Ông Obama làm tình nguyện viên đóng gói đồ ăn
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã làm tình nguyện viên đóng gói đồ ăn trong chuyến thăm một tổ chức từ thiện ở Washington nhân Ngày hoạt động cộng đồng quốc gia nhằm tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố 11/9.
Obama đóng gói đồ ăn cùng các tình nguyện viên.
Ông Obama đã tới thăm trụ sở của Food & Friends, một tổ chức từ thiện ở Washington D.C chuyên tài trợ các bữa ăn cho những người mắc bệnh hiểm nghèo, để tham gia một hoạt động cộng đồng hôm 11/9.
Tại Food & Friends, ông Obama đã đeo tạp dề và tham gia đóng gói các bữa ăn miễn phí cùng các tình nguyện viên khác của tổ chức.
Craig Shniderman, giám đốc điều hành của Food & Friends, cho hay chuyến thăm kéo dài 1 giờ của Tổng thống Mỹ thật “đặc biệt” và rất “xúc động”.
Video đang HOT
“Thật là một điều tuyệt vời khi Tổng thống Mỹ dành sự quan tâm cho những người hàng xóm tại Washington D.C và các khu vực lân cận”, ông Shniderman nói.
Ông Shniderman cho biết thêm, Tổng thống và các tình nguyện viện đá có một trải nghiệm thú vị. Các bữa ăn mà ông Obama giúp đóng góp sẽ được phân phát vào ngày 13 và 14/9.
Quốc hội Mỹ đã lấy ngày 11/9 hàng năm là Ngày hoạt động cộng đồng quốc gia và tưởng nhớ quốc gia nhằm tưởng niệm gần 3.000 nạn nhân của vụ khủng bố kinh hoàng.
Theo Dantri
Sổ liên lạc điện tử: Tiện ích hay móc túi tiền phụ huynh?
Năm học mới đã đến, cùng với niềm vui là bao nỗi lo toan của các bậc phụ huynh với nhiều khoản đóng góp có lý và những khoản đóng góp tưởng như có lý nhưng xét ra lại chẳng hợp lý chút nào.
Thuê bao tự nguyện 50.000/tháng
Buổi sáng tôi đến cơ quan, một đồng nghiệp có con đang học tại Trường tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình, Hà Nội) bức xúc với một thông báo của nhà trường về việc triển khai Sổ liên lạc điện tử. Cô kể về sự cần thiết của Sổ liên lạc điện tử đối với phụ huynh (mà nhà trường liệt kê), nào là: Biết được sự tập trung của con trên lớp, về tinh thần học tập, việc chấp hành kỷ luật, sự tiến bộ... cho đến việc... ăn có hết suất và cả việc nhà trường sẽ thông báo chuẩn bị bài vở, đồ dùng học tập cho đến con "được" nghỉ học do thời tiết, dịch bệnh và các bữa ăn bán trú ngày hôm sau... Trường cũng rất khéo khi yêu cầu phụ huynh phải viết đơn tự nguyện đóng khoản "tiền tin nhắn" này.
Nghe cô kể xong, cả phòng đều thắc mắc, tiện lợi thế thì sao cô phải bức xúc đến vậy, thì thái độ giận dữ của cô càng như thêm dầu vào lửa. Cô bảo: "Nếu ở lứa tuổi cấp 2, sự theo dõi này cũng có phần hợp lý, đằng này, con em mới học cấp 1, hầu hết phụ huynh đều trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm. Còn về kỷ luật, học sinh cũng chỉ trong khuôn viên nhà trường, có ăn hết suất hay không, cô có thông báo thì cũng chẳng thay đổi được. Lại còn vô lý nữa là nghỉ học do thời tiết thì được thông báo (Sao buồn cười thế, do thời tiết thì TV thông tin ra rả, chờ đến tin nhắn của nhà trường thì con em cũng đã đến trường trong thời tiết giá rét chỉ để nhìn được cái bảng thông báo của nhà trường chắc!). Đã thế, các chị có biết không, phí thu là 50.000đ/thuê bao/tháng?".
Đây mới là mấu chốt của vấn đề! Cả phòng trố mắt, lặng im giây lát - tất cả cùng đang tính nhẩm trong đầu 50.000đồng/thuê bao/tháng x 60 cháu (tính trung bình sỹ số hiện tại các trường tiểu học hiện nay tại các thành phố lớn). Một tháng nhà trường thu 3 triệu đồng - 9 tháng sẽ là 27 triệu/lớp, con số này nhân tiếp với số lớp trong 1 trường tiểu học sẽ cho ra một con số khổng lồ - là tiền túi của phụ huynh - không phải để đầu tư cho giáo dục - chỉ để biết con em mình hôm đó học hành, ăn ngủ ra sao, những điều hoàn toàn có thể trao đổi với giáo viên, đó vừa là trách nhiệm của nhà trường và phụ huynh, vừa là cách để tạo mối liên hệ cần thiết giữa hai môi trường giáo dục: ở trường và ở nhà.
Phụ huynh có con học Trường tiểu học Kim Đồng cho biết, có trường cũng đã triển khai Sổ liên lạc điện tử, nhưng chỉ ở mức giá 50 nghìn/học kỳ, không hiểu sao trường con của tôi lại thu cao đến thế? Vẫn biết nhà trường cũng có sự liên kết với các nhà mạng, nhà mạng cũng có sự cạnh tranh với nhau nên không thể nào có sự chênh lệch đến mức đó. Vậy nên việc thu tiền với giá cao thế này thì chỉ có thể từ Ban Giám hiệu nhà trường mà thôi. Thế nên, thiết nghĩ, nếu có triển khai, cũng phải là mức phí hợp lý chứ đừng móc túi phụ huynh kiểu như trường này. Nhà có điều kiện thì chẳng đáng gì, nhưng những gia đình bình thường hoặc có hoàn cảnh khó khăn thì đúng là khoản tiền không nhỏ. Đóng thì bực, mà không đóng thì lại sợ con sẽ bị "có vấn đề".
Năm học mới, học sinh tới trường với bao khoản phí đóng trên vai! (Ảnh minh họa)
Giao bài tập qua tin nhắn!
Việc triển khai Sổ liên lạc điện tử không còn là cá biệt của một số trường học, nó đang dần trở nên phổ biến ở nhiều trường học trên địa bàn cả nước với mức phí khác nhau. Một số trường tiến hành 1 - 2 học kỳ rồi phải bỏ vì vấp phải nhiều ý kiến phản đối của phụ huynh, một số trường khác vẫn đang thu nhưng đang có những sóng ngầm bức xúc trong phụ huynh chưa có cơ hội để bày tỏ.
Có trường còn oái oăm hơn khi ra chủ trương giao bài tập qua tin nhắn, trường hợp này phụ huynh không thể không tham gia. Chị Nguyễn Thị Chinh có con học ở một trường thuộc TP Hà Nội kể: Tối về con cứ phải hỏi: "Hôm nay con có bài tập gì?" - thế là tôi lại phải lấy điện thoại, mở tin nhắn để đọc cho con. Nhiều lúc, chị Chinh tự hỏi, đó có phải là cách để giáo dục tính tự giác học tập của con em mình không, hay vô hình trung, các con coi việc học hành là của bố mẹ, các con chỉ đang học hộ bố mẹ thôi? Chưa kể có những trường hợp hai vợ chồng thường xuyên đi công tác, tối nào cũng phải gọi điện liên tỉnh hay từ nước ngoài về đọc bài tập cho con à? Như vậy bố mẹ các cháu phải đóng 2 lần tiền giao bài tập à?".
Chị Chinh mong bày tỏ, không phải trò nào cũng cần phải thông báo, vậy nên, nếu cần thiết, ban phụ huynh cũng đã có một khoản thù lao cho các cô trong khoản quỹ phụ huynh khi có sự việc xảy ra. Với mức phí 500 nghìn đồng/tháng cũng đã là quá đủ.
Vậy, vai trò quản lý của Bộ GD-ĐT ra sao với vấn đề này, có nên coi đây giống như việc học và dạy thêm để có các hướng dẫn mang tính triệt để và thống nhất? Thiết nghĩ, các trường cũng nên cân nhắc, áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý giáo dục một cách hợp lý, hợp tình - đó mới là cái tâm của người làm làm công tác giáo dục!
Kim Dung
Theo Dantri
Những sao Hàn nổi danh lận đận Có rất nhiều diễn viên tên tuổi mà bạn không ngờ tới, lại phải trải qua rất nhiều khó khăn trước khi được công nhận tài năng thực sự. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng rất nhiều ngôi sao đình đám ở xứ sở kim chi đã không ngay lập tức trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm, thành...