Ông Netanyahu hứng thêm sức ép từ Mỹ, Palestine có tân thủ tướng
Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer đã kêu gọi tổ chức các cuộc bầu cử mới ở Israel, sau khi chỉ trích gay gắt Thủ tướng Benjamin Netanyahu là ‘một trở ngại cho hòa bình’.
Ông Schumer đã ủng hộ Israel từ lâu. Ông cũng là quan chức cấp cao nhất gốc Do Thái được bầu chọn ở Mỹ.
Phát biểu trước Thượng viện Mỹ hôm 14.3, ông nói rằng chính phủ của ông Netanyahu “không còn phù hợp với nhu cầu của Israel”, sau 5 tháng kể từ khi nước này triển khai các đòn tấn công trên khắp Dải Gaza nhằm đáp trả cuộc oanh tạc ngày 7.10.2023 của lực lượng Hamas, Reuters đưa tin.
Ông Netanyahu hứng thêm sức ép từ Mỹ
“Điều quan trọng là người Israel được quyền lựa chọn. Cần phải có một cuộc tranh luận mới về tương lai của Israel sau ngày 7.10.2023 [...] Theo tôi, điều đó được thực hiện tốt nhất bằng cách tổ chức một cuộc bầu cử”, ông nhấn mạnh.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu phát biểu ở Jerusalem hồi tháng 2. Ảnh REUTERS
Ông Schumer cho rằng sẽ là một “sai lầm nghiêm trọng” đối với Israel nếu nước này từ chối giải pháp hai nhà nước, đồng thời kêu gọi các nhà đàm phán trong cuộc xung đột Hamas – Israel làm mọi cách có thể để đảm bảo lệnh ngừng bắn, giải phóng con tin và đưa viện trợ vào Gaza.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói rằng ông Schumer đã thông báo trước cho Nhà Trắng về bài phát biểu: “Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền của ông ấy, [ông ấy] được nói những nhận xét đó và tự mình quyết định những gì bản thân sẽ nói trước Thượng viện”.
Khi được hỏi liệu Washington có cho rằng Israel nên tổ chức bầu cử sau chiến tranh hay không, ông Kirby nói: “Điều đó tùy thuộc vào người Israel”.
Trước các phát biểu trên, người phát ngôn của văn phòng thủ tướng Israel cho biết “hiện tại chưa có bình luận nào” được đưa ra.
Số khu định cư Israel trên đất chiếm đóng tại Palestine mở rộng ở mức kỷ lục
Ngoài ra, ông Schumer cũng chỉ trích những người Palestine ủng hộ Hamas và nói rằng Tổng thống Palestine Mahmud Abbas cũng nên từ chức.
“Để có bất kỳ hy vọng hòa bình nào trong tương lai, ông Abbas phải từ chức và được thay thế bởi một thế hệ lãnh đạo Palestine mới, những người sẽ nỗ lực hướng tới đạt được hòa bình với một Nhà nước Do Thái”, ông Schumer nói.
Bài phát biểu của ông Schumer phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng ở Washington đối với Thủ tướng Netanyahu liên quan việc nhiều dân thường Palestine chết trong các đợt tấn công, cũng như việc vận chuyển viện trợ ở Gaza bị cản trở.
Trong diễn biến khác, hãng thông tấn Wafa đưa tin Tổng thống Palestine hôm 14.3 đã bổ nhiệm ông Mohammed Mustafa, một cố vấn lâu năm về các vấn đề kinh tế, làm thủ tướng.
Việc bổ nhiệm ông Mustafa diễn ra chưa đầy ba tuần sau khi người tiền nhiệm của ông là ông Mohammed Shtayyeh từ chức.
Liên Hiệp Quốc: Nhiều trẻ em thiệt mạng ở Gaza hơn bốn năm xung đột toàn cầu
Tân Thủ tướng 69 tuổi hiện phải đối mặt với nhiệm vụ thành lập một chính phủ mới cho chính quyền Palestine, nơi có quyền lực hạn chế ở một số khu vực ở Bờ Tây do Israel chiếm đóng.
Ông Mustafa từng giữ chức phó thủ tướng phụ trách các vấn đề kinh tế, là thành viên trong hội đồng quản trị tại Quỹ đầu tư Palestine và làm việc ở một số vị trí cấp cao tại Ngân hàng Thế giới (WB).
Thủ tướng Israel lần đầu hé lộ kế hoạch đặc biệt ở Gaza
Thủ tướng Benjamin Netanyahu lần đầu tiên trình bày kế hoạch chính thức cho giai đoạn hậu xung đột Israel - Hamas trên Dải Gaza.
Theo tài liệu được trình bày trước nội các an ninh Israel vào ngày 22-2 và được Reuters tiếp cận ngày 23-2, Israel sẽ duy trì quyền kiểm soát an ninh đối với toàn bộ vùng đất phía Tây của Jordan, bao gồm khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng và Gaza - vốn là những vùng lãnh thổ mà người Palestine muốn thành lập một nhà nước độc lập.
Trong các mục tiêu dài hạn được liệt kê, Thủ tướng Netanayhu bác bỏ việc "đơn phương công nhận" nhà nước Palestine. Ông nói rằng một thỏa thuận với người Palestine sẽ chỉ đạt được thông qua đàm phán trực tiếp giữa hai bên. Tuy nhiên, ông không nêu rõ bên đàm phán Palestine là ai.
Đối với Gaza, Thủ tướng Netanyahu coi "phi quân sự hóa" và "phi cực đoan hóa" là những mục tiêu cần đạt được trong trung hạn. Ông không nói rõ giai đoạn trung gian này sẽ bắt đầu khi nào và kéo dài bao lâu. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh "phi quân sự hóa hoàn toàn" là điều kiện để tái thiết Gaza.
Thủ tướng Netanyahu đồng thời đề xuất Israel hiện diện tại vùng biên giới Gaza - Ai Cập ở phía Nam của Gaza, cũng như hợp tác với Ai Cập và Mỹ trong khu vực này để ngăn chặn buôn lậu.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu ngày 22-2 trình bày kế hoạch chính thức cho giai đoạn hậu xung đột Israel-Hamas trên Dải Gaza. Ảnh: Reuters
Nhằm thay thế quyền kiểm soát của Hamas ở Gaza và duy trì trật tự công cộng, Thủ tướng Netanyahu đề nghị hợp tác với các đại diện địa phương, "những người không có bất kỳ mối liên hệ nào với các quốc gia hoặc các nhóm vũ trang".
Ông đồng thời kêu gọi đóng cửa Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hiệp Quốc (LHQ) dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) và thay thế cơ quan này bằng các nhóm viện trợ quốc tế khác.
Người phát ngôn của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, ông Nabil Abu Rudeineh, khẳng định với Reuters rằng đề xuất nêu trên của Thủ tướng Netanyahu "chắc chắn sẽ thất bại", tương tự mọi kế hoạch của Israel nhằm thay đổi thực tế địa lý và nhân khẩu học ở Gaza.
"Nếu thực sự quan tâm đến thiết lập an ninh và ổn định trong khu vực, thế giới phải chấm dứt việc Israel chiếm đóng đất của người Palestine và công nhận một nhà nước Palestine độc lập với Jerusalem là thủ đô" - ông nhấn mạnh.
Người Palestine kiểm tra một ngôi nhà bị Israel tấn công ở TP Rafah, phía Nam của Dải Gaza, vào ngày 16-2. Ảnh: Reuters
Tổng thống Biden thất vọng khi Israel từ chối yêu cầu của Mỹ ở Gaza Trang Axios đưa tin việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ chối thực hiện các yêu cầu của Mỹ liên quan hoạt động quân sự ở Dải Gaza đang khiến Tổng thống Joe Biden và các quan chức cấp cao khác ngày càng thất vọng. Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) với Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Tel Aviv ngày 18/10/2023. Ảnh: The...