Ông Michael Louis Rosen “tháo chạy” khỏi GTN?
Sau khi thoái hết vốn tại CTCP GTNFoods (mã: GTN), ông Michael Louis Rosen – Tổng giám đốc đã nộp đơn từ nhiệm và đã được HĐQT thông qua.
Theo đó, kể từ ngày 22/10/2018, ông Micheal chính thức không còn là Tổng giám đốc và cho tới khi HĐQT chính thức bổ nhiệm nhân sự mới, ông Nguyễn Hồng Anh, thành viên Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc sẽ đảm nhiệm các công việc điều hành của công ty.
Trước khi nộp đơn xin từ chức vào ngày 6/10, ông Michael đã thực hiện bán hết toàn 3,65 triệu cổ phiếu GTN còn lại, sau khi bán thành công 3,5 triệu cổ phiếu GTN trong tháng 3/2018 để thu xếp nguồn lực đầu tư vào công ty đồ uống của riêng mình, đưa tỷ lệ sở hữu tại GTN về 0%.
Giao dịch được thực thực hiện theo phương thức thỏa thuận ngày trong phiên sáng ngày 5/10, mức giá 12.000 đồng/cp. Với mức giá này, Tổng giám đốc GTNFoods thu về gần 44 tỷ đồng.
Ông Michael (sinh năm 1956) là người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng GTNfoods, huy động nguồn vốn đối với doanh nghiệp cho các thương vụ Vinatea, Vilico. Đồng thời cùng GTNfoods thực hiện bước đi cải tổ tại các doanh nghiệp Nhà nước này.
Trước đó ông từng có thời điểm làm Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn PAN cũng như giám đốc chiến lược CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI).
Video đang HOT
Đáng chú ý, ngay trước khi từ nhiệm tại PAN, ông Micheal cũng có động thái bán toàn bộ số cổ phần nắm giữ tại đây, tuy nhiên chỉ bán được 1,76 triệu cổ phần trên tổng số 1,88 triệu cổ phần nắm giữ, số còn lại không bán được do bị phong tỏa.
Về GTNFoods, năm 2018 Công ty đặt kế hoạch lợi nhuận 300 tỷ với lãi sau thuế cho cổ đông công ty mẹ là 165 tỷ. Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế hợp nhất Công ty đạt 92,54 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với nửa đầu năm ngoái, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 24,3 tỷ đồng, tương đương 14,7% chỉ tiêu năm.
Trên thị trường chứng khoán, sau khoảng thời gian tăng nóng, cổ phiếu GTN đang trong giai đoạn điều chỉnh. Hết phiên 23/10, thị giá ở mức 10.600 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường khoảng 2.650 tỷ đồng.
Theo thuonggiaonline.vn
Tài chính tuần qua: "Ông lớn" ngân hàng "bạo tay" tăng lãi suất
Thời gian gần đây, thị trường chứng kiến cuộc đua tăng lãi suất huy động khá mạnh mẽ. Đáng lưu ý, "cuộc đua" ấy lại không xảy ra ở nhóm ngân hàng nhỏ như thường lệ, mà lại là đến từ nhóm Big4 - 4 ngân hàng lớn nhất.
Ảnh minh họa.
Vì sao các "ông lớn" ngân hàng lại gấp gáp tăng lãi suất huy động?
Thời gian gần đây, thị trường chứng kiến cuộc đua tăng lãi suất huy động khá mạnh mẽ. Đáng lưu ý, "cuộc đua" ấy lại không xảy ra ở nhóm ngân hàng nhỏ như thường lệ, mà lại là đến từ nhóm Big4 - 4 ngân hàng lớn nhất.
Theo TS. Bùi Quang Tín- chuyên gia tài chính ngân hàng, thông thường các ngân hàng lớn sẽ có phản ứng chậm hơn các ngân hàng nhỏ và có thời gian dài hơn trong mỗi đợt tăng lãi suất. Tuy nhiên lần này họ lại có động thái ngược lại xuất phát từ 2 nguyên nhân: Thứ nhất là thể hiện việc dự báo xu hướng thị trường của các ngân hàng. Thứ hai là cuộc chiến thương mại thế giới ngày càng căng thẳng. (Xem thêm)
USD liên tục tăng giá: Chuyên gia kinh tế nói gì?
Theo chuyên gia tài chính - TS. Nguyễn Trí Hiếu, tỷ giá USD hiện tại có nhiều áp lực trên thị trường của VND đối với USD. Áp lực đầu tiên là do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) họ luôn có động thái muốn tăng lãi suất, việc này đồng nghĩa sẽ làm tăng giá trị của đồng USD lên.
Lúc này, những người đầu tư sẽ rút tiền từ tài khoản ngân hàng để mua đô la, sau đó chờ giá USD lên rồi bán ra kiếm lời. (Xem thêm)
Ế ẩm bất thường việc đấu giá cổ phần ngân hàng
Vì sao cổ phần của các ngân hàng được chào bán nhưng vắng người mua? Chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh phân tích nếu cổ phần Eximbank, MBB được chào bán với giá ngang thị trường thì rất khó có người mua. Bởi cổ phiếu ngân hàng đang trong xu hướng giảm và thị trường chứng khoán cũng đang ở đà giảm nên khá rủi ro.
Trong trường hợp này, trừ những người đầu tư dài hạn và phải mua cổ phần chiếm tỉ lệ đủ lớn thì nhà đầu tư mới quan tâm, còn mua cổ phần dạng nhỏ lẻ thì rất khó. (Xem thêm)
Ngân hàng cắt giảm hàng loạt phí giao dịch
Các loại phí dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng được các ngân hàng cắt giảm trong thời gian qua. Tiêu biểu như phí chuyển tiền, phí xác nhận cam kết thanh toán, phí liên quan đến cho vay như như phí tư vấn, thu xếp, thẩm định dự án...
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến Cải cách hành chính và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết 19 và nghị quyết 35 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ngành ngân hàng do Ngân hàng nhà nước tổ chức ngày 18/10. HOÀNG HÀ
Theo bizlive.vn
Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động Những ngày gần đây, nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động. Theo mặt bằng chung, lãi suất kỳ hạn 1 - 2 tháng là 4,4 - 4,5%/năm, thay vì mức 4,1% duy trì lâu nay. Ở kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, lãi suất tăng khoảng 0,2-0,3%. Với kỳ hạn dài, mức lãi suất có thể trên 7%/năm. Việc các ngân hàng...