Ông Nguyễn Tử Quảng: Chỉ cần 5 doanh nghiệp công nghệ mũi nhọn đóng vai trò dẫn dắt, Việt Nam sẽ thực sự phát triển nhờ khoa học công nghệ!
CEO BKAV đánh giá tình hình phát triển công nghệ ở Việt Nam dù còn nhiều khó khăn, nhưng nếu vận dụng đúng cách, các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh với các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Việt Nam đang đứng trước những tác động lớn của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ông Cao Đức Phát, Phó trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh tạo Toạ đàm chuyên đề “Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực viễn thông”, sáng 14/11.
Ông nhận xét đây là cơ hội mang tính quyết định, đầy thách thức của Việt Nam. Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, trong đó, đẩy mạnh việc xây dựng cơ chế, thể chế để giúp công nghệ thông tin phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới sáng tạo…
Ông Phát cho biết Đề án quốc gia về “Chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuôc Cach mang Công nghiêp lân thư 4 cua Viêt Nam” do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì dư kiên hoan thanh vao Quy IV năm 2018.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Tử Quảng, CEO BKAV cho rằng trong cuộc chơi công nghệ, luôn có cơ hội để cạnh tranh với các tập đoàn lớn toàn cầu.
Phân tích thị trường smartphone Trung Quốc, ông Quảng cho biết năm 2012, Samsung là nhà sản xuất có thị phần đứng thứ nhất tại đây, nhưng điều này đã thay đổi vào năm 2018. “Hiện giờ các công ty nội địa Trung Quốc chiếm ưu thế, Samsung chiếm chưa đến 1% thị phần”, ông Quảng nói.
Video đang HOT
Điều này được ông nhận xét là khó tin nhưng có thật. Các thương hiệu điện thoại Trung Quốc không chỉ chiếm lại thị phần nội địa và còn bành trướng thị trường thế giới, trước những tên tuổi lớn như iPhone, Samsung…
Tại Việt Nam, số liệu của BKAV cho thấy Samsung hiện đang dẫn đầu thị phần với 41%, Oppo là 23%, iPhone là 8,9% và phần còn lại phần lớn là do các công ty Trung Quốc khác nắm giữ.
Ông Quảng cho biết nếu doanh nghiệp trong nước không vào cuộc, sớm hay muộn, thị trường smartphone Việt Nam sẽ do doanh nghiệp Trung Quốc chiếm ưu thế.
Để vươn lên nắm giữ thị trường nội địa và đi xa hơn là bài toán toàn cầu, nhìn từ bài học của các doanh nghiệp Trung Quốc, ông Quảng cho rằng họ đang thắng thế nhờ sản phẩm chất lượng vừa phải và giá rẻ.
Như vậy, khi vận dụng, đối với các thương hiệu lớn, nổi tiếng, doanh nghiệp trong nước cần tạo ra sản phẩm tương đương nhưng có giá cạnh tranh hơn. Đối với các sản phẩm từ Trung Quốc thì chiến lược phải là tốt hơn về chất lượng, giá cả dù đắt hơn nhưng không quá đắt.
“Rõ ràng người Việt Nam đều hiểu nếu chúng ta làm nghiêm túc, sản phẩm sẽ tốt hơn Trung Quốc và được ưa chuộng hơn”, ông nói.
Điều này, theo ông, có thể làm được nếu doanh nghiệp trong nước sở hữu được công nghệ lõi. Việc nhập khẩu rồi làm thương mại, có thể là một hướng đi của một bộ phận doanh nghiệp, nhưng về lâu dài, hoạt động này không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất. Việc tham gia vào quá trình sản xuất, cũng giúp doanh nghiệp có thêm giá trị gia tăng, tức nằm phần trên của đường cong nụ cười.
