập, khách quan, khoa học của các chuyên gia pháp luật quốc tế, đề xuất những biện pháp hoà bình giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Hải Anh
Theo_Người Đưa Tin
Tòa Trọng tài thường trực xử tranh chấp ra sao? Một bên vắng mặt hoặc không trình bày các lý lẽ của mình (như trường hợp của Trung Quốc) cũng không làm cản trởtiến trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Trọng tài. LTS: Mới đây Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực (PCA) đã ký hiệp định nước chủ nhà và thư trao đổi hợp tác. Trước đó, Philippines cũng đã...