Ông Obama vẽ đường cho thời “hậu Nhà Trắng”
Một số trợ lý thân cận của ông Obama cho biết, gần đây ông vẫn có các cuộc trò chuyện thật lâu với các nhà tài trợ và doanh nghiệp hàng đầu, giống hệt như thời kỳ vận động tranh cử gay cấn.
Jackson Park ở Chicago, một trong những địa điểm được đề xuất xây dựng thư viện Tổng thống của ông Obama
Dường như đó là một phần kế hoạch mà ông Barack Obama đang chuẩn bị cho thời kỳ “ hậu Nhà Trắng“, khi ông kết thúc 2 nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ vào đầu năm 2017.
Tham vọng tỷ đô
Một ngày tháng 2-2015, bữa tối ở Nhà Trắng đã kéo dài đến nửa đêm khiến tỷ phú Reid Hoffman, ông chủ của mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn ngần ngại muốn cáo lui để Tổng thống Obama đi nghỉ. Thấy thế, ông Obama nói: “Chưa đến lúc tôi mời ông về”. Sau đó, câu chuyện của ông Obama với phu nhân Michelle cùng 13 vị khách, trong đó có những tên tuổi như nhà văn Toni Morrison, người quản lý quỹ đầu tư Marc Lasry và John Doerr – nhà đầu tư mạo hiểm vào thung lũng Silicon kéo dài tới tận 2h sáng.
Bữa tối đáng nhớ đó là một phần kế hoạch đang được Tổng thống Obama, đệ nhất phu nhân và các phụ tá hàng đầu của ông vạch ra nhằm tạo ra cơ sở cho thời kỳ “ hậu Nhà Trắng“. Ông Obama muốn tìm kiếm sự chia sẻ của các nhà tài trợ cho tham vọng lập một thư viện Tổng thống kỹ thuật số đầu tiên, áp dụng công nghệ hiện đại và một quỹ toàn cầu. Kế hoạch có thể tiêu tốn 1 tỷ USD, gấp đôi so với những gì người tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thống George W. Bush đã chi cho công trình thư viện và các chương trình khác.
Đáp lại một câu hỏi từ nhà đầu tư mạo hiểm Doerr tại bữa tối hôm đó, Tổng thống nói với nhóm khách mời rằng ông muốn tập trung vào sự tham gia của công dân cũng như cơ hội cho thanh niên, gợi mở việc trưng cầu ý kiến làm thế nào để chính phủ vận hành tốt hơn. Tổng thống hỏi liệu mạng xã hội có thể cải thiện được cách ứng phó với các vấn đề xã hội đang phải đối mặt. Trong cuộc trò chuyện với Tổng thống Obama và các cố vấn của ông, những vị khách đến từ thung lũng Silicon và Hollywood đồng ý rằng phải có công nghệ tiên tiến thì thư viện của Tổng thống Obama mới giúp lan truyền ý tưởng của ông khắp toàn cầu.
Quá trình này có lẽ khởi nguồn từ tuần đầu tiên sau khi ông Obama tái đắc cử vào năm 2012. Lúc đó, đạo diễn Steven Spielberg và nam diễn viên Daniel Day-Lewis đến Nhà Trắng để quay bộ phim “Lincoln”. Đạo diễn Spielberg đã khiến Tổng thống bị mê hoặc khi nói về việc sử dụng công nghệ để kể chuyện. Chủ đề này vẫn được trao đổi thường xuyên và gần đây nhất, trong tháng 6 vừa rồi, ông Obama đã cùng ông Spielberg và nhà điều hành phòng thu Jeffrey Katzenberg ăn tối tại một khách sạn Beverly Hills ở California.
Video đang HOT
Ngày rời Nhà Trắng, ông Obama sẽ…
Dự kiến thư viện sẽ được xây tại Chicago. Hội đồng quản trị quỹ thư viện bao gồm ông Doerr và Julianna Smoot, giám đốc chiến dịch gây quỹ của ông Obama trong năm 2008 và 2012. Thư viện ở Chicago đó sẽ có một văn phòng cho ông Obama nhưng gia đình ông vẫn có thể sống ở Washington, khi Sasha, 14 tuổi, cô con gái út của họ học xong trung học. Dự án sẽ được kích hoạt khi trong tháng này, ban quản trị bắt đầu tìm kiếm một kiến trúc sư tiềm năng.
Theo tính toán, kế hoạch của ông Obama cần đạt mục tiêu ít nhất 800 triệu USD để tránh rơi vào cảnh phải quyên góp gây quỹ triền miên. Cho đến nay, ông Obama mới chỉ quyên góp được hơn 5,4 triệu USD từ 12 nhà tài trợ là những nhà kinh doanh, người sáng lập của một đế chế truyền hình hay công nghệ… Việc đẩy mạnh đóng góp cho thư viện sẽ được chú trọng hơn sau khi ông hết nhiệm kỳ từ tháng 1-2017 tới. Khi đó, trọng tâm của kế hoạch sẽ là tiếp cận riêng một số nhóm siêu giàu ở Mỹ. Mặc dù vậy, Tổng thống Obama dường như rất kiệm lời khi công khai về dự định sau khi rời Nhà Trắng.
Trong một cuộc phỏng vấn trên trang web Tumblr năm ngoái, ông Obama được hỏi dự kiến ông sẽ làm gì trong 10 năm tới. Tổng thống mất hơn 30 giây mới trả lời: “Tôi chưa có dự định gì trong vòng 10 năm. Nhưng tôi biết sẽ làm gì ngay sau khi Tổng thống kế nhiệm nhậm chức. Đó là tôi sẽ ngồi bên một bãi biển ở đâu đó nhâm nhi nước dừa”. Đó là khi ông đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, nhưng còn hơn 1 năm nữa, trọng trách trên vai cũng như chính lời hứa khi tuyên thệ nhậm chức đòi hỏi ông Obama phải nỗ lực hết mình cho đến ngày cuối cùng ở Phòng Bầu dục.
“Tôi chưa có dự định gì trong vòng 10 năm. Nhưng tôi biết sẽ làm gì ngay sau khi Tổng thống kế nhiệm nhậm chức. Đó là tôi sẽ ngồi bên một bãi biển ở đâu đó nhâm nhi nước dừa”…
Theo Yến Chi/New York Times
An ninh Thủ đô
Tiết lộ thu nhập "khủng" của gia đình Clinton
Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton và cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton có mức thu nhập khoảng 140 triệu USD trong 8 năm qua.
Vợ chồng nhà Clinton (Ảnh AFP)
Số liệu thuế được công bố hôm 31/7 cho thấy, trong năm 2013, những bài phát biểu "sáu con số" đã giúp vợ chồng bà Clinton thu về gần 23 triệu USD.
Một số nguồn tin cho biết, giá của mỗi bài phát biểu của bà Clinton rơi vào khoảng 225.000 USD hoặc hơn, trong khi mức giá cho một bài phát biểu của cựu Tổng thống Bill Clinton là từ 125.000 USD tới 750.000 USD.
Bà Clinton, một trong những ứng viên của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, đã công bố các hoạt động kê khai thuế của gia đình trong giai đoạn từ 2007 tới 2014.
Nhóm vận động tranh cử của bà Clinton khẳng định quyết định công khai hoạt động tài chính là để thể hiện cam kết minh bạch mọi vấn đề của cựu Ngoại trưởng Mỹ.
Trước đó, bà Hillary Clinton từng gặp rắc rối với những câu hỏi cáo buộc bà sử dụng thư cá nhân để trao đổi các công việc kinh doanh khi giữ chức Ngoại trưởng Mỹ trong giai đoạn từ 2009 tới 2013.
Tổng thu nhập đã điều chỉnh của gia đình Clinton là 140 triệu USD. Con số này sau khi loại bỏ phần miễn trừ và tính thuế là 111 triệu USD.
Gia đình Clinton đã phải thanh toán các khoản thuế liên bang lên tới 43,9 triệu USD và đóng góp gần 15 triệu USD cho các hoạt động từ thiện.
Trong số khoản tiền đóng góp cho từ thiện, khoảng 200.000 USD được sử dụng thông qua Quỹ Gia đình Clinton. Đây là quỹ thường cung cấp các khoản tài trợ cho việc tổ chức các hội nghị trên toàn nước Mỹ.
Ví dụ, trong năm 2014, gia đình Clinton tạo ngân sách 3 triệu USD cho Quỹ Clinton nhưng đóng góp riêng từng khoản từ thiện như gửi 2.500 USD cho hỗ trợ Nhà thờ Armenian Apostolic, 20.000 USD cho Nhà thờ First United Methodist và 200 USD cho trường phổ thông trung học của ông Bill Clinton.
Tuy nhiên, sự giàu có của gia đình Clinton đang trở thành vấn đề bị các đối thủ trong cuộc đua tới Nhà Trắng "moi móc". Theo đó, các đối thủ thường nhằm vào việc làm thế nào để giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội Mỹ khi nhắc tới khoản tài sản của nhà bà Clinton.
Trong quá khứ, thu nhập của gia đình Clinton từng bị chững lại sau khi bà thất bại trước Tổng thống đương nhiệm Barack Obama trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Khi đó, thu nhập của gia đình Clinton là 21 triệu USD trong năm 2007 song đã giảm xuống chỉ còn 5 triệu USD trong năm 2008. Sau đó, vợ chồng Clinton đã mất vài năm để lấy lại "phong độ".
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Đảng Cộng hòa có ứng viên thứ 17 tranh cử Tổng thống Mỹ Ngày 29/7, ông Jim Gilmore, cựu Thống đốc bang Virginia, đã đệ trình các giấy tờ cần thiết lên Ủy ban Bầu cử Liên bang để chính thức ra tranh cử dưới tư cách ứng viên của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm sau. Cựu Thống đốc bang Jim Gilmore. (Ảnh: AFP) Với quyết định mới nhất...