“Cần phải đầu tư bài bản vào quá trình nghiên cứu, phát triển từ gốc, từ đó mới đổi mới sáng tạo, làm ra được sản phẩm xuất sắc với giá cả tốt”, ông Quảng nhìn nhận và cho rằng nếu biết vận dụng đúng cách, doanh nghiệp trong nước có thể thực sự cạnh tranh với các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Theo ông, đất nước chỉ cần đầu tư vào 5 doanh nghiệp mũi nhọn, mỗi doanh nghiệp dẫn dắt một lĩnh vực thì Việt Nam sẽ thực sự phát triển dựa vào khoa học công nghệ. Điều này tương tự Hàn Quốc khi nước này có trong tay những Samsung, LG…
Thông báo một tin khá vui, Thứ trưởng Bộ KHCN Trần Văn Tùng cho biết Luật chuyển giao công nghệ vừa được thông qua quy định: nếu kết quả nghiên cứu của cá nhân, doanh nghiệp sử dụng tiền túi có giá trị và có thể phổ biến rộng rãi sẽ được Nhà nước mua lại và yêu cầu các đơn vị sự nghiệp sử dụng. Điều này, nhằm khích lệ, khuyến khích người dân tham gia phát triển công nghệ.
Theo GenK
Bkav hợp tác với Đại học Bách Khoa, sẵn sàng cho Bphone mới
Việc ký kết giúp công ty sản xuất Bphone có thêm tiềm lực sẵn sàng cho những công nghệ mới, có thể ứng dụng vào smartphone trong tương lai.
Ngày 19/12, công ty công nghệ Bkav ký kết hợp tác nghiên cứu với Viện điện tử Đại học Bách Khoa Hà Nội (SET), mở đầu cho các thỏa thuận hợp tác chiến lược tiếp theo giữa Bkav với các Khoa và Viện nghiên cứu của trường.
Không chỉ trong lĩnh vực an ninh mạng, từ nhiều năm nay, Bkav đã mở rộng các lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất sang smarthome, smartphone.
"Đại học Bách Khoa Hà nội với đầy đủ lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo từ toán học, vật lý, hay cơ khí, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, tự động hóa... là một đối tác quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp công nghệ nào. Đặc biệt là để sản xuất ra chiếc điện thoại như Bphone, chúng tôi sẽ cần sử dụng tri thức của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ này", ông Nguyễn Tử Quảng, CEO Bkav chia sẻ.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Thanh, Viện trưởng viện Điện tử viễn thông - Đại học Bách Khoa, nhận định: "Việc hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài là chiến lược của nhà trường để nâng cao năng lực khoa học công nghệ. Đây là mô hình tốt và việc ký thỏa thuận hôm nay là bước khởi đầu để chúng tôi cùng nhau đưa sản phẩm của Bkav với những công nghệ tốt hơn nữa đến với người tiêu dùng Việt Nam".
Bkav lần đầu công bố Bphone vào tháng 5/2015. Đến tháng 8/2017, họ ra mắt Bphone thế hệ hai với giá 9,7 triệu đồng. Dự kiến trong quý I/2018, công ty này sẽ tiếp tục trình làng một phiên bản Bphone mới với mức giá tầm trung. Ông Đào Ngọc Chiến, Phó vụ trưởng Vụ Công nghệ cao - Bộ Khoa học và Công nghệ, đánh giá cao Bkav đã chủ động từ khâu thiết kế, chế tạo, sản xuất, hoàn thiện cả phần cứng lẫn phần mềm cho Bphone.
Châu An
Theo VNE
Bphone 3, Nguyễn Tử Quảng, Bkav, Việt Nam là những từ khoá hot nhất trên mạng vừa qua Bphone, Bphone 3, Nguyễn Tử Quảng , Bkav, Việt Nam là những từ khoá nổi bật nhất trên Google Trends lúc này, cũng là thời điểm Tập đoàn công nghệ Bkav ra mắt smartphone Bphone thế hệ thứ ba. Google Trends là công cụ của Google cho biết những từ khoá nào đang được tìm kiếm nhiều nhất trên Google, kể cả theo...