Ông Nguyễn Đức Chung xin được nộp số tiền khắc phục hậu quả
Khi CQĐT xác định rõ phần thiệt hại, ông Nguyễn Đức Chung chịu trách nhiệm và xin được liên hệ với gia đình thu xếp nộp số tiền này để khắc phục hậu quả.
CQĐT Bộ Công an đề nghị truy tố các ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội), Nguyễn Trường Giang (cựu Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic) và Võ Tiến Hùng (cựu TGĐ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo lời khai của ông Nguyễn Đức Chung, ông có mối quan hệ xã hội với Nguyễn Trường Giang, gặp Giang từ dịp tết dương lịch năm 2016 khi bị can này đến nhà ông chơi với con trai của cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Về việc mua chế phẩm Redoxy 3C, ông Chung khai, thời điểm đó ông có trao đổi với bị can Võ Tiến Hùng: Một là Công ty Thoát nước Hà Nội liên hệ trực tiếp mua; hai là Công ty Thoát nước phối hợp với Công ty Hapro mua; ba là nhờ luôn chỗ Giang mua.
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Sau đó, ông Hùng báo cáo ông Chung rằng, phương án để Công ty Thoát nước Hà Nội trực tiếp mua chế phẩm Redoxy 3C có vướng mắc vì phải mở tài khoản ngoại tệ.
Thứ hai, Công ty Thoát nước Hà Nội không có bộ phận kinh doanh; thứ ba là vướng mắc về vốn và nhân lực.
Video đang HOT
Hơn nữa, theo Nghị định 130 của Chính phủ, không có cơ chế đặt hàng sản phẩm dịch vụ công ích đối với doanh nghiệp nước ngoài.
Còn về phương án mua chế phẩm qua Công ty Hapro vẫn mắc phải nhiều thủ tục phức tạp mà chi phí lại cao. Vì vậy ông Hùng nhờ ông Chung trao đổi để Giang mua hộ.
Theo lời khai của cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, sau đó ông gọi điện cho Giang nói: Nếu phía Công ty Thoát nước nhờ mua chế phẩm Redoxy 3C thì cháu liên hệ mua giúp.
Ông Chung xin chịu trách nhiệm về việc chỉ đạo các đơn vị và các cá nhân thực hiện mua chế phẩm Redoxy 3C để phục vụ công tác thử nghiệm.
Tuy nhiên, chỉ là đối với 2 hợp đồng đầu tiên (với trị giá khoảng 6,7 tỷ đồng). Còn các hợp đồng sau, do đã được Thường trực Thành ủy Hà Nội nhất trí cho mua Redoxy 3C và giao cho Ban cán sự Đảng UBND TP thực hiện, ông Nguyễn Đức Chung không nhận trách nhiệm về các hợp đồng này.
Khi CQĐT xác định rõ phần thiệt hại, ông Chung xin chịu trách nhiệm và xin được liên hệ với gia đình thu xếp nộp số tiền này để khắc phục hậu quả và khẳng định, đây là việc làm vì cái chung, ông không chỉ đạo cấp dưới phải làm sai.
Tại CQĐT, ông Nguyễn Đức Chung cũng tha thiết đề nghị CQĐT xem xét không xử lý tiếp các cán bộ sở ngành và Công ty Thoát nước (cả cán bộ đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu);
Đề nghị CQĐT tạo điều kiện cho họ một cơ hội để công tác, gia đình yên ổn.
Ông Nguyễn Đức Chung thừa nhận việc can thiệp, gây sức ép, ép buộc, đe dọa và chỉ đạo Chánh thanh tra TP và Đoàn Thanh tra liên ngành phải ban hành kết luận thanh tra không đúng sự thật là việc làm sai.
Bị can có các ý kiến chỉ đạo như vậy xuất phát từ việc thấy anh em ở Công ty Thoát nước, Sở Xây dựng và các Sở ban ngành có liên quan làm việc rất vất vả; cũng vì cái chung nên muốn bảo vệ, nói đỡ cho mọi người để không bị kiến nghị xử lý trách nhiệm.
Đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Chung vụ mua chế phẩm Redoxy 3C
Ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội bị đề nghị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" trong vụ mua chế phẩm Redoxy 3C.
Ngày 14/8, theo nguồn tin của phóng viên Dân trí , Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an vừa ra kết luận điều tra, đồng thời đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Võ Tiến Hùng, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước Hà Nội); Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic, cùng về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Theo tài liệu điều tra, Hà Nội có kế hoạch nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Theo đó, cơ quan chức năng TP Hà Nội đã có nhiều chương trình thử nghiệm xử lý ô nhiễm nước sông, mương, hồ. Cuối năm 2015, Công ty Thoát nước Hà Nội đã có tổng kết, đề nghị các sở, ngành báo cáo UBND TP cho nhân rộng nhưng UBND TP Hà Nội không có ý kiến phản hồi.
Bị can Nguyễn Đức Chung.
Tháng 8/2016, bị can Nguyễn Đức Chung đã kết luận và ra văn bản 308 chỉ đạo mua chế phẩm Redoxy 3C trực tiếp từ hãng Watch Water GmbH để làm sạch ao, hồ của TP Hà Nội. Tuy nhiên, ông Chung lại chỉ đạo miệng bị can Võ Tiến Hùng mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic, không mua trực tiếp từ hãng Watch Water GmbH như chỉ đạo bằng văn bản.
Tháng 5/2016, bị can Nguyễn Đức Chung cử đoàn công tác đi Đức để làm việc, đàm phán, đặt hàng với Watch Water GmbH và quyết định lựa chọn chế phẩm Redoxy 3C để làm sạch ao, hồ của TP Hà Nội. Do đó, bị can Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu dừng việc xử lý ô nhiễm nước hồ theo công nghệ cũ khi chưa thực hiện thử nghiệm (quy trình thử nghiệm xử lý ô nhiễm nước hồ theo đề án trước đây quy định phải thử nghiệm 12 tháng) và chưa có cơ quan có thẩm quyền đánh giá tính hiệu quả của chế phẩm Redoxy 3C.
Trong giai đoạn này, dù không phải là cán bộ của UBND TP Hà Nội nhưng trong suốt quá trình đi thăm, làm việc, khảo sát, trao đổi, đàm phán với ông Deepak Chopra - Tổng Giám đốc Công ty Watch Water GmbH (Cộng Hòa liên bang Đức) để sản xuất, sử dụng chế phẩm Redoxy 3C, bị can Nguyễn Trường Giang đã được bị can Nguyễn Đức Chung cử đi cùng như cán bộ của UBND TP Hà Nội. Điều này để tạo vị thế cho bị can Giang đối với ông Deepak Chopra, các cơ quan, đơn vị của TP Hà Nội. Từ đó, bị can Giang có vị thế ký độc quyền, nhập khẩu từ Watch Water GmbH và bán cho UBND TP Hà Nội chế phẩm Redoxy 3C do chính UBND TP Hà Nội đặt hàng.
Về động cơ thực hiện hành vi phạm tội của ông Chung, theo kết luận điều tra, Công ty Arktic do bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ bị can Chung) bỏ 100% vốn (5 tỉ đồng) và làm thủ tục thành lập lấy tên con trai (Nguyễn Đức Hạnh) tham gia đứng tên trong Giấy đăng ký kinh doanh. Sau đó bà Hoa, nhờ bà Nguyễn Thị Bích Hằng đứng tên sở hữu 40% vốn điều lệ thay cho gia đình bị can Chung, còn bị can Nguyễn Trường Giang đứng tên sở hữu 60% vốn điều lệ.
Vì vậy, bị can Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic để Công ty Arktic được hưởng khoản lợi nhuận gộp không chính đáng số tiền hơn 36 tỉ đồng. Đồng thời, bị can Nguyễn Đức Chung yêu cầu bị can Giang lấy số tiền lợi nhuận từ Công ty Arktic tặng quà, tài trợ cho một số cơ quan, tổ chức nhằm đánh bóng hình ảnh, tên tuổi, phục vụ mục đích cá nhân của bị can Chung (Bệnh viện Xanh Pôn; Ban quản lý phố cổ Hà Nội; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Ba Đình; UBND tỉnh Sơn La; huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ; Trường Đại học FPT...).
Kết luận điều tra cho rằng, có đủ căn cứ xác định bị can Nguyễn Đức Chung là người chủ mưu trong việc dừng sử dụng hóa chất cũ để mua hóa chất mới; chỉ đạo bằng văn bản tiêu thụ độc quyền chế phẩm Redoxy 3C đã được hãng Watch Water GmbH đồng ý bán với giá 8,5 Euro/1 kg, mang lại lợi ích cho TP.
Tuy nhiên, bị can Nguyễn Đức Chung lại chỉ đạo miệng bị can Võ Tiến Hùng làm trái pháp luật mua qua Công ty Arktic (với giá 295.000 đồng/1 kg đến 326.000 đồng/1 kg), mang lại lợi ích không chính đáng cho Công ty Arktic (gia đình bị can Chung sở hữu 40% vốn điều lệ); can thiệp việc tạm ứng, thanh tra, tạo thuận lợi, bao che trong việc Công ty Arktic mua, bán chế phẩm Redoxy 3C.
Theo kết luận điều tra, việc Công ty Arktic làm thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp lần thứ 3 từ Nguyễn Đức Hạnh sang bị can Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Thị Bích Hằng (26/7/2016), lần thứ 6 chuyển trụ sở ra khỏi Siêu thị Minh Hoa của gia đình bị can Chung là thủ đoạn trốn tránh trách nhiệm.
Ông Nguyễn Đức Chung "giúp" công ty gia đình hưởng lợi 36 tỷ đồng Ông Nguyễn Đức Chung bị cáo buộc chỉ đạo sai quy định trong thương vụ mua chế phẩm Redoxy 3C, "giúp" công ty gia đình ông Chung hưởng lợi không chính đáng hơn 36 tỷ đồng. Ngày 14/8, theo nguồn tin của phóng viên Dân trí , Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất bản kết luận điều...