Ông nông dân tỉnh Phú Yên nuôi 40 vạn con ốc gì mà vớt 1 rổ lên khách đến xem trầm trồ thán phục?
Nhưng năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Ea Bar, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả cao. Trong các mô hình chuyển đổi nổi bật là mô hình nuôi ốc nhồi giống và ốc nhồi thịt thương phẩm.
Ông Trần Văn Hoan, hội viên nông dân thôn Chư Blôi (Ea Bar, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) là người đưa con ốc nhồi (hay còn gọi là ốc bươu đen) về nuôi đầu tiên tại xã Ea Bar.
Năm 2019, được tham quan các mô hình phát triển kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk, thấy việc nuôi ốc nhồi đặc sản phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, ông Hoan mua con ốc nhồi giống về nuôi thử nghiệm.
Ông Trần Văn Hoan (đứng giữa), xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc nhồi đặc sản với các hộ dân trong xã. Ảnh: Y BÔNG
Bắt đầu từ những cặp ốc nhồi bố mẹ, ông vừa nuôi, vừa học hỏi kỹ thuật nuôi ốc nhồi qua mạng internet, sách, báo.
Sau 6 tháng, đàn ốc nhồi phát triển nhanh, trừ chi phí trung bình 1.000m2 ao nuôi ốc nhồi cho lãi từ 70-80 triệu đồng.
Video đang HOT
Từ thành công bước đầu, ông Hoan đã chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc nhồi với các hộ nông dân trong thôn, xã Ea Bar.
Ông Hoan làm việc này với mong muốn nhân rộng mô hình nuôi ốc đặc sản để cùng nhau làm giàu. Hiện gia đình ông đang nuôi 40 vạn con ốc nhồi bố mẹ trên diện tích ao 2.000m.
Theo ông Hoan, nuôi ốc nhồi vốn đầu tư ít, đầu ra ổn định, dễ nuôi, thích nghi tốt với điều kiện nuôi trong ao, hồ tự nhiên.
Ao nuôi ốc nhồi đặc sản cần đắp đất, trồng cỏ kín xung quanh ao, mặt nước thả bèo. Đến giai đoạn sinh sản, ốc nhồi chọn các điểm nhiều bèo để đẻ trứng. Thời gian sinh trưởng của ốc nhồi khoảng 2 tháng. Đầu ra hiện tại cho ốc nhồi của ông Hoan là thị trường Đà Nẵng và Hà Nội.
Ngoài nuôi ốc nhồi thương phẩm, ông Hoan còn cho ấp trứng ốc nhồi để tạo nguồn ốc giống nhân ra diện tích ao nuôi ốc nhồi của gia đình.
Trước khi tiến hành thả ốc nhồi giống, ao hồ nuôi cần được nạo vét sạch. “Ốc nhồi có sức đề kháng tốt, dễ chăm sóc, chỉ cần nguồn nước tự nhiên sạch là có thể nuôi tốt. Thức ăn của ốc nhồi hoàn toàn là bèo tấm, lá cây, các loại rau, củ, quả dễ tìm. Chính vì vậy, nuôi ốc nhồi có chi phí đầu tư thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao”, ông Hoan nói.
Ông Ksor Y Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Bar, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) cho biết: “Mô hình nuôi ốc nhồi của gia đình ông Trần Văn Hoan là một mô hình kinh tế mới, rất có triển vọng ở địa phương, được nhiều bà con trong và ngoài xã đến tham quan và học hỏi”.
Chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền và nhân dân
Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh hiện có gần 56.000 hội viên, trong đó có hơn 14.000 hội viên là đảng viên.
Cán bộ, hội viên CCB luôn phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ tham gia hiệu quả công tác ở cơ sở, thực sự là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, góp phần xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị vững mạnh.
CCB Vi Văn Đạo (xã Dân Chủ, TP Hạ Long) tham gia dọn vệ sinh môi trường ở thôn vào thứ 7 hằng tuần.
Sau 2 năm tham gia lớp đào tạo cán bộ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở tại Trung đoàn 244 (Bộ CHQS tỉnh), năm 2007 CCB Vi Văn Đạo (SN 1985, xã Dân Chủ, TP Hạ Long) được cấp ủy, chính quyền địa phương phân công làm Chỉ huy phó Ban CHQS xã, tiếp đến là Chủ tịch Hội CCB xã Dân Chủ cho đến nay. Dù ở cương vị nào, CCB Vi Văn Đạo cũng sát sao với công việc, khắc phục khó khăn, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được cấp trên giao. Nhiệm kỳ 2020-2022, CCB Vi Văn Đạo được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn 1 (xã Dân Chủ).
Sinh ra và lớn lên ở địa phương, hiểu được phong tục, tập quán, tâm tư, nguyện vọng của người dân ở đây, Bí thư, Trưởng thôn Vi Văn Đạo có nhiều lợi thế khi vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của cấp trên, từng bước xóa bỏ những hủ tục, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. CCB Vi Văn Đạo chia sẻ: Khi mới được giao trọng trách, tôi không khỏi cảm thấy áp lực. Song tôi luôn tâm niệm, bà con đã tin tưởng ủng hộ thì phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin ấy. Xã Dân Chủ gần 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn, nên giúp được việc gì cho bà con tôi đều cố gắng làm.
CCB Vi Văn Đạo còn đi đầu trong việc đóng góp ngày công tham gia xây dựng bồn trồng cây cảnh trên trục đường chính dẫn vào thôn dài khoảng 1.000m; bê tông hóa gần 6km tuyến đường trục chính, đường ngõ xóm. Nhờ đó, diện mạo của thôn ngày càng khang trang, sạch, đẹp.
Từ năm 2015 đến nay có hơn 8.500 hội viên CCB tham gia công tác chính quyền từ cấp huyện, cấp xã đến trưởng thôn, bản, khu phố, tổ trưởng dân phố. Trong đó có 25 đồng chí là lãnh đạo cấp huyện; 341 đồng chí là chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND cấp xã; 2.413 đồng chí đại biểu HĐND các cấp... Nhiệm kỳ 2020-2022, có 1.458 hội viên CCB được tín nhiệm bầu vào cấp ủy đảng ở thôn, bản, khu phố. Điều này thể hiện sự tín nhiệm của nhân dân cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương đối với các cán bộ, hội viên CCB.
CCB Hà Thanh Hiên, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn 13 (xã Hạ Long, huyện Vân Đồn) nắm tình hình phát triển kinh tế của các hộ dân trong thôn.
Các cán bộ, hội viên CCB gương mẫu tham gia công tác bảo đảm ANTT. Toàn tỉnh hiện có 66 CCB là trưởng công an xã; 780 CCB là công an viên; 1.687 CCB là ủy viên bảo vệ dân phố. Những năm qua, các CCB cùng với nhân dân cung cấp hành nghìn tin có giá trị, giúp lực lượng công an phá án, ngăn ngừa tội phạm; tham gia tuần tra bảo vệ ANTT; giúp đỡ cảm hoá 175 người lầm lỗi... Qua đó góp phần ngăn chặn, hạn chế, giảm thiểu các tai, tệ nạn xã hội, xây dựng cuộc sống bình yên ở khu dân cư.
Hội viên CCB đi đầu trong thực hiện các phong trào "Cựu chiến binh Quảng Ninh chung sức, chung lòng giúp nhau giảm nghèo bền vững", "Cựu chiến binh Quảng Ninh chung tay xây dựng nông thôn mới". Đến nay, toàn tỉnh có 237 tổ tiết kiệm do CCB làm tổ trưởng, đã hỗ trợ 6.394 hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất. Hội CCB cấp cơ sở đăng ký đảm nhiệm 43 mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Các cán bộ, hội viên CCB gương mẫu hiến đất, hiến kế, đóng góp ngày công trong xây dựng nông thôn mới. 5 năm qua, cán bộ, hội viên CCB đã tham gia 70.554 ngày công, đóng góp 15.054 triệu đồng để làm mới, sửa chữa, nâng cấp trên 84km đường giao thông nông thôn, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn.
CCB Hà Thanh Hiên, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn 13 (xã Hạ Long, huyện Vân Đồn), chia sẻ: Chi bộ đã họp bàn giải pháp nhằm ổn định đời sống nhân dân trong thôn. Cụ thể, ban hành nghị quyết lãnh đạo về phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, tiểu thủ công nghiệp... Đồng thời, giao cho các tổ chức đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện để nghị quyết sớm đi vào cuộc sống. Đến nay, toàn thôn không còn hộ nghèo, 97% số hộ dân có nhà ở kiên cố, thu nhập bình quân đạt 90 triệu đồng/người/năm.
Lực lượng vũ trang tỉnh thực hiện hiệu quả công tác dân vận Những năm qua, song song với thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã chủ động phối hợp với các lực lượng triển khai phong trào thi đua "Dân vận khéo" thông qua nhiều hoạt động giúp Nhân dân kịp thời, thiết thực. Hình ảnh bộ đội căng mình giúp Nhân dân trong thiên